您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Chuyên đột nhập vào nhà để cắt đồ lót
NEWS2025-01-23 10:31:48【Nhận định】6人已围观
简介Cảnh sát Nhật bản đã bắt giữ một người đàn ông với tội đột nhập vào căn hộ của một người phụ nữ và clịch u23lịch u23、、
Cảnh sát Nhật bản đã bắt giữ một người đàn ông với tội đột nhập vào căn hộ của một người phụ nữ và cắt đồ lót của cô.
Kẻ đột nhập tên là Yoshiaki Kurosaka,ênđộtnhậpvàonhàđểcắtđồlólịch u23 33 tuổi, là nhân viên của một công ty quảng cáo, đột nhập vào căn hộ của một phụ nữ 30 tuổi ở Tokyo vào khoảng 6h45 phút sáng vào ngày 21 tháng 11 vừa qua.
Kênh truyền hình TBS dẫn lời cảnh sát rằng, anh ta rón rén đến giường ngủ của cô và dùng kéo cắt quần lót cô đang mặc. Người phụ nữ thức dậy và la hét toáng lên, anh ta hoảng sợ và nhảy ra khỏi căn hộ.
Tuy nhiên sau đó cảnh sát đã xác minh được danh tính kẻ đột nhập qua camera của tòa nhà. Anh Kurosaka phủ nhận ý định tấn công tình dục và nói rằng "Tôi thậm chí không nhớ có chạm vào cô ấy hay không."
Người phụ nữ cho hay, cô chưa bao giờ gặp người đàn ông này.
Trần Linh(Theo Japantoday)
很赞哦!(1)
相关文章
- Soi kèo góc Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1
- MU hạng 3 Ngoại hạng Anh, bệ phóng cho Erik ten Hag
- Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 7/2020
- Arsenal trọng dụng Ozil, tuyển ngay 'máy quét'
- Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Najma, 19h50 ngày 21/1: Khách thất thế
- Kết quả Blackburn 1
- Xác định 8 đội bóng góp mặt ở tứ kết giải U13 toàn quốc 2022
- VPBank Hanoi International Marathon 2023
- Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al
- Kết quả bóng đá hôm nay 21/5
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1
Video bàn thắng U19 Việt Nam 0
- - Vượt qua Gael Monfils với tỷ số 7-5, 5-7 và 6-0 sau 2 giờ 45 phút đọ sức, Rafael Nadal lần thứ 9 bước lên bục cao nhất ở Monte Carlo Masters.
Xem clip tổng hợp trận đấu:
Play">Nadal lần thứ 9 đăng quang Monte Carlo
- Jadon Sancho đến MU làm gì!
Huyền thoại bóng đá Đức, Lothar Matthaus nêu ra câu hỏi, tại sao Jadon Sancho lại muốn gia nhập MU hay Chelsea, nếu quyết định rời Borussia Dortmund vào hè này.
Cựu danh thủ Matthaus rất ấn tượng với tài năng Jadon Sancho và đặt câu hỏi sao cầu thủ này lại muốn đến MU? Jadon Sancho là một trong những tài năng trẻ ‘hot’ nhất hiện nay, được các đội bóng hàng đầu châu Âu săn đón. Nhưng điểm đến nhiều khả năng nhất là tuyển thủ Anh lựa chọn trở lại Premier League.
MU được hiểu là đang dẫn đầu cuộc đua tranh giành Jadon Sancho, trước Chelsea, Liverpool và cả đội bóng cũ Man City. Tuy nhiên, Matthaus tin rằng, nếu chọn ở lại Bundesliga thì Bayern Munich chính là nơi phù hợp nhất cho sao trẻ 20 tuổi.
“Cậu ấy có thể sẽ quay trở lại Anh. Nhưng Jadon Sancho muốn gì ở MU hay Chelsea? Họ thậm chí có thể không được chơi ở Champions League vào năm tới. Tôi có thể mường tượng ra Jadon Sancho chơi ở Bayern Munich, vì cậu ấy có thể chơi ở cả 2 cánh”.
Cựu danh thủ Đức nhớ lại, lần đầu tiên nhìn thấy Jadon Sancho đá ở giải VĐ U-17 châu Âu, giữa Anh vs Na Uy đã lập tức bị ấn tượng, đến nỗi phải dừng lại việc đang chạy bộ trên máy. Theo Matthaus: “Jadon Sancho không chỉ giúp Dortmund mà còn đưa Bundesliga vượt khỏi biên giới. Bundesliga đang đạt được tầm quan trọng ở Anh”.
Real Madrid sẵn sàng bán James Rodriguez
Real Madrid được cho sẵn sàng chia tay với tiền vệ James Rodriguez.
Real Madrid muốn sớm tiễn James Rodriguez vào hè này Tuyển thủ Colombia ghi 37 bàn thắng sau 124 trận cho Los Blancos kể từ khi đến từ Monaco vào năm 2014, nhưng đã phải vật lộn với trong chiến dịch 2019-20 bởi chấn thương.
Ngôi sao 28 tuổi chỉ có 7 lần ra sân cho Kền kền ở mùa giải năm nay được liên kết mạnh mẽ chuyển đến Premier League trong những tuần gần đây.
Theo báo chí Tây Ban Nha, James Rodriguez không còn là một phần trong kế hoạch của Zinedine Zidane tại Bernabeu, và gã khổng lồ Tây Ban Nha được cho sẵn sàng tiễn cầu thủ này ra đi vào mùa hè.
Arsenal , Everton và Wolves được liên kết quan tâm tới cựu cầu thủ Porto, người đã trở lại Real Madrid hè vừa qua sau 2 năm cho mượn tại Bayern Munich.
Hợp đồng hiện tại của Rodriguez tại Real Madrid sẽ hết hạn vào hè 2021.
L.H
">Tin bóng đá 1
Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persis Solo, 19h00 ngày 20/1: Thất vọng cửa dưới
CĐV Hải Phòng vẫn có thể đi cổ vũ sân khách sau sự cố đốt pháo sáng trên sân Vinh "Chúng tôi đưa ra án phạt với CLB Hải Phòngkhi có CĐV đốt pháo sáng. Án phạt dựa trên báo cáo và Điều lệ",đại diện Ban kỷ luật VFF cho hay.
Như vậy, CĐV Hải Phòng không bị cấm đi cổ vũ sân khách sau 2 sự cố liên tiếp. Ở mùa giải năm nay, đây là lần đầu tiên CĐV đất Cảng đốt pháo sáng trong sân.
Dù vậy, ở trận đấu trên sân nhà tiếp theo, sân Lạch Tray sẽ không có khán giả. Trước đó, CĐV Trần Tiến Dũng của Hải Phòng có hành vi túm cổ, nhổ nước bọt vào mặt trọng tài Hoàng Ngọc Hà.
">CĐV Hải Phòng thoát án phạt sau sự cố đốt pháo sáng
- Chị Nguyễn Thị Ngọc hiện là giảng viên tại khoa May- Thiết kế thời trang, Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An.
Trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2021 vừa qua, chị Ngọc là giáo viên đầu tiên của trường giành được giải Nhất với bài giảng “May túi hộp một lớp có nắp đáy tròn”.
Chị Ngọc cho biết đây là một trong những kỹ thuật khó thực hiện, yêu cầu cao, tất cả đường may phải tròn, đều, và khi ghép túi vào sản phẩm thì đường may không bị xô vặn. “Tôi quan niệm rằng mỗi cuộc thi là nơi các thầy cô dạy nghề giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Việc chọn phần thi khó sẽ giúp mình nỗ lực hơn để nâng cao cả trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề”.
Trước đó, chị Ngọc đã giành được giải Nhì trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2020 và giải Khuyến khích tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Nghệ An năm 2018.
Chị Ngọc là giáo viên đầu tiên của Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An giành được giải Nhất ở Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc Chị Ngọc sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Đô Lương, Nghệ An. Năm 2009, trong khi các bạn đều thi vào đại học thì chị quyết định nộp hồ sơ đi học nghề may tại Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An.
Sau khi tốt nghiệp trung cấp chị Ngọc tiếp tục học liên thông lên cao đẳng. Năm 2012 chị ra trường và cũng trong năm này, chị giành giải Khuyến khích khi tham gia Kỳ thi tay nghề quốc gia.
Tháng 10/2012, chị Ngọc nộp hồ sơ và được nhận vào làm giảng viên tại chính ngôi trường ngày xưa theo học. Thời gian đầu, để làm quen và học phương pháp truyền đạt, giảng dạy, chị Ngọc thường xin dự giờ của các thầy cô khác.
Hơn 9 năm gắn bó với giáo dục nghề nghiệp, theo chị Ngọc, ngoài truyền đạt kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thì còn phải nắm bắt tâm lý học sinh để kịp thời tư vấn, định hướng đúng đắn cho các em.
“Một số học sinh chỉ mới tốt nghiệp cấp 2 nên các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề. Nhiều em bỏ học giữa chừng đi làm kiếm tiền hoặc học hành chểnh mảng. Những lúc như vậy tôi thường mềm mỏng, phân tích các cơ hội khi các em thạo nghề”.
Phần thực hành được chị Ngọc đặc biệt chú trọng. Học sinh được kèm cặp, chỉ dẫn nhiệt tình, nếu chưa hiểu có thể ở lại cuối giờ để chị hỗ trợ thêm.
“Nhìn học sinh lại thấy chính mình ngày xưa cũng phải mày mò, tập luyện từng tí. Nhiều khi chỉ một lời khen hay động viên của cô cũng giúp mình cố gắng hơn” - chị Ngọc cho biết.
IMG_9329.JPG Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trường chuyển sang học theo hình thức online nên việc dạy và học có phần khó khăn.
“Học sinh của tôi đa số là đồng bào dân tộc từ các huyện miền núi, nên khi dạy trực tuyến nhiều em không có thiết bị và sóng internet để theo học đầy đủ”.
Chị Ngọc cố gắng khắc phục những tồn tại đó bằng cách tự quay các video mô tả từng công đoạn, quy trình may các sản phẩm một cách chi tiết rồi gửi cho học sinh. Đồng thời, khuyến khích các em thực hiện và quay lại sản phẩm cho giáo viên đánh giá.
Theo chị Ngọc, điều thành công và hạnh phúc nhất của người giáo viên dạy nghề là nhìn thấy học sinh mình trưởng thành, tìm được công việc như ý. Đó cũng là động lực để thầy cô giáo nhiệt huyết truyền lửa nghề cho các thế hệ học sinh tiếp theo.
Ngọc Linh
Cô giáo gần 30 năm lên lớp với... dùi đục
Gần 30 năm qua, cô Phạm Thị Thu Hương, giảng viên Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản đã quen với việc đôi tay chai sần vì phải cầm dùi đục lên lớp hướng dẫn học sinh chạm khắc gỗ.
">Cô giáo xứ Nghệ truyền lửa cho học trò với nghề may
Báo VietNamNet tổ chức cuộc thi "Chuyện của những dòng sông"để quý độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện đẹp, những ký ức về sông, phản ánh những vấn đề về phát triển kinh tế, văn hóa bên những dòng sông và thể hiện những mong muốn, dự định, ý tưởng thúc đẩy sự phát triển bền vững trên các dòng sông và cho cộng đồng.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 5/3 đến 30/6/2024 trên mục Du lịch.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết Ký ức dòng Bảo Địnhcủa tác giả Trương Trọng Nghĩa.
Nhìn trên bản đồ, đoạn gần bốn cù lao tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng nổi trên sông Tiền, có một nhánh sông uốn lượn quanh co giữa lòng thành phố Mỹ Tho như nét điểm xuyết mềm mại, thướt tha.
Đó là sông Bảo Định, từng là một trong những thủy lộ giữ vai trò quan trọng về quân sự, thủy lợi, giao thông… đồng thời là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân cả một vùng rộng lớn.
Sông Bảo Định chỉ dài 25km nhưng lại đóng vai trò trọng yếu vì nó nối liền sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây trước khi cả hai cùng đổ ra biển Đông.
Dòng sông ban đầu chỉ là hai con rạch nhỏ, qua bàn tay của con người, qua hơn 2 thế kỷ đã mang trong mình bao câu chuyện thăng trầm của lịch sử. Do có nguồn gốc ban đầu từ rạch sông nên dòng Bảo Định có hình dáng ngoằn ngoèo, len lỏi trong thành phố Mỹ Tho.
Nhưng đến đoạn cầu Bến Chùa, gần ngã ba Trung Lương thì nó cứ thế thẳng một đường sang tận thành phố Tân An (tỉnh Long An) rồi đổ thẳng ra sông Vàm Cỏ Tây. Đây cũng là con kênh đầu tiên ở Nam Bộ dùng chiếc xáng múc để mang nước về tưới tắm cho cả một vùng đất đai xanh tươi, trù phú.
Đem chuyện lai lịch của dòng kênh này hỏi nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Phan, tôi được biết, trước khi có dòng Bảo Định thì ở phía Đông Bắc có rạch Vũng Gù chảy từ sông Vàm Cỏ Tây đến xóm Thị Cai; ở phía Nam có rạch Mỹ Tho chảy từ sông Tiền tới Bến Tranh (thuộc xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo ngày nay). Khoảng giữa hai con rạch ấy là một vùng đồng bằng mênh mông, cây cối hoang vu, ruộng vườn liên tiếp.
Cho đến năm Ất Dậu (1705), Nguyễn Cửu Vân đem quân sang bình định đất Chân Lạp theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu. Để làm phòng tuyến giữ miền biên cảnh, Nguyễn Cửu Vân đã cho đắp một chiến lũy dài từ xóm Thị Cai đến Bến Tranh.
Phía bên ngoài lũy, Nguyễn Cửu Vân cho quân lính đào một con hào sâu nối liền rạch Vũng Gù (Tân An) sang rạch Mỹ Tho. Đó là những dòng chảy đầu tiên của dòng kênh Bảo Định, khơi nguồn cho dòng nước đỏ mang phù sa về nuôi cây trái cho cả vùng đồng bằng rộng lớn sau này.
Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Minh trong quyển “Định Tường xưa và nay”, hơn trăm năm sau con hào đấy bị bùn cỏ tích tụ gây cạn lấp, thuyền lớn đi đến đây phải đợi nước lên đầy mới đi được, nhất là đoạn giáp nước tại chợ Thang Trông.
Vì vậy, ngày 28 tháng Giêng (âm lịch) năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long đã sai quan trấn thủ Định Tường là Nguyễn Văn Phong lo việc nạo vét và nới rộng dòng chảy này. Việc nạo vét được khởi công ngày 23/2/1819 và kết thúc ngày 28/5/1819. Công trình hoàn thành được vua Gia Long hết lời khen ngợi và cho đặt tên là Bảo Định hà và cho dựng bia ghi công ở bên bờ kênh gần chợ Thang Trong.
Lịch sử dòng kênh này cũng đã trải qua nhiều lần đổi họ thay tên. Năm Ất Tỵ (1835), vua Minh Mạng cho đổi tên lại là Trí Tường giang.
Đến đời vua Thiệu Trị, đổi tên thành sông An Định. Khi quân Pháp sang đô hộ, họ lại cho đổi tên là Arroyo de la Poste (kênh Bưu Điện). Thế nhưng, dân địa phương vẫn quen gọi là sông Bảo Định hay kênh Trạm.
Dòng sông với những tên gọi khác nhau đã đi vào ký ức bao đời của người dân quê tôi. Còn với riêng tôi, ký ức về con kênh Bảo Định thật êm đềm và trong trẻo. Lòng kênh không rộng nhưng sâu, trên đó có nhiều cây cầu cao chót vót bắc ngang để chừa khoảng thông thuyền.
Những buổi đi học về sớm, tôi vẫn hay cùng chúng bạn đứng bên bờ sông xem những người làm nghề hạ bạc giăng lưới bắt tôm cá, hay những chiếc ghe chở đủ các mặt hàng nông sản từ dừa, chuối, gạo… đến rau của quả các loại.
Con kênh đã mang dòng nước ngọt, mang phù sa về nuôi ruộng đồng cây trái. Và đã có bao đời, bao thế hệ sinh ra, lớn lên và mất đi bên dòng kênh này, cứ thế cuộc sống cứ tiếp nối không ngừng.
Trên dòng kênh này cũng đã sản sinh ra những tên tuổi lớn, được nhiều người biết đến. Ở cạnh bờ sông Bảo Định đoạn qua xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo có một khu vườn nhỏ, nơi sinh ra và lớn lên của soạn giả Trần Hữu Trang, tác giả của những vở cải lương nổi tiếng như Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Đời cô Lựu... Sau khi soạn giả Trần Hữu Trang mất, soạn giả Việt Thường (con trai ông) đã xây dựng nhà lưu niệm này để lưu giữ ký ức cũng như những hình ảnh, tác phẩm của cha mình.
Từ nhà lưu niệm soạn giả Trần Hữu Trang xuôi theo dòng Bảo Định gần 3km đường sông là đến Ngã tư Giáp Nước (xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo ngày nay). Đây cũng là nơi thực dân Pháp đã xử trảm Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, một lãnh tụ xuất sắc của phong trào nghĩa quân kháng Pháp vào ngày 15/4 (âm lịch) năm Ất Hợi, tức ngày 19/5/1875.
Nguyễn Hữu Huân nổi tiếng học giỏi và thi đỗ Thủ khoa ở kỳ thi Hương tại Gia Ðịnh năm Nhâm Tý (1852) đời vua Tự Ðức. Ông là một nhà giáo, và là một nhân sĩ trí thức lãnh đạo phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ trong những thập kỷ đầu chống Pháp. Nơi khúc sông này, giặc Pháp đã xử trảm ông sau nhiều lần đem tiền tài, bổng lộc chiêu dụ quy hàng bất thành.
Đền thờ của ông được xây dựng khang trang và hàng năm lễ giỗ của ông được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức trang trọng vào hai ngày 14-15/4 âm lịch. Cách đó không xa là khu mộ của Âu Dương Lân, một vị quan nhà Nguyễn, người bị đày đi Cayenne cùng Nguyễn Hữu Huân và cùng Nguyễn Hữu Huân nhiều lần mưu cuộc chống Pháp. Năm 1875, cùng với Nguyễn Hữu Huân, Âu Dương Lân bị hành quyết bên bờ sông Mỹ Tho.
****
Ngày nay, khi đường bộ phát triển thì giao thông đường thủy không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Nếu như trước đây, kênh Bảo Định là tuyến đường huyết mạch nối hai tỉnh Tiền Giang và Long An, nối miền Tây với Sài Gòn thì từ khi kênh Chợ Gạo được người Pháp khánh thành đưa vào sử dụng vào năm 1877, kênh Bảo Định ngày càng mất dần vai trò quan trọng số 1 của mình.
Khi lân la tìm tư liệu viết bài này, tôi quen vợ chồng anh Bảy Chà làm nghề hạ bạc trên sông. Anh Bảy kể, hồi xưa khúc sông này tôm cá nhiều lắm.
Chỉ cần bỏ lưới bén đi một vòng quay trở lại là gỡ cá mệt nghỉ luôn. Cá thì đủ thứ: cá rô, cá sặc, cá phi, cá mè, cá chạch, cá thác lác… đó là chưa kể tôm càng xanh con nào con nấy bằng bắp tay, lặn một chút là bắt đầy giỏ. Nhưng đó là chuyện của mấy chục năm về trước, bây giờ cá mắm đâu mất hết, có ngày kiếm không đủ tiền mua gạo mắm…
Chưa kể, những năm gần đây dòng kênh ô nhiễm ghê gớm. Rác rến, bao ni-lông, chai lọ, thuốc trừ sâu… cứ đổ thẳng xuống dòng kênh này. Rồi một số người dùng bình xiệt điện tận diệt cá tôm. Anh Bảy bùi ngùi kể, từ khi đập ngăn mặn được dựng lên ở hai đầu kênh phía Long An và Tiền Giang để ngăn mặn, thêm chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp lớn thải ra, kênh càng bị ô nhiễm trầm trọng hơn, cá tôm ngày càng ít đi.
Anh Bảy buồn hiu khi dòng sông này không còn là nơi có thể mưu sinh, nuôi sống hai vợ chồng như trước… Nghe anh chia sẻ, tôi mơ hồ nghĩ đến chuyện dòng kênh hơn 200 năm tuổi có thể sẽ bị bức tử trong nay mai nếu không được khơi thông dòng chảy…
*****
Chiều nay, tôi đứng ở ngã ba sông, nơi sông Tiền và kênh Bảo Định lộng gió gặp nhau như một mối lương duyên tiền định. Phà Tân Long vẫn hối hả xuôi dòng Bảo Định, đưa người từ bên cồn Tân Long sang thành phố Mỹ Tho và ngược lại. Khúc sông Bảo Định nơi ngã ba sông vẫn nên thơ và êm đềm đêm ngày rì rầm sóng vỗ.
Thành phố Mỹ Tho vừa công bố Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch khu đô thị gần 200 héc-ta ven sông Bảo Định nằm phía Đông Bắc thành phố. Theo quy hoạch thì đây sẽ là khu đô thị mới được đầu tư xây dựng hiện đại, phát triển theo mô hình sinh thái phù hợp không gian cảnh quan ven sông.
Điểm nhấn của dự án này chính là không gian biểu diễn nghệ thuật và thương mại tổng hợp bên cạnh sông Bảo Định với vai trò là điểm kết nối khu đô thị với đường ven sông.
Ở bờ bên kia, tỉnh Long An cũng đã khởi công dự án Kè sông Bảo Định với chiều dài 1.584m, tổng mức đầu tư hơn 836 tỉ đồng, thực hiện trong 5 năm từ 2020 - 2025. Công trình sẽ góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang đô thị, chống sạt lở, tạo trục cảnh quan xanh - sạch - đẹp dọc ven hai bờ sông Bảo Định.
Từ một dòng kênh quan trọng cho việc giao thương, rồi bị bỏ quên theo thời gian, hôm nay dòng kênh Bảo Định đã được đánh thức và trở thành nhịp cầu nối hai thành phố Mỹ Tho và Tân An.
Những dự án ở hai đầu của dòng kênh đang bắt đầu được triển khai, cho ta một niềm hy vọng trong nay mai, dòng kênh Bảo Định sẽ đẹp như mơ, sẽ không bị “bức tử” mà sẽ đi vào sử sách như một chứng nhân lịch sử lắng đọng cùng ký ức thời gian...
Trương Trọng Nghĩa
">Tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng Cuộc thi "Chuyện của những dòng sông” do báo VietNamNet tổ chức, bắt đầu từ ngày 5/3 đến 30/6/2024 trên mục Du lịch.
Ban tổ chức khuyến khích các tác giả dự thi thể hiện tác phẩm dưới hình thức đa phương tiện, trong đó, video clip có độ dài từ 1 đến 3 phút, ngôn ngữ lời bình bằng tiếng Việt, ảnh có số lượng dưới 12 bức kèm chú thích; khuyến khích các tác phẩm dự thi có hơi thở báo chí đời sống, có câu chuyện nhân vật, phản ánh những vấn đề của người dân đang sinh sống tại các dòng sông, có tác động và có ảnh hưởng tới sự phát triển của những dòng sông.
Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng; 01 giải Nhì trị giá 30 triệu đồng; 02 giải Ba mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn có các giải thưởng phụ do đơn vị tài trợ trao tặng.
Ban tổ chức sẽ đài thọ chi phí ăn, ở, đi lại cho các tác giả đạt giải Nhất, Nhì đang sinh sống ở Việt Nam đến TPHCM nhận giải. Trong trường hợp nhóm tác giả đạt giải, Ban tổ chức sẽ đài thọ chi phí cho 01 người đại diện nhóm đến TPHCM nhận giải.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi, xin vui lòng truy cập địa chỉ sau: https://vietnamnet.vn/bao-vietnamnet-to-chuc-cuoc-thi-chuyen-cua-nhung-dong-song-2255386.html
Ký ức dòng Bảo Định