您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Pakhtakor Tashkent vs Mashal Muborak, 21h30 ngày 2/4: Khởi đầu chật vật
NEWS2025-04-05 09:43:29【Thể thao】1人已围观
简介 Pha lê - 02/04/2025 09:37 Nhận định bóng đá g shark hưngshark hưng、、
很赞哦!(47)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Everton, 2h00 ngày 3/4
- Vẻ ngoài đáng yêu của mẫu nhí Gia Bảo
- Đại gia Sài Gòn tiếp tục cuộc đua tăng tốc 2016
- Thực hư thách thức xúi trẻ con tự tử khi xem Peppa Pig
- Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Tai, 22h00 ngày 3/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Top 5 thực phẩm giảm cân nhanh và an toàn
- Hàng triệu người mắng oan nữ sinh bị đánh vì xúc phạm mẹ nam sinh quét rác
- Mất gần 1.000 tỷ đồng để đóng cửa một bãi rác?
- Nhận định, soi kèo CSKA Sofia vs Lokomotiv Sofia, 23h15 ngày 2/4: Chủ nhà sáng giá
- Nguyên PTT Vũ Khoan tặng 8 chữ T cho sinh viên khởi nghiệp
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Luzern vs St. Gallen, 1h30 ngày 4/4: Không dễ dàng
Điểm chuẩn lớp 10 của TP.HCM
Theo đó, sau khi có điểm chuẩn vào lớp 10 (công bố ngày 23/8), phụ huynh học sinh, học sinh đối chiếu với điểm xét tuyển trên Phiếu báo điểm xét tuyển lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 - 2022 để biết được thí sinh trúng tuyển vào trường theo thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 đã đăng ký.
Danh sách học sinh được tuyển thẳng đã được gửi về các Phòng GD-ĐT và Phòng chịu trách nhiệm thông tin đến các trường trung học cơ sở danh sách học sinh của trường được xét tuyển thẳng.
Học sinh sẽ đăng ký nhập học từ ngày 24/8 đến 16h30 ngày 27/8/2021.
Việc đăng ký nhập học theo hình thức trực tuyến theo hướng dẫn cụ thể của trường THPT.
Học sinh TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) Thí sinh chuẩn bị hồ sơ là các bản scan (ảnh chụp): Phiếu báo điểm xét tuyển lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021 - 2022.
Các loại hồ sơ bản chính sẽ nộp bổ sung trực tiếp khi có thông báo.
Ngày 28/8, Hội đồng tuyển sinh của trường hợp để tổng kết việc học sinh đăng ký nhập học bao gồm thí sinh nộp 3 nguyện vọng thường, tuyển thẳng (nếu có) và gửi danh sách in ra từ hệ thống tuyển sinh 10 đã được Hội đồng tuyển sinh về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Sở GD-ĐT trước 16 giờ cùng ngày.
Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu, tuyệt đối không đổi nguyện vọng sau khi công bố kết quả tuyển sinh
Trưởng phòng GD-ĐT thành phố Thủ Đức, quận, huyện; Hiệu trưởng các trường THPT không nhận đơn cũng như không đề xuất việc xin thay đổi nguyện vọng của học sinh.
Các trường THPT chỉ tiếp nhận việc đăng ký của thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển 3 NV thường, Danh sách tuyển thẳng (nếu có) của đơn vị mình.
Học sinh thuộc diện xét tuyển thẳng chỉ được chọn 1 trong hai hình thức là xét tuyển 3 nguyện vọng thường hoặc diện tuyển thẳng.
Minh Anh
Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 ở TP.HCM
Hôm nay (20/8) Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2021-2022.
">Học sinh trúng tuyển vào lớp 10 TP.HCM nhập học khi nào?
- 10 lời khuyên sau giúp bạn làm đẹp giảm cân an toàn hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng và tập luyện mệt nhọc.Giảm cân đúng cách và nhanh chóng chỉ trong một tháng">
10 mẹo giảm cân nhanh mà ai cũng có thể làm tốt
Thiết kế và phát triển game là chuyên ngành mới sẽ được PTIT tuyển sinh và đào tạo từ năm 2024. Ảnh minh họa: HB Dự kiến, trong năm 2024, ba chương trình gồm cử nhân quan hệ công chúng, kỹ sư CNTT Việt – Nhật, cử nhân thiết kế và phát triển game sẽ được Học viện tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngay trong năm nay.
Với kế hoạch trên, tính từ khi chuyển về trực thuộc Bộ TT&TT cho đến hết năm 2024, Học viện đã và sẽ mở mới 19 ngành, chương trình đào tạo, gồm 11 ngành, chương trình đào tạo đại học trong nước; 4 chương trình liên kết quốc tế, 2 chương trình chất lượng cao bậc đại học và 1 chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTT bằng tiếng Anh.
Các ngành, chương trình đào tạo đại học hệ chính quy đã được Học viện tuyển sinh và đào tạo trong các năm trước có thể kể đến như: Truyền thông đa phương tiện, thương mại điện tử, báo chí số, khoa học dữ liệu, IoT, cử nhân CNTT định hướng ứng dụng...
Song song với việc tiếp tục tăng quy mô đào tạo, Giám đốc Học viện Đặng Hoài Bắc cũng khẳng định thời gian tới trường sẽ triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Học viện cũng sẽ đẩy nhanh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực hoạt động, quản lý; thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế để củng cố và phát triển quan hệ với các đối tác. Từ đó, nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín và thương hiệu của Học viện.
Sinh viên học thiết kế và phát triển game sẽ học gì, làm ở đâu?
Quan điểm của Bộ TT&TT trong với các lĩnh vực của ngành là quản lý, thúc đẩy phát triển lành mạnh. Với game, theo đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), đây không phải là ngành chơi game như nhiều người vẫn lầm tưởng, mà là ngành có cả một hệ sinh thái gồm sản xuất, phát hành và các hoạt động liên quan đến game.
Ngành game Việt Nam hiện còn non trẻ, vì thế cần được nuôi dưỡng và có chính sách để thúc đẩy phát triển. Bên cạnh việc phát triển ngành game Việt Nam theo hướng khuyến khích sản xuất, phát hành game do người Việt xây dựng để giảm tỷ lệ game nhập khẩu, Bộ TT&TT cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành game.
Là trường đại học duy nhất trực thuộc Bộ TT&TT, theo định hướng của Bộ TT&TT, năm 2023 Học viện thực hiện nhiều việc và hiện đã được Bộ GD&ĐT cho phép triển khai chương trình đào tạo đại học về thiết kế và phát triển game, một chuyên ngành thuộc ngành Công nghệ đa phương tiện.
Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do trao đổi về câu chuyện đào tạo nhân lực ngành game tại buổi làm việc ngày 19/3. Ảnh: Lê Anh Dũng Trao đổi tại buổi làm việc ngày 19/3, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do nhấn mạnh sự quyết liệt của trường để có thể sớm tuyển sinh và đào tạo nhân lực trình độ đại học về thiết kế game. Đồng thời, ông cũng cho rằng mục tiêu quan trọng hơn là tiến tới để chương trình này được nâng cấp thành ngành đào tạo có mã riêng.
Để đạt được điều này, theo ông Lê Quang Tự Do, bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ TT&TT, thời gian tới khi tổ chức đào tạo chuyên ngành thiết kế và phát triển game, Học viện cần chứng minh được chất lượng, hiệu quả của chương trình.
Cho biết một đơn vị khác của Bộ TT&TT là Tổng công ty VTC đang triển khai các công việc để tháng 5/2024 có thể ra mắt trung tâm đào tạo về game, ông Lê Quang Tự Do đề nghị Học viện và VTC bàn bạc tìm ra cách để sao cho có sự liên thông giữa chương trình đào tạo của 2 đơn vị, bao gồm chương trình ngắn hạn của VTC và đào tạo dài hạn của Học viện.
Thông tin với VietNamNet, đại diện Viện CNTT-TT của Học viện cho biết, mục tiêu cơ bản của chương trình đào tạo thiết kế và phát triển game là cung ứng nguồn nhân lực có khả năng làm chủ các công nghệ thiết kế và phát triển game ở trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp game Việt Nam cũng như khu vực và thế giới.
“Các sinh viên tốt nghiệp có thể xây dựng các game không chỉ hấp dẫn người chơi mục tiêu, có khả năng tạo ra doanh thu mà còn đảm bảo tính lành mạnh và đặc biệt là tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, người học còn có thể sáng tạo các ứng dụng của game trong các lĩnh vực khác như đào tạo, thương mại, truyền thông... góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia cũng như quảng bá văn hoá Việt Nam ra cộng đồng quốc tế”, đại diện CDIT chia sẻ.
Cũng như các thí sinh đăng ký vào 21 ngành, chương trình đào tạo đại học của Học viện năm 2024, thí sinh muốn theo học về thiết kế và phát triển game cần đăng ký tuyển sinh vào ngành Công nghệ đa phương tiện của trường theo 1 trong 4 phương thức. Tổng thời gian đào tạo của chương trình này 4 năm (8 học kỳ) với tổng số 135 tín chỉ. Trên nền tảng vững chắc về CNTT, công nghệ đa phương tiện, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về thiết kế, phát triển game cùng kiến thức liên ngành như toán học, văn hoá, tâm lý, kinh tế, pháp luật và marketing. Việt Nam đang thiếu vắng các chương trình đào tạo chuẩn về ngành gameTheo ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech, để phát triển ngành game thì đào tạo nhân lực là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn thiếu vắng các chương trình đào tạo chuẩn về ngành game.">PTIT tuyển sinh chuyên ngành mới thiết kế và phát triển game
Soi kèo phạt góc Brighton vs Aston Villa, 01h45 ngày 3/4
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT.
Đến năm 2021, phấn đấu giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập
Các mục tiêu cụ thể của Đề án đến giai đoạn năm 2021 là phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập; giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2015; phấn đấu có 10% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.
Trụ sở Bộ GD-ĐT Giai đoạn 2022-2025 tiếp tục giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021; phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.
Giai đoạn 2026-2030 tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.
Phương án tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập
Đối với các cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm, việc sắp xếp, tổ chức lại theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
Đối với các trường dự bị đại học, hữu nghị, phổ thông vùng cao, trong giai đoạn 2021-2023 sẽ chuyển các trường: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80, Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.
Cũng theo Đề án của Chính phủ, trong giai đoạn 2022-2025 giữ nguyên Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT; giữ nguyên Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trực thuộc Bộ GD-ĐT; nghiên cứu chuyển Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học thành công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thông tin và truyền thông, giữ nguyên Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục là đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT.
Đồng thời, trong giai đoạn này tổ chức lại Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM thành Phân hiệu của Học viện Quản lý giáo dục tại TP.HCM (đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT).
Bên cạnh đó, Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam và Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam sẽ được giữ nguyên.
Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực sẽ được chuyển về trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT) trong giai đoạn đến năm 2021.
Thúy Nga
Sẽ sắp xếp còn 10 trường sư phạm, giao sở phòng giáo dục chủ trì tuyển giáo viên
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ quy hoạch còn 10 trường đào tạo sư phạm, đồng thời kiến nghị giao các Sở GD- ĐT, Phòng GD- ĐT chủ trì công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên.
">Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ GD
Cậu bé đã phải nhập viện trong tình trạng chảy máu nhiều ở chân.
Người cha này đã bắt con quỳ trong suốt một thời gian dài và liên tục đánh đập. Thậm chí, người cha còn dùng một con dao để đâm vào chân con trai.
Bà của cậu bé cũng bị một vết thương sâu ở tay khi cố ngăn người cha dùng bạo lực làm tổn thương đến đứa trẻ. Cả hai bà cháu đều được đưa đến bệnh viện điều trị ngay sau đó.
Bác sĩ tại đây cho biết, cậu bé bị nhiều vết thương ở đầu, lưng, mông và một vết cắt dài 10 cm ở chân chạm đến mạch máu.
“Có một vết thương lớn khiến cậu bé phải cần ít nhất hai tuần để lành lại”, một bác sĩ phẫu thuật nói.
Cậu bé này cho biết, cha mình là một người đàn ông khó tính. “Bố thường xuyên nói rằng không muốn có một đứa con trai như cháu. Bà cháu đã bảo vệ cháu nhưng bà cũng bị thương”, cậu bé chia sẻ.
Có một vết thương lớn khiến cậu bé phải cần ít nhất hai tuần để lành lại
Cậu bé hiện đang sống cùng cha và mẹ kế. Người mẹ này cho biết: “Thằng bé là một đứa trẻ lười biếng. Do nó không hoàn thành bài tập về nhà được giao trong những ngày lễ nên chồng tôi mới tức giận. Ông ấy chỉ định lấy dao ra dọa nhưng không ngờ lại gây ra hậu quả nghiêm trọng”.
Việc cha mẹ tạo áp lực học tập cho con cái là tình trạng phổ biến ở Trung Quốc. Đây cũng là nơi được liệt vào top có hệ thống giáo dục khắc nghiệt nhất thế giới.
Ngay từ nhỏ, trẻ em Trung Quốc đã được dạy phải học tập tốt, lớn lên mới thành công. Việc không đỗ vào trường nào đó là một thất bại lớn trong cuộc đời. Chính vì thế, từ khi còn học mẫu giáo, trẻ em Trung Quốc đã phải học rất nhiều thứ.
Lên cấp 2, học sinh Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi Gaokao (kỳ thi tuyển sinh Đại học Quốc gia). Thi đại học ở Trung Quốc được cho là “khó nhất thế giới”. Sự áp lực chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt trường hợp trẻ trầm cảm, tự kỷ, sức khỏe sa sút, kể cả là tự tử.
Thúy Nga (Theo Daily Mail)
Bài tập về nhà bị kêu khó, phụ huynh đua nhau làm thay con
Nhiều trường học Trung Quốc muốn dạy học sinh các kỹ năng sáng tạo, nhưng phụ huynh lại kêu quá khó với trẻ con
">Bố dùng dao đâm vào chân con vì không làm xong bài tập về nhà
Từ năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai chương trình phổ thông mới trên cả nước đối với lớp 1. Các cơ sở giáo dục được quyền lựa chọn sách giáo khoa mới (trong 5 bộ sách) để sử dụng cho chương trình.
Giáo viên nghiên cứu, thảo luận về các bộ sách giáo khoa Lần đầu tiên trong nghề
Đây cũng là lần đầu tiên trong đời, trong nghề, nhiều giáo viên được tự chọn sách giáo khoa (SGK) để dạy thay vì “đến hẹn lại lên” với bộ sách dùng chung cho cả nước.
Cô Nguyễn Kim Cúc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Liên Bảo (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho hay các giáo viên của trường đã tận dụng ngay khoảng thời gian nghỉ dịch Covid-19 từ tháng 2 đến tháng 4 để nghiên cứu, lựa chọn SGK lớp 1.
“Trong quá trình lựa chọn, chúng tôi nhận thấy mỗi một bộ SGK đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, các SGK đều có chất lượng tốt, hình thức trình bày đẹp, màu sắc hài hòa, hình ảnh sinh động tạo cảm hứng học tập”.
Theo tiêu chí “chọn cho mình sử dụng nên phải phù hợp với mình”, cô Cúc cho biết giáo viên nhà trường đã thống nhất chọn các sách giáo khoa thuộc 3 bộ sách (Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục).
Quá trình chọn sách diễn ra với nhiều bước, từ đọc, nghiên cứu, thảo luận đến bỏ phiếu kín,... Cô Nguyễn Thị Bích Hiền, giáo viên của trường Tiểu học Liên Bảo dự kiến sẽ dạy lớp 1 chương trình phổ thông mới trong năm học 2020-2021 tới đây. Cô kể rằng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định.
“Tất nhiên bước đầu có những băn khoăn nhất định, nhưng tôi nghĩ những điều đó không đáng để mình lùi bước. Qua nghiên cứu 5 bộ sách, tôi thấy kênh chữ và kênh hình tt rất bắt mắt, nội dung trong các bộ sách đều rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn”.
Cô trò Trường Tiểu học Liên Bảo (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) trong một giờ học nhóm. Một giáo viên khác của trường cho hay thông qua quy trình mà địa phương ban hành, các giáo viên sẽ nghiên cứu, thảo luận theo tổ và bỏ phiếu kín chọn sách.
“Đi dạy nhiều năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên trong đời tôi chọn sách giáo khoa để dạy cho năm sau. Cảm xúc có chút lạ lẫm, hồi hộp, trái ngược với các năm trước khi chỉ có một bộ sách giáo khoa duy nhất. Bản thân tôi cũng muốn nghiên cứu sâu tất cả các bộ nên thức nhiều đêm với "món" này. Dù mất thời gian nhưng mình lại có được cái nhìn tổng thể để đưa ra quyết định công tâm hơn”, cô giáo nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Chung, Trưởng phòng GD-ĐT TP Vĩnh Yên, cho hay mỗi sách giáo khoa được xem như một con đường và như vậy có thể hiểu là nhiều đường đi nhưng đều dẫn tới cái đích cuối cùng, đó là yêu cầu cần đạt được của chương trình từng môn học. Do vậy, đứng ở góc độ người quản lý, theo bà Chung, việc có nhiều bộ SGK sẽ không quá khó trong quá trình chỉ đạo thực hiện và đánh giá.
Phải thực hiện tốt để không "mất điểm"
Cô Trần Thị Tố Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tam Hợp (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) lo lắng bởi đây là chủ trương mới, nếu thực hiện không tốt thì sẽ “mất điểm” trong mắt phụ huynh, học sinh. Do đó, cô Oanh cho hay phải dựa trên một hệ thống văn bản của Bộ, Sở, Phòng và cho giáo viên tập huấn, nghiên cứu rất nhiều lần.
Từ tháng 2, tất cả các giáo viên của Trường Tiểu học Tam Hợp được giao nghiên cứu cả 5 bộ sách giáo khoa (được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt sử dụng cho chương trình phổ thông mới), dù ưu tiên nhóm dạy khối 1 nhiều hơn. Từ đó, các giáo viên phải đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của từng bộ sách.
Một giờ học Mỹ thuật tại Trường Tiểu học Tam Hợp (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). "Dù đã chọn xong các đầu sách nhưng ban đầu, giáo viên của trường vẫn cảm thấy bỡ ngỡ, mới mẻ. Tuy nhiên, chúng tôi lại thấy có thể sẽ rất thuận lợi bởi có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn, áp dụng vào được trong cuộc sống của các em học sinh” - Cô Oanh nói.
Cô Oanh cũng khẳng định: 5 bộ sách chỉ như là 5 con đường đi để đến đích trong chương trình dạy. Dù sách có khác nhau nhưng sau khi kết thúc, học sinh sẽ có những điểm chung về chuẩn phẩm chất, năng lực. Vì vậy, phụ huynh không cần lo lắng về chuyện mỗi trường học một sách, khi con chuyển trường có theo kịp được các bạn hay không.
Ông Phạm Khương Duy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc Ông Phạm Khương Duy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết tới đây sẽ có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình.
“Sở cũng đã tham mưu với UBND tỉnh để có một kế hoạch tổng thể cho việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK mới. Riêng với lớp 1, hiện chúng tôi đang xây dựng kế hoạch phối hợp với các nhà xuất bản có SGK mà các trường học ở tỉnh lựa chọn để phân chia thời gian bồi dưỡng. Tất cả các giáo viên dạy lớp 1 năm nay sẽ được bồi dưỡng đầy đủ 100% nội dung. Ngoài ra, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho toàn bộ giáo viên cấp tiểu học”.
Hoàng Lan
Bộ Giáo dục 2 lần không tuyển đủ tác giả để biên soạn một bộ sách giáo khoa
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép trường hợp đã có ít nhất 1 bộ SGK bảo đảm chất lượng thì Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước nữa.
">Giáo viên kể chuyện lần đầu tiên được chọn sách giáo khoa