您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nữ sinh trúng học bổng 7 tỷ đến ĐH Stanford
NEWS2025-04-04 14:00:49【Thời sự】7人已围观
简介Mê lập trình,ữsinhtrúnghọcbổngtỷđếnĐbảng xếp hạng premier league Đào Vũ Triều Hân quyết tâm đăng ký bảng xếp hạng premier leaguebảng xếp hạng premier league、、
Mê lập trình,ữsinhtrúnghọcbổngtỷđếnĐbảng xếp hạng premier league Đào Vũ Triều Hân quyết tâm đăng ký vào đợt tuyển sinh sớm của ĐH Stanford - ngôi trường nổi tiếng đào tạo ra nhiều nhân tài cho Thung lũng Silicon (Mỹ). Đây vốn là ngôi trường có tỷ lệ chấp nhận cực kỳ thấp, khoảng 4%. Hân được nhận vào trường với mức học bổng lên tới hơn 300.000 USD cho 4 năm học, tương đương gần 7 tỷ đồng.
Hứng thú vì được học những gì mình đam mê
Triều Hân sinh ra ở TP.HCM. Đến năm 13 tuổi, vì những biến cố gia đình, Hân theo bố qua Mỹ tiếp tục học bậc trung học. Ngày đầu tiên đến ngôi trường Mỹ vào năm lớp 7, Hân được thầy cô xếp vào lớp học “Tổng quan về bộ môn STEM”. Những điều mới mẻ về lập trình và các ứng dụng của khoa học máy tính khiến Hân cảm thấy hứng thú.
“Mặc dù ở Việt Nam, em học môn Tin khá ổn, nhưng em chưa từng được biết tới lập trình. Qua những điều thầy giới thiệu, em thấy rất hay vì chỉ cần viết vài dòng code cũng tạo ra được những chuyển động của một đồ vật hay code có thể tạo ra các ứng dụng, robot.
Thầy cũng nói rằng, code hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Từ lúc đó, em bắt đầu mong muốn tìm hiểu về môn học này”.
Hân hiện đang học phổ thông tại Mỹ.
Là nữ sinh duy nhất của lớp theo học về lập trình, Hân được thầy giáo khuyến khích tham gia vào các câu lạc bộ và một số cuộc thi để thử sức bản thân.
Một điều may mắn, theo Hân, tại đây học sinh được linh hoạt lựa chọn môn học theo khả năng và sở thích thay vì “gánh” cùng lúc rất nhiều môn. Nhờ đó, chương trình học sẽ giúp học sinh được tự do khám phá những thứ mình giỏi nhất.
“Mỗi học sinh có thể tự thiết kế một thời khóa biểu riêng. Thay vì phải học 11 – 12 môn như ở Việt Nam, chúng em được cung cấp rất nhiều môn học khác nhau”.
Cụ thể, mỗi kỳ, học sinh sẽ phải học 4 môn bắt buộc là Văn học, Toán, Lịch sử và Khoa học Tự nhiên (gồm Lý, Hóa, Sinh, mỗi năm học một môn). Ngoài ra, học sinh còn được lựa chọn 3 trong số các môn tự chọn, bao gồm các môn như nấu ăn, thể thao, hội họa, làm đồ gỗ, khoa học máy tính,…
Nhờ thế, một học sinh muốn làm đầu bếp có thể học thêm về nấu ăn, phát huy thế mạnh của mình và cũng không phải học những môn mình không thích; hay một học sinh yêu thích về khoa học máy tính cũng sẽ có thời gian để tìm hiểu chuyên sâu hơn lĩnh vực mà mình đam mê.
Bên cạnh đó, học sinh cũng được lựa chọn các lớp học phù hợp với trình độ của bản thân. Nếu yếu môn nào, học sinh có thể chọn lớp ở trình độ thấp thay vì trình độ cao. Nhờ thế, các em luôn cảm thấy hứng thú, không còn áp lực khi tới trường.
Mê lập trình, Đào Vũ Triều Hân quyết tâm đăng ký vào đợt tuyển sinh sớm của ĐH Stanford.
Một điểm khác, học sinh tại đây phải thực hành rất nhiều và được đánh giá thông qua các dự án.
“Như vậy, học sinh phải có thái độ nghiêm túc với việc học, học cốt để hiểu bản chất và nắm vững kiến thức thì cuối môn mới có thể đạt kết quả tốt”, Hân nhìn nhận sau khi trải qua gần 6 năm học tập tại Mỹ.
Môi trường học tập thuận lợi nhưng Hân nói, bản thân đã từng rất chật vật để hòa nhập. Em dành rất nhiều thời gian để tự trau dồi khả năng tiếng Anh. Khi đã vượt qua được rào cản về ngôn ngữ, cuối ngày, em thường ở lại tham gia vào lớp học thêm của thầy cô hoặc tham gia vào các câu lạc bộ của trường”.
Nhờ vậy, Hân bắt đầu “bật lên”. Đến khi kết thúc năm học đầu tiên tại Mỹ, Triều Hân lọt vào danh sách những học sinh có điểm tổng kết cao top đầu của trường.
“Hãy thể hiện là chính mình”
Giành được suất học bổng hơn 300.000 USD từ ngôi trường hàng đầu nước Mỹ, Hân nói bản thân có phần lợi thế khi dễ dàng tìm kiếm thông tin tuyển sinh cũng như được thầy cô hướng dẫn tỉ mỉ trong quá trình “apply” vào các trường của Mỹ.
Bên cạnh đó, trường học cũng thường tổ chức các buổi thi thử ACT, SAT giúp học sinh quen hơn với dạng thức các loại bài thi chuẩn hóa này.
Hân được nhận vào trường với mức học bổng lên tới hơn 300.000 USD cho 4 năm học.
“ĐH Stanford có hỏi vì sao em mong muốn theo đuổi ngành học này. Em đã nói về sự liên thông giữa toán - nghệ thuật và cách em áp dụng code để miêu tả mối liên kết đó. Ví dụ như Golden Ratio hay là chuỗi Fibonacci được bắt gặp rất nhiều trong các bức họa nổi tiếng, trong thiết kế và kể cả trong tự nhiên.
Trước giờ, nhiều người nghĩ máy tính hoặc lập trình rất khô khan, nhưng em lại nghĩ nó thú vị vì từ code mình có thể sáng tạo và tạo nên những sản phẩm của riêng mình”.
Triều Hân và mẹ.
Một điều Hân nghĩ khiến mình được trường chấp nhận là xuyên suốt hồ sơ, em đều thể hiện đam mê của mình một cách đồng nhất.
“Em chỉ làm những gì mình thích nên các hoạt động ngoại khóa em từng tham gia cũng không nhiều, nhưng đó đều là những điều em thực sự tâm huyết”.
Hân hiện đang là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ khoa học, Trưởng ban tổ chức của United Under Arts HCMC – một dự án về nghệ thuật của trường, thực tập sinh nghiên cứu về Hệ điều hành thời gian thực tại một trường đại học, là đội trưởng trong các cuộc thi về khoa học hay lập trình máy tính,…
Còn với bài luận, Triều Hân đã chuẩn bị từ rất sớm.
“Em thường lưu riêng một mục ghi chú trong điện thoại, bất cứ khi nào có ý tưởng cho bài luận, em sẽ ghi lại để tránh quên. Vì thế, đến khi cần, em đã có một danh sách ý tưởng và không mất quá nhiều thời gian cho bài luận”.
Hân cũng cho rằng, việc để “nước đến chân” mới làm bài luận sẽ tạo ra tâm lý áp lực và rất khó nhớ lại những câu chuyện hay trải nghiệm của bản thân.
“Sự thành thực chính là yếu tố giúp ghi điểm trước nhà tuyển sinh. Người viết không nên cố gồng mình lên để tạo ra một con người hoàn hảo. Em nghĩ rằng, viết về những gì mình thích và mình đam mê mới là điều giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ cá tính và con người mình nhất”.
Mong muốn của Hân là theo học ngành Khoa học Máy tính tại Stanford
Trong bài luận chính của mình, Triều Hân đã bắt đầu bằng sự so sánh giữa thời tiết ở Việt Nam và thời tiết ở Mỹ. Nếu như thời tiết ở TP.HCM của Việt Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô, rất quen thuộc và dễ đoán, thì thời tiết bên Mỹ lại khắc nghiệt, khó có thể lường trước.
Thông qua đó, Hân đã truyền tải cách em nhìn nhận về những sự thay đổi trong cuộc sống và cách bản thân đối mặt với nó.
“Đoạn kết, em viết về ý nghĩa cái tên của em. Tên em là Triều Hân, “Hân” là hân hoan. Lúc ở Mỹ, mỗi khi gặp khó khăn, em luôn nhắc nhở mình về ý nghĩa cái tên mà bố mẹ đặt cho: Luôn phải hân hoan, lạc quan để đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống, dù cho điều đó có thể không dễ dàng. Bài luận này phần nào đã thể hiện được con người của em”.
Thúy Nga

Cô gái 'siêu nhân' giành 2 học bổng danh giá
Năm 2016, Đỗ Thùy Linh sang ĐH Kyushu với học bổng toàn phần MEXT của Chính phủ Nhật Bản. Tháng 8/2020, cô lại khăn gói sang Hà Lan học thạc sĩ với hành trang là suất học bổng Erasmus Mundus.
很赞哦!(741)
相关文章
- Soi kèo góc Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Lợi thế sân bãi
- Hố sụt xuất hiện đột ngột, 'nuốt chửng' ôtô đang chạy
- Hiệu trưởng bớt xén lương giáo viên lấy tiền trả cho người mình tự tuyển?
- Tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS: 'Bỏ đề xuất không có nghĩa tương lai không thực hiện'
- Nhận định, soi kèo Moreirense vs Vitoria Guimaraes, 02h30 ngày 31/3: Khách lấn chủ
- Lý do em bé 2 tuổi ở Hà Nội bị nhầm lẫn giới tính
- 'Của lạ' cho lễ tình nhân
- Không còn quyền sở hữu Peppa Pig, eOne vẫn đánh bản quyền Wolfoo
- Nhận định, soi kèo Lecce vs Roma, 2h45 ngày 30/3: Đường xa đôi ngả
- Hà Kiều Anh hội ngộ ‘đàn em’ Ngọc Hân, Thụy Vân, Tú Anh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Hull City, 20h00 ngày 1/4: Điểm tựa sân nhà
HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Trà đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý. Anh Đinh Xuân Nam, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Trà cho biết: Thời gian qua, HTX nông nghiệp Vân Trà được cơ quan chức năng hỗ trợ phần mềm quản lý về sản xuất nông nghiệp và tem truy xuất nguồn gốc. Việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất không chỉ giải quyết được bài toán quản trị doanh nghiệp, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác như giảm thiểu sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện HTX đã sản xuất sản phẩm bột rau má sấy lạnh đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Mỗi năm HTX sản xuất và tiêu thụ 600 kg bột rau má, cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, được khách hàng ưa chuộng.
Còn tại HTX ốc nhồi Ninh Bình (phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp), ngành nghề kinh doanh chính là nuôi và chế biến ốc nhồi. Việc tham gia tập huấn về chuyển đổi số đã giúp HTX tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thương mại điện tử. Nhờ biết cách mở rộng, tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm, HTX ốc nhồi Ninh Bình đã thích ứng với xu hướng công nghệ 4.0 trong các khâu, nhất là trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Anh Đỗ Ba Duy, Giám đốc HTX ốc nhồi Ninh Bình cho biết: Chỉ cần chiếc điện thoại có kết nối Internet, tôi có thể cập nhật các thông tin về sản xuất cũng như thông tin bán hàng qua Facebook, Zalo và các nền tảng số. Nhờ ứng dụng công nghệ số, HTX cung ứng các sản phẩm ốc nhồi giống, ốc nhồi thịt, trứng ốc, sản phẩm chả ốc... tại thị trường các tỉnh phía Bắc, được người tiêu dùng tin dùng.
Tính đến ngày 30/4/2024, toàn tỉnh 516 HTX, trong đó có 409 HTX lĩnh vực nông nghiệp; 68 HTX phi nông nghiệp. Để giúp các HTX thích ứng với việc chuyển đổi số, thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm chuyển đổi nhận thức và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển HTX cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, thành viên của HTX.
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chuyển đổi số. Tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình HTX trong và ngoài tỉnh thực hiện chuyển đổi số thành công. Tiến hành khảo sát và tổng hợp đăng ký nhu cầu về xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và xây dựng trang thông tin điện tử cho các HTX gửi các cơ quan quản lý. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng đưa sản phẩm của HTX, doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử lớn.
Liên minh HTX đã chủ trì và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình HĐND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện dự án giải pháp quản lý sản xuất và kết nối thị trường phục vụ chuyển đổi số cho các HTX. Đây là công cụ giúp HTX tuân thủ tốt hơn các quy định trong quản lý nội bộ HTX, quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường.
HTX sản xuất và tiêu thụ dược liệu Yên Sơn (thành phố Tam Điệp) gắn tem truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị sản phẩm. Với sự tích cực tuyên truyền, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh cùng sự nỗ lực của các HTX trong chuyển đổi số, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã trang bị hệ thống máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh; đã ứng dụng công nghệ số vào một trong các hoạt động quản lý, sản xuất hoặc quảng bá sản phẩm. Một số HTX đã ứng dụng công nghệ thông tin thành công vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như: sử dụng chữ ký số, phần mềm kế toán, áp dụng công nghệ cao vào hệ thống tưới tự động, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa…
Bên cạnh đó, HTX đã biết cách sử dụng thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và bán hàng trên Facebook, Zalo, số ít có sử dụng website... Hiệu quả mang lại là chi phí vận hành giảm, chất lượng sản phẩm cao, việc tiếp cận khách hàng nhanh hơn, giá bán và thu nhập tăng trên 25-35%, hoạt động của HTX năng động, sáng tạo, hiệu quả hơn.
TheoPhương Anh(Báo Ninh Bình)
">Ninh Bình đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hợp tác xã
Gia đình Clarke trong lễ tốt nghiệp ĐH AUT. Ảnh: FacebookTrong lễ tốt nghiệp ĐH AUT (New Zealand) vào năm nay, Ashley Clarke cùng mẹ em là Sharlene và bố em là Russell đều có mặt trong hàng ngũ hơn 4.000 sinh viên tốt nghiệp.
Ashley tốt nghiệp ngành Y tá, trong khi mẹ cô hoàn thành khóa học nghiên cứu sau đại học về Thực hành điều dưỡng nâng cao, còn ông Russell thì nghiên cứu sau đại học về Trợ lý y tế và Hồi sức nâng cao.
Cả gia đình này đều học cùng chuyên ngành chăm sóc sức khỏe của trường. Ông Russell từng tốt nghiệp đại học năm 2004 và hiện đang là trợ lý chăm sóc sức khỏe chuyên sâu của Cơ quan Trực thăng cứu hộ Auckland.
Bà Sharlene từng tốt nghiệp AUT năm 2009 và hiện đang là y tá ở khoa Cấp cứu của Bệnh viện Waitakere.
- Nguyễn Thảo(Theo NZ Herald)
Cả nhà tốt nghiệp cùng nhau
- PGS.TS Đỗ Xuân Thảo tự nhận mình là người “nói dở” nhất nhà nên rất ít khi phát biểu trước đám đông, tuy nhiên anh đã có những chia sẻ đầy cảm xúc và chân thành với các bậc phụ huynh có mặt tại buổi giao lưu tối ngày 28/12.
PGS.TS Đỗ Xuân Thảo – bố Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ đầy cảm xúc trong buổi giao lưu “Hẹn hò nước Mỹ - Học để thay đổi thế giới”. Ảnh: Nguyễn Thảo
Anh Thảo chia sẻ, trong quá trình nuôi dạy Đỗ Nhật Nam, anh luôn là một người bạn của con – cả bây giờ và mãi về sau. Và ước mơ đi du học được anh nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho con từ rất nhỏ. “Khi gia đình còn ở bên Nhật, mọi hoạt động của chúng tôi đều hướng về ước mơ cho con được mở mang tầm hiểu biết để khám phá thế giới”.
“Những bài thơ tôi viết từ khi cháu còn rất nhỏ, tôi đã nói về ước mơ ấy. Sau này những trò chơi tôi chơi với con, những việc tôi làm đều hướng về ước mơ đó.”
“Tôi tin rằng mỗi ông bố, bà mẹ đều có khả năng làm bạn với con mình, đều có khả năng nuôi dưỡng ước mơ cho con mình, đều có khả năng biến ước mơ của con mình trở thành sự thật. Đó là những chia sẻ hết sức chân tình của tôi”.
Anh kể, khi Nam còn rất bé, lúc cả nhà còn ở bên Nhật, khi mẹ đi vắng, chỉ có hai bố con ở nhà, anh thường ôm con hát ru. Trong những bài hát ru ấy, hay cả trong những bài thơ mà anh đọc cho cháu nghe, anh đã gửi gắm ước mong mai này con được khám phá những chân trời mới.
“Khi chơi trò lái máy bay, tôi thường nói với con như thế này: ‘Đây là phi cơ chở Nam đi Mỹ. Đây là chuyến bay đặc biệt chở giáo sư Đỗ Nhật Nam đi thỉnh giảng ở trường ĐH Harvard về. Và bây giờ máy bay bắt đầu hạ cánh…’”“Những trò chơi ấy diễn ra hằng ngày, rất đơn giản, thân thương. Rồi khi cháu còn rất bé, tôi mua cho cháu một cái tàu siêu tốc hay máy bay, tôi đều nói với con rằng ‘Con ơi, bố rất muốn sau này con sẽ đi khám phá thế giới bằng những con tàu siêu tốc như thế này hay bằng những chiếc máy bay như thế này’. Khi cháu lớn lên một chút nữa, tôi cũng làm giàu tâm hồn cho cháu bằng thơ ca, nhạc họa, đặc biệt là bằng sách”.
Anh Thảo gửi một lời khuyên chân tình tới các phụ huynh: hãy cho con đọc sách thật nhiều.
Chia sẻ về niềm đam mê đọc sách của con trai, chị Phan Thị Hồ Điệp kể, “khi Nam sang Mỹ năm đầu tiên, có những buổi chiều Nam phải ngồi đợi chủ nhà đến đón, khoảng 3 tiếng. Mùa đông ở nước Mỹ rất lạnh. Nhà trường thấy thương quá, mới mở cửa thư viện cho Nam vào ngồi. Đến hết năm học thì người thủ thư có nói với Nam rằng con là học sinh duy nhất trong trường đọc tất cả những cuốn sách có trong thư viện. Nam có chia sẻ ‘lúc ấy em buồn quá, em không biết làm gì nên em đọc sách’. Năm đó là bước nhảy vọt của Nam so với thời kỳ ở Việt Nam".
Anh Trương Phạm Hoài Chung - thạc sĩ Chính sách và Quản lý giáo dục, ĐH Harvard, tác giả cuốn “Nhật ký 300 ngày ở Harvard – Học để thay đổi thế giới” nói: Cũng giống như học tiếng Anh, đừng xem tiếng Anh như một môn học. Đọc sách là vì mình thực sự muốn khám phá, chứ không phải là vì một áp lực từ người khác.
- Nguyễn Thảo
Chia sẻ chân thành của bố Đỗ Nhật Nam
Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Fulham, 01h45 ngày 2/4: Pháo thủ đáng tin
Đây là một điểm mới quan trọng trong xét tuyển đại học chính quy của trường này khi dựa trên kết quả kỳ thi riêng do trường tổ chức, tiến hành song song, độc lập với các phương thức còn lại.
PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, kỳ thi riêng do trường tổ chức sẽ mở thêm cơ hội cho thí sinh có nguyện vọng và năng lực phù hợp theo học trình độ ĐH chính quy, nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng giảng dạy của trường.
Theo đó, thí sinh là học sinh THPT trên toàn quốc sẽ dự vòng sơ tuyển theo kết quả học tập tại bậc phổ thông trung học, sau đó làm bài thi được thiết kế phù hợp trình độ THPT, có tính phân loại.
Mục tiêu bài thi nhằm kiểm tra kiến thức, năng lực của học sinh cần có để theo học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Nhà trường dự kiến thời gian tổ chức kỳ thi riêng này trong khoảng từ 20/7 đến 26/7/2020. Thời lượng bài thi dự kiến trong 180 phút. Thí sinh được ưu tiên cộng điểm nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh năm 2020. Ảnh minh họa: Thanh Hùng Như vậy, năm nay, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội có 4 phương thức tuyển sinh cho khoảng 6.800 chỉ tiêu với 58 mã xét tuyển thuộc các ngành và chương trình đào tạo gồm:
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi riêng do trường tổ chức, tiến hành song song, độc lập với các phương thức còn lại;
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT (đối với thí sinh dự thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, đoạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia hoặc cuộc thi KHKT quốc gia, quốc tế);
Xét tuyển thẳng vào các Chương trình đào tạo quốc tế (đối với thí sinh có chứng chỉ A-Level, SAT, ACT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường);
Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020 (có ưu tiên xét tuyển và cộng điểm ưu tiên cho các thí sinh không sử dụng quyền được tuyển thẳng và các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế).
Thanh Hùng
Các trường không tính kết quả học kỳ 2 lớp 12 khi xét tuyển đại học
- Nhiều trường ĐH tiếp tục điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó có xét học bạ nhưng không tính kết quả học kỳ II lớp 12 vì thời gian học sinh nghỉ do dịch Covid-19 kéo dài.
">ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh năm 2020
Lớp học trồng nấm miễn phí
Chia sẻ về lớp học trồng nấm ở xã Đăk Wil mà nhiều lao động nông thôn huyện Cư Jút đang tham gia, ông Cao Văn Lạc, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút (Đắk Nông) cho biết, lớp học này hoàn toàn miễn phí. Không những vậy, học viên là lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số trong huyện khi tham gia khóa học còn được hỗ trợ tiền ăn trưa 30.000 đồng/ngày.
Một khóa học trồng nấm nay kéo dài khoảng 320-360 tiết. Kết thúc khóa học, bà con sẽ được cấp chứng chỉ và quan trọng hơn là được trang bị đủ kiến thức để trồng, chăm sóc những loại nấm có giá trị kinh tế cao. Theo ông Lạc, việc tổ chức các lớp học nhằm tạo sinh kế mới, giúp các hộ dân có cuộc sống ổn định, cải thiện thu nhập.
Hoàng Thị Viện, 21 tuổi, người dân tộc Dao ở huyện Cư Jút tham gia lớp học trồng nấm miễn phí tại xã Đăk Wil chia sẻ, bố mẹ Viện làm nương, làm rẫy gần 30 năm rồi mà cuộc sống của gia đình vẫn khó khăn, nhiều khi thiếu ăn. Vì thế, Viên quyết định đi học trồng nấm với ước muốn không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn có thể làm giàu nữa.
Nhiều người dân vùng nông thôn huyện Cư Jút được tham gia lớp đào tạo trồng nấm miễn phí Trong khi đó, nhiều học viên là những lao động nông thôn ở huyện Cư Jút tham gia lớp học cũng mong muốn học được nghề để làm ra được sản phẩm chất lượng, từ đó nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.
Thực tế hiện nay, sau khi tham gia lớp học trồng nấm, vùng Krông Ana nay trở thành “thủ phủ” trồng nấm của tỉnh Đắk Lắk với trên 80 hộ sản xuất nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình nơi đây đã đổi đời, trở thành hộ gia đình giàu có từ nghề trồng nấm.
Trồng nấm 1 mét vuông có thể thu 3 triệu đồng
Theo kỹ sư Hồ Thị Mỹ Hạnh - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Krông Ana (Đắk Lắk) – người trực tiếp đứng lớp dạy nghề trồng nấm ở Đăk Wil, nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm. Nguồn phế thẩm có thể tận dụng được để trồng nấm tại các vùng nông thôn hiện nay cực kỳ nhiều.
Đơn cử, riêng lượng rơm rạ 20-30 triệu tấn/năm đủ để sản xuất 2 triệu tấn nấm tươi, trị giá 1 tỉ USD, thậm chí nếu chế biến thành đồ hộp giá trị còn cao hơn. Trong khi đó, đến nay cả nước mới sản xuất được khoảng 250.000 tấn nấm/năm.
Bà Hạnh tính toán, nếu đầu tư khoảng 40 triệu trồng nấm rơm, một năm có thể thu về 70 triệu đồng tiền lãi. Còn nấm bào ngư đầu tư khoảng 40 triệu thì một năm thu khoảng 40 triệu tiền lãi.
Ngoài rơm rạ, nguồn bã mía từ các nhà máy sản xuất đường cũng có thể tận dụng làm các giá thể để trồng nấm, bà Hạnh nói.
Kỹ sư Dương Thị Kim Lợi chuyên về cây trồng của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, nghề trồng nấm đã và đang phát triển trên toàn thế giới. Ở các vùng nông thôn, mùi núi nước ta hiện nay, đây được coi là nghề xóa đói, giảm nghèo, thậm chí có thể làm giàu.
Chia sẻ về tiềm năng lợi thế của nghề trồng nấm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, mô hình ở Vĩnh Phúc, làm nấm trên diện tích hơn 2.000m2, nhưng tháng nào cũng thu 400-500 triệu nấm tỏi gà. Hay mô hình trồng nấm rơm tại Lâm Đồng, cứ 1m2 nấm rơm bằng công nghệ của Nhật Bản cho 20kg nấm mà 1kg nấm bây giờ bán 150.000 đồng (3 triệu đồng/m2).
Theo Bộ trưởng Cường, ngoài rơm rạ nước ta còn có nguồn bã mía rất dồi dào. Bã mía này có thể tận dụng để làm giá thể nấm.
Trong khi, sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng, chi phí sản xuất thấp và cần diện tích nuôi trồng ít hơn nhiều lần so với cây trồng khác, tạo việc làm tại chỗ và mọi lứa tuổi đều có thể tham gia. Đặc biệt, nấm sẽ là sản phẩm thức ăn tiềm năng, trong 10 năm nữa chưa sản xuất đủ.
Các doanh nghiệp có thể đi học công nghệ này của Nhật sau đó về truyền dạy cho người lao động vùng trồng mía để kết hợp trồng nấm. Lúc đó, bã mía sẽ quý hơn vàng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Châu Giang
">Nhờ học nghề, nông dân Cư Jút không còn bữa đói bữa no
Một giảng viên tiếng Anh của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã lừa sinh viên tổ chức thi lại để chiếm đoạt 214 triệu đồng.
Ngày 16.3, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Văn Huyền (SN 1977, nguyên giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Theo tố cáo của sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, từ tháng 1.2011 đến tháng 1.2012, Huyền đã tổ chức dạy học và thi trả nợ môn tiếng Anh. Ông Huyền đã thu tiền dù trường không tổ chức học và thi lại cho các sinh viên này.
Bị cáo Huyền (hàng đầu) tại tòa Theo báo cáo của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, sinh viên đã nộp cho Huyền 156 triệu đồng và 2.800 USD (tổng cộng là 214,8 triệu đồng).
Do sinh viên nộp tiền cho Huyền chứ không nộp cho trường nên nhà trường không tổ chức ôn tập, thi lại, dẫn đến sinh viên không được công nhận kết quả học tập môn tiếng Anh.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của sinh viên, nhà trường đã tổ chức xác minh, lập hội đồng kỷ luật ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với Huyền. Đồng thời, trường chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả điều tra cho thấy các sinh viên được Huyền thông báo thời gian, địa điểm học hoặc thông qua lớp trưởng. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM quy định sinh viên phải nộp tiền ôn tập, thi lại tại Phòng Tài chính - Kế hoạch nhưng sinh viên nộp trực tiếp cho ông Huyền. Bởi lẽ, ông Huyền nói rằng sau khi thu đủ sẽ nộp lại cho Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Các sinh viên tin tưởng vì nghĩ ông Huyền là giảng viên lâu năm, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh. Các sinh viên đóng phí mỗi môn học là 50 USD hoặc 100 USD. Sau khi tự tổ chức thi, ông Huyền thông báo kết quả đậu qua điện thoại hoặc email. Tất cả sinh viên nộp tiền đều được thông báo là đậu.
Ông Huyền đã trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các sinh viên. Tại tòa, ông Huyền thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Dự kiến ngày 22.3, TAND TP HCM sẽ tuyên án đối với cựu giảng viên tiếng Anh này.
Theo Phạm Dũng/ Báo Người lao động
Cho học sinh nghỉ để thầy cô đi giao lưu, hiệu trưởng bị cảnh cáo
Cho học sinh nghỉ học giờ hành chính để thầy cô đi giao lưu, Hiệu trưởng Trường THPT Ba Đình - bị cảnh cáo.
">Cựu giảng viên đại học 'gài bẫy' hàng chục sinh viên