您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Anh vs Latvia, 2h45 ngày 25/3: Thắng là được
NEWS2025-03-29 13:04:34【Thể thao】0人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 24/03/2025 05:25 World Cup 20 bd ybd y、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Palestine vs Iraq, 01h15 ngày 26/3: Lịch sử lên tiếng
- Cậu nhỏ bị "nấm ăn" chỉ vì... một đêm say
- Sai lầm khi ăn những loại quả này, bệnh nhân dễ phải cấp cứu
- Giáo sư Leon Schurgers chia sẻ vai trò của vitamin K2 với sức khỏe
- Nhận định, soi kèo Locri 1909 vs Igea Virtus, 20h30 ngày 26/3: Tin vào khách
- Công nghệ thủy phân đằng sau Collagen Codeage có gì khác biệt?
- Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng laser xung dài
- 8 dấu hiệu ung thư phổ biến ở cả nam và nữ
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Buriram United, 18h00 ngày 26/3: Băng băng về đích
- Hà Nội: Đại chiến dịch tiêm vaccine sởi được triển khai như thế nào?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Thái Lan vs Sri Lanka, 19h30 ngày 25/3: Khó cho cửa trên
Bác sĩ khuyến cáo, sử dụng bao cao su là biện pháp an toàn để bảo vệ bạn trẻ khỏi hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục và tránh thai. Vì thế, chị em phụ nữ nên kiên định đề nghị bạn tình dùng bao cao su.
Triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Bạn có thể bị lây truyền bệnh từ những người có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh và thậm chí có thể không biết họ bị nhiễm bệnh. Đó là lý do tại sao các bệnh này có thể không được chú ý cho đến khi các biến chứng xảy ra hoặc bạn tình được chẩn đoán.
Theo Healthline, các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm:
- Vết loét hoặc vết sưng trên bộ phận sinh dục hoặc ở vùng miệng hoặc trực tràng.
- Đi tiểu đau hoặc rát.
- Tiết dịch bất thường hoặc chảy máu từ dương vật.
- Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Các hạch bạch huyết sưng, đau, đặc biệt là ở bẹn nhưng đôi khi lan rộng hơn.
- Đau bụng dưới.
- Sốt.
- Phát ban trên thân, tay hoặc chân.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, có thể mất nhiều năm trước khi bạn gặp bất kỳ vấn đề đáng chú ý nào, tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài ra, với tất cả các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, bạn đều có nguy cơ bị mắc lại.
Khi thấy có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có triệu chứng gần giống nhau, người bệnh không thể tự phân biệt được, không tự mua thuốc điều trị. Dùng thuốc không đúng, bệnh có thể trở nên nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Khi đã khám và được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian, không bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng.Khi dùng hết thuốc nên đi khám lại để được biết bệnh đã khỏi hay cần điều trị tiếp.
">Dấu hiệu bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Trung tâm Cấp cứu A9 được đưa vào sử dụng sau cải tạo, với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, giúp giảm quá tải, mang lại trải nghiệm điều trị tốt cho người bệnh (Ảnh: Thế Anh).
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trung bình một ngày Trung tâm tiếp nhận 250-300 bệnh nhân đến cấp cứu.
Với đặc thù bệnh viện tuyến cuối, 70% bệnh nhân trong số này là trường hợp nặng, cấp tính, mức độ can thiệp đòi hỏi chuyên sâu.
Vì thế, tại Trung tâm Cấp cứu A9 luôn xảy ra tình trạng quá tải.
PGS Tuấn cho biết, với công trình cải tạo Trung tâm Cấp cứu A9 và Trung tâm đột quỵ, hiện hai trung tâm được trang bị nhiều thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, phòng bệnh đẹp, tiện nghi "như khách sạn".
Theo chuyên gia này, hai trung tâm được khánh thành đưa vào sử dụng, không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh, mà còn cho chính nhân viên y tế, khi giảm được áp lực do sự quá tải, chật chội gây ra.
PGS.TS Đào Xuân Cơ cho biết, nhờ sự tài trợ của đối tác, công trình cải tạo Trung tâm Cấp cứu A9 diễn ra thần tốc trong 2,5 tháng với tiêu chí tất cả mang lại giá trị phục vụ người bệnh tốt hơn.
"Từ tháng 10 này, người bệnh cấp cứu có thể hưởng một dịch vụ cấp cứu đẳng cấp 5 sao ngay tại trung tâm, không còn cảnh quá tải, bác sĩ giảm căng thẳng", PGS Cơ thông tin.
">Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai "như khách sạn"
Khi cơ thể ra quá nhiều mồ hôi kéo theo mất nước, điện giải, càng uống nước lọc bạn sẽ càng thấy khát (Ảnh minh họa: Getty).
Tình trạng này gây ra vòng xoắn, rối loạn điện giải gây biến cố nặng nề như rối loạn nhịp tim, hôn mê sâu, ngã quỵ do sốc nhiệt, nắng nóng.
Nhất là với những người có cường độ vận động cao như vận động viên tham gia giải chạy, leo núi...
Vì thế, trong tiết trời nắng nóng, đi làm việc, hoặc tập luyện thể dục thể thao, chỉ uống nước lọc thôi không đủ, bạn nên pha oresol theo tỉ lệ uống để bù lượng muối, đường, điện giải thoát qua mồ hôi để phòng say nắng.
Say nắng xảy ra khi hoạt động kéo dài trong môi trường có nhiệt độ cao, nhất là khi sự thải nhiệt của cơ thể bị cản trở (mặc quần áo không thấm nước, môi trường có độ ẩm quá cao), hay do đi quá lâu ngoài đường, dưới nắng khiến cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể.
Nhất là ở thành phố, vùng ít cây xanh nắng nóng càng cao hơn. Đi nhiều, lâu giữa cái nắng 39 - 40 độ C mà không đội mũ nón, lại kèm theo hơi nắng từ mặt đường nhựa hất lên có nguy cơ rất lớn bị say nắng.
Để phòng say nắng, sốc nhiệt khi ở ngoài trời trong những giờ nắng nóng cao điểm cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng như đội mũ rộng vành, áo chống nắng, dùng khăn ẩm che phủ kín vùng đỉnh đầu, sau gáy và luôn nhớ uống nước liên tục (tốt nhất là nước oresol, nước pha một chút chanh muối...
Cứ sau khoảng 1 giờ làm việc cần vào vùng có bóng mát nghỉ ngơi 10-15 phút, uống nước. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng
Thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất, nên hạn chế làm việc ngoài trời.
Bên cạnh đó, để giảm hạn chế của nắng nóng với sức khỏe, mọi người nên tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh có tác dụng thanh nhiệt, uống nước chanh, cam, nước dừa.
Đặc biệt lưu ý khi vừa từ ngoài vùng nắng nóng vào không nên tắm ngay bằng nước lạnh, nên nghỉ ngơi để cơ thể hạ nhiệt độ, uống bù lại nước, để ráo mồ hôi. Sau khi tắm xong cũng không nên vào ngay phòng điều hòa để nhiệt độ quá thấp.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao không nên qua lại giữa môi trường nóng - lạnh đột ngột, đặc biệt chú ý khi sử dụng điều hòa, không để nhiệt độ chênh lệch quá cao so với môi trường bên ngoài rất dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ngay khi phát hiện người có dấu hiệu say nóng, say nắng với những biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần đưa người bệnh đến ngay chỗ thoáng mát cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân, nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước.
Nên chườm mát cho người bệnh ở những vị trí như: cổ, nách, bẹn, lưng... Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm nhanh được nhiệt độ cơ thể. Tiếp tục theo dõi, nếu thấy bệnh nhân đỡ thì có thể ăn uống để bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe.
Nếu thấy người bệnh có tình trạng nặng như: buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, cần gọi điện cho xe cấp cứu hoặc chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình di chuyển, nếu người bệnh có nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp để đề phòng sặc.
">Nắng nóng đổ mồ hôi, vì sao càng uống nước lọc càng thấy khát?
Nhận định, soi kèo Malaysia vs Nepal, 21h00 ngày 25/3: Mệnh lệnh phải thắng
- Rụng tóc
Một số thuốc hóa chất, nhưng không phải tất cả, đều gây rụng tóc. Rụng tóc thường bắt đầu sau vài tuần hóa trị đầu tiên. Nó có xu hướng tăng từ 1 đến 2 tháng sau khi hóa trị. Bác sĩ có thể dự đoán nguy cơ rụng tóc dựa trên các loại thuốc và liều lượng bạn đang nhận.
Tóc giả có thể được sử dụng song cần lưu ý đến chất lượng tóc cũng như thường xuyên vệ sinh đúng cách tóc giả và da đầu, tránh đội tóc giả quá lâu, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng nhiều mồ hôi. Chú ý nếu sau đội tóc giả da đầu có dấu hiệu viêm, sẩn, ngứa phải báo ngay cho bác sĩ để được điều trị đúng cách.
- Đau đớn
Hóa trị đôi khi gây đau. Điều này có thể bao gồm: nhức đầu, đau cơ, đau bụng…
Hầu hết các loại đau liên quan đến hóa trị liệu sẽ thuyên giảm hoặc biến mất giữa các đợt điều trị riêng lẻ. Tuy nhiên, tổn thương thần kinh thường trở nên tồi tệ hơn với mỗi liều thuốc. Đôi khi phải ngừng thuốc gây tổn thương thần kinh. Có thể mất vài tháng hoặc vài năm để tổn thương thần kinh do hóa trị liệu cải thiện hoặc biến mất. Ở một số người, nó có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn.
Điều trị bất kỳ cơn đau nào liên quan đến ung thư sẽ bắt đầu bằng cách xem xét nguyên nhân. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ về mức độ đau của bạn trong quá trình hóa trị. Có thể có những lý do khác gây ra cơn đau ngoài hóa trị liệu. Nếu cơn đau liên quan đến hóa trị, bác sĩ có thể điều trị bằng cách: cho thuốc giảm đau, chặn tín hiệu đau từ dây thần kinh đến não bằng phương pháp điều trị cột sống hoặc chặn dây thần kinh, điều chỉnh liều lượng thuốc cụ thể của bạn.
- Miệng và họng lở loét
Hóa trị có thể làm hỏng các tế bào bên trong miệng và cổ họng. Điều này gây ra các vết loét đau ở những khu vực này. Loét miệng thường xảy ra từ 5 đến 14 ngày sau khi điều trị. Điều quan trọng là phải để ý nhiễm trùng ở những vết loét này.
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và giữ cho miệng và răng của bạn sạch sẽ có thể làm giảm nguy cơ bị loét miệng. Các vết loét miệng thường khỏi hoàn toàn khi điều trị kết thúc.
- Tiêu chảy
Một số thuốc gây ra tình trạng tiêu chảy. Ngăn ngừa tiêu chảy hoặc điều trị sớm giúp bạn không bị mất nước. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác.
- Táo bón
Hóa trị có thể gây táo bón. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc giảm đau, cũng có thể gây táo bón. Bạn có thể giảm nguy cơ bị táo bón bằng cách uống đủ nước, ăn các bữa ăn cân bằng và tập thể dục thường xuyên.
- Buồn nôn và nôn
Hóa trị có thể gây buồn nôn và nôn. Có những loại thuốc được dùng trước và sau mỗi liều hóa trị thường có thể ngăn ngừa buồn nôn và nôn.
Hãy cho bệnh nhân ăn ít hơn trong ngày hoặc có một số đồ ăn nhẹ đơn giản có thể ăn ngay khi cảm thấy đói. Khuyến khích bệnh nhân ngậm nước bằng cách cho uống một ít nước, nước táo, hoặc các chất lỏng trong, mát khác. Nếu buồn nôn nhiều, nên báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn sử dụng thuốc chống nôn hiệu quả.
- Mất cảm giác ngon miệng
Bạn có thể ăn ít hơn bình thường, không cảm thấy đói hoặc cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ. Nếu điều này kéo dài qua quá trình điều trị, bạn có thể bị sụt cân và không nhận được dinh dưỡng cần thiết. Bạn cũng có thể mất khối lượng cơ và sức mạnh. Tất cả những điều này làm cho việc phục hồi sau hóa trị khó hơn.
">Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị là gì?
Tại Việt Nam, theo Globocan, năm 2020, tỷ suất mắc mới ung thư từ 164.671 ca năm 2018 đã tăng lên 182.563 ca mới vào năm 2020 (Ảnh: Globocan). Theo đó, ung thư phổi là một trong những loại ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Đồng thời, ung thư phổi cũng là một trong những mối đe dọa hàng đầu, trở thành gánh nặng cho ngành y tế với số ca mắc mới lẫn tỷ lệ tử vong hằng năm ở mức cao.
Ung thư phổi có liên quan đến tiền sử hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động, nhưng ung thư phổi vẫn có thể xuất hiện ở bệnh nhân không hút thuốc do các nguyên nhân kết hợp như: Yếu tố di truyền, amiăng, không khí ô nhiễm,…
Hầu hết người bệnh khi phát hiện ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn - giai đoạn III hoặc IV (di căn) với tiên lượng sống thấp. Việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả là điều cấp thiết để điều trị kịp thời và qua đó nâng cao tiên lượng sống cho người bệnh.
Liệu pháp miễn dịch nâng cao hiệu quả trong điều trị
Liệu pháp miễn dịch đang mở ra một chương mới cho điều trị ung thư. Từ nhiều năm trước đây, các nhà khoa học đã dự đoán rằng miễn dịch có thể sẽ trở thành một trong những phương pháp điều trị quan trọng, góp phần cải thiện tỷ lệ tử vong do ung thư. Do đó, các bác sĩ kỳ vọng liệu pháp miễn dịch ung thư khi được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có thể thay đổi cục diện điều trị cho nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Liệu pháp miễn dịch đang mở ra một chương mới cho điều trị ung thư (Ảnh: MSD). Miễn dịch ung thư là phương pháp điều trị khác biệt so với các phương pháp trước đó, sử dụng các khả năng tự nhiên của hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Liệu pháp này tác động trên hệ thống miễn dịch chứ không tác động trực tiếp vào khối u.
Bắt đầu ứng dụng phương pháp điều trị tiên tiến này từ năm 2017, MSD là công ty đầu tiên giới thiệu liệu pháp miễn dịch ung thư ở Việt Nam vào thời điểm đó. Phương pháp này bước đầu đem lại những tín hiệu tích cực cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Một số cơ sở điều trị chuyên khoa ung bướu cũng đã áp dụng điều trị miễn dịch cho nhiều loại ung thư, như ung thư phổi, u hắc tố da, ung thư đường tiêu hóa, ung thư đầu cổ,… và nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ.
TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM chia sẻ: "Liệu pháp miễn dịch là một đột phá mới hiện nay. Trước khi liệu pháp miễn dịch về Việt Nam, các bác sĩ chuyên khoa ung thư cho rằng, những phương pháp điều trị hiện tại áp dụng với một số loại ung thư, ví dụ như ung thư phổi, kết quả điều trị không như mong muốn. Những dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, ung thư phổi là một trong những loại ung thư mà liệu pháp miễn dịch đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh".
Nói thêm về hiệu quả của liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư, BS.CKII Nguyễn Tuấn Khôi - Trưởng khoa Nội ung thư phổi - Phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, nam bệnh nhân N.V.U (tên nhân vật đã được thay đổi) nhập viện điều trị trong tình trạng ung thư phổi giai đoạn IIIb, khối u ở phổi phải lớn, di căn rất nhiều ở hai phổi, khi nói chuyện với bác sĩ thì giọng đứt quãng vì khó thở.
Theo bác sĩ Khôi, khi áp dụng phác đồ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch 3 tuần một lần, trong đợt đầu tiên đã có những dấu hiệu tích cực, các triệu chứng như mệt, khó thở ban đầu của bệnh nhân đã giảm khoảng 50%. Đến đợt điều trị thứ 3, sau khi điều trị khoảng hơn 2 tháng bằng liệu pháp miễn dịch, kết quả chụp CT- Scaner của bệnh nhân cho thấy kích thước của khối u đã giảm đáng kể.
Bác sĩ đang chẩn đoán tình trạng bệnh qua kết quả chụp CT- Scaner (Ảnh: MSD). "Điểm nổi bật của điều trị miễn dịch là dùng chính bạch cầu của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Khi chuyển sang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, chúng tôi nhìn thấy sức khỏe của người bệnh tiến triển tốt, từ đó chất lượng sống cũng tốt hơn", BS.CKII Nguyễn Tuấn Khôi nói.
Tại hội nghị hằng năm của "Hiệp hội Ung thư châu Âu" (ESMO 2022), BS M.C Garassino, chuyên khoa ung thư lồng ngực, Đại học Chicago đã báo cáo kết quả theo dõi điều trị với liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trong 5 nămKết quả cho thấy, sống còn cải thiện có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân điều trị với liệu pháp miễn dịch phối hợp hóa trị so với hóa trị đơn thuần.
Tại Việt Nam, các bác sĩ cũng đã có một số ca theo dõi điều trị trong một thời gian dài và ghi nhận sự cải thiện thời gian sống so với nếu chỉ điều trị hóa trị. Hơn nữa, liệu pháp miễn dịch còn giúp kéo dài thời gian bệnh ổn định và những bệnh nhân này sau điều trị vẫn có thể sinh hoạt bình thường và hòa nhập cuộc sống.
Trên thế giới, liệu pháp miễn dịch ung thư đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu phê duyệt để điều trị nhiều loại ung thư trên nhiều loại khối u.
Trong những năm qua, bệnh nhân ung thư theo chỉ định của bác sĩ điều trị có thể tiếp cận liệu pháp miễn dịch qua chương trình hỗ trợ bệnh nhân đang được quỹ "Ngày mai tươi sáng" và MSD triển khai tại 36 bệnh viện trên toàn quốc. Hoạt động này nhằm giúp bệnh nhân tăng cường tiếp cận và giảm gánh nặng điều trị.
Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch ung thư vẫn chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên nhiều đối tượng bệnh nhân vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận. Điều này được kỳ vọng trong thời gian tới, bệnh nhân sẽ được tiếp cận liệu pháp tiên tiến này một cách hiệu quả hơn, giúp kéo dài và duy trì chất lượng cuộc sống.
">Điều trị miễn dịch giúp nâng cao chất lượng sống cho người ung thư phổi
Trong những ngày gần đây, mạng xã hội TikTok đã chứng kiến sự nở rộ của một trào lưu mới có tên "bắt pen", thu hút sự tham gia đông đảo của giới trẻ.
Trào lưu "bắt pen" được biết đến rộng rãi khi một tài khoản TikTok có tên K.T. đăng tải một video mô tả chi tiết cách thức tham gia.
Các video "bắt pen" nở rộ trên TikTok (Ảnh: Chụp màn hình).
Trong video, hai học sinh ngồi đối diện nhau, một người đặt ngón tay cái lên vị trí động mạch cảnh của người còn lại và ấn mạnh. Hành động này được thực hiện cho đến khi đối phương có dấu hiệu lịm dần đi.
Đáng chú ý, video này nhanh chóng lan truyền và thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, hơn 100.000 lượt thích cùng hàng nghìn bình luận, chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ sau đó cũng đã thực hiện lại hành động "bắt pen" này để quay video đăng tải lên TikTok.
Bác sĩ giật mình vì trào lưu nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, trào lưu "bắt pen" thực chất không chỉ là một trò chơi vô hại mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, cho biết mình bị sốc khi thấy hành động nguy hiểm này lại được các bạn trẻ bắt chước và tạo thành xu hướng trên mạng xã hội.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam
Theo BS Mạnh, bản chất của trò chơi "bắt pen" là chèn ép động mạch cảnh, gây cản trở lưu lượng máu lưu thông lên não. Hậu quả của việc này là người tham gia có thể trải qua cảm giác lâng lâng, chóng mặt, "phê" giả tạo.
"80% lượng máu nuôi não sẽ được vận chuyển qua 2 mạch cảnh trái và phải ở cổ. Thực hiện ấn cổ vài giây sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu ấn lâu vào 2 động mạch cảnh thì có thể gây ra thiếu máu não trầm trọng. Các tế bào não bị thiếu máu 5 phút sẽ không thể phục hồi.
Điều nguy hiểm hơn cả là sự thiếu máu não nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Khi động mạch cảnh bị chèn ép trong thời gian dài, máu không thể lưu thông lên não đủ nhanh chóng, dẫn đến thiếu máu não.
Điều này có thể gây ra tình trạng ngất xỉu, co giật và trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể gây đột quỵ", BS Mạnh thông tin.
Theo chuyên gia này, đối với những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch hoặc huyết áp, hậu quả có thể còn nặng nề hơn, dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Ngoài ra, việc chèn ép động mạch cảnh còn có thể gây tổn thương trực tiếp lên các mạch máu này, làm xuất hiện các cục máu đông (huyết khối). Khi huyết khối di chuyển đến não, nó có thể gây tắc nghẽn động mạch não, dẫn đến các tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ.
Tỉnh táo trên môi trường mạng
BS Mạnh khuyến cáo, người dùng mạng xã hội cần nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hiểm của trào lưu này cũng như các trào lưu xấu độc khác và tuyệt đối không tham gia.
Các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần tăng cường giám sát, nhắc nhở và giáo dục các em học sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc.
"Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi và trò chuyện với con em mình về các trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội, giúp các em hiểu rõ những mối nguy hại và tránh xa các hoạt động có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Các giáo viên và nhà trường cũng cần có các biện pháp giáo dục và cảnh báo kịp thời. Nhà trường nên phối hợp cùng phụ huynh để theo dõi sát sao hành vi của học sinh, phát hiện sớm các hiện tượng bất thường và kịp thời ngăn chặn", BS Mạnh nhấn mạnh.
">Học sinh đua nhau "bắt pen", bác sĩ giật mình vì quá nguy hiểm