Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong cộng đồng khởi nghiệp, các Quỹ đầu tư mạo hiểm... chủ động đề xuất sáng kiến, chính sách với Chính phủ và khẳng định Chính phủ luôn lắng nghe, sẵn sàng đón nhận, thảo luận về những đề xuất đó.

Quan điểm này được ông nhấn mạnh tại Hội thảo quốc tế “Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - bài học thực tiễn từ Israel” diễn ra sáng 21/9, khi kết luận về vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy khởi nghiệp, cũng như mong muốn của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp startup, các nhà đầu tư... để Việt Nam thực sự hình thành được một "hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo".

Với khởi nghiệp, Chính phủ "chấp nhận mạo hiểm"

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định tinh thần của Chính phủ với khởi nghiệp là "chấp nhận mạo hiểm". Ảnh: V.A

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, ông đã dành 5 tiếng hội thảo để lắng nghe rất nhiều ý kiến của các diễn giả, đại biểu đến từ trong lẫn ngoài nước, từ cơ quan QLNN cho đến các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, cộng đồng khởi nghiệp. "Các ý kiến đều toát lên một điểm rằng Việt Nam có tiềm năng để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo", ông nói.

Hiện nay, môi trường đầu tư đã thuận lợi hơn so với cách đây 5-7 năm. Xu hướng các Quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam cũng như doanh nghiệp startup thành lập mới đang tăng lên. Để minh chứng, Phó Thủ tướng đã dẫn ra các con số: chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm, mỗi tháng trung bình có thêm 10.000 doanh nghiệp mới thành lập.

Tuy nhiên, ông cũng đưa ra những lưu ý cho cơ quan quản lý và cộng đồng khởi nghiệp. Khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo, còn đổi mới sáng tạo lại quan hệ mật thiết với phát triển công nghệ cao và CNTT. Nhưng khi khởi nghiệp, không nên chỉ lưu ý mỗi yếu tố kỹ thuật mà còn phải xem trọng công tác đầu tư, thương mại, kinh doanh, trên quan điểm "Hiệu quả đầu tư là cao nhất". Ông cũng nhấn mạnh, khởi nghiệp là một quá trình không ngừng nghỉ, không có điểm dừng. Kể cả các tập đoàn lớn, các thành phố lớn vẫn cần tiếp tục khởi nghiệp, vì "càng khởi nghiệp nhiều thì cơ hội thành công càng tăng lên".

Phó Thủ tướng cũng nêu bật tinh thần của Chính phủ về khởi nghiệp: "Chấp nhận rủi ro và chấp nhận thất bại, vì đó là đầu tư mạo hiểm". Có người sẽ đặt câu hỏi, rủi ro cao như vậy sao Nhà nước lại tham gia phong trào khởi nghiệp? ông nêu vấn đề. Nhà đầu tư rót vốn cho startup vì lợi nhuận, bởi rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Còn Nhà nước thì được gì? Câu trả lời là được nhiều thứ: tăng việc làm, tăng thu nhập quốc gia, cải thiện tốc độ tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Một phần nào đó, Chính phủ cũng có thể tăng được nguồn thu khi các startup bắt đầu kinh doanh hiệu quả và trích nộp một phần doanh thu hoàn trả cho Nhà nước (như kinh nghiệm của Israel), song lợi ích lớn nhất, như ông nhấn mạnh, không thể tính bằng tiền.

Nhiều chính sách thúc đẩy khởi nghiệp

Tuy nhiên, vấn đề được cử tọa và cộng đồng khởi nghiệp quan tâm nhất ở Hội thảo chính là các chính sách, cơ chế của Nhà nước trong thời gian tới. Liệu Nhà nước sẽ làm gì để hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp? Nhà nước sẽ tổ chức thực thi các thể chế, chính sách đó ra sao? Vai trò của Chính phủ và chính quyền các địa phương như thế nào?

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nêu ra những việc mà Chính phủ đã, đang và sẽ làm. Trước mắt, một cổng thông tin khởi nghiệp và các trung tâm hỗ trợ thông tin cho khởi nghiệp sẽ được xây dựng; Chính phủ cũng đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội, cộng đồng về văn hóa và tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ sẽ là hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm, chẳng hạn như các cơ chế tài chính, tiếp cận tín dụng cho start-up, hình thành khuôn khổ pháp lý cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ tăng tốc khởi nghiệp... Song song với đó là thể chế, chính sách liên quan đến thuế như thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong các giai đoạn phát triển của start-up, hay quy định cho phép doanh nghiệp dùng tài sản trí tuệ, bằng sáng chế để thế chấp vay vốn ngân hàng..., các chính sách liên quan đến vai trò của ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đặc biệt, Chính phủ sẽ xác định rõ vai trò của Nhà nước trong hợp tác công tư ở các mô hình vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp. "Nếu ta hành chính hóa các vườn ươm khởi nghiệp, thay vì tuân theo quy luật thị trường thì sẽ rất nguy hiểm", ông lưu ý.

Đồng thời, ông cam kết Chính phủ sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đăng ký thành lập, hoạt động, rút lui khỏi thị trường, nhất là mở chi nhánh ở nước ngoài. "Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu và thể chế hóa trong những văn bản pháp lý liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Hỗ trợ DNVVN...".

Chính phủ luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp

Hiểu rõ những mong muốn của cộng đồng khởi nghiệp dành cho Chính phủ và chính quyền các địa phương, nhưng ở góc độ ngược lại, Phó Thủ tướng cũng chia sẻ thẳng thắn những mong muốn của Chính phủ đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp startup.

"Chúng tôi mong các startup mạnh dạn hơn, chấp nhận rủi ro, chia sẻ hợp tác để cùng nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức. Cộng đồng khởi nghiệp cần sáng tạo, đổi mới hơn nữa, chú trọng hơn vào hoạt động R&D", ông nói.

Quan trọng hơn, "Chính phủ cũng mong cộng đồng, các Quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần chủ động đề xuất sáng kiến, chính sách với Chính phủ, vì chỉ có các bạn mới hiểu hơn ai hết mình cần gì, cái gì là khả thi, cái gì thì không. Chính phủ lúc nào cũng lắng nghe và sẵn sàng đón nhận, thảo luận về những đề xuất này. Thậm chí các bạn có thể gửi thẳng đề xuất lên Thủ tướng", Phó Thủ tướng cam kết khẳng định.

Đánh giá về đề xuất của Hà Nội xin được thí điểm các cơ chế, chính sách để phát triển thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia, Phó Thủ tướng cho biết ông hoàn toàn tán thành và giao Hà Nội thực hiện. Song đề án cần được xây dựng bài bản, cụ thể để sau khi thí điểm có thể nhân rộng ra các địa phương khác.

"Một lần nữa, tôi xin khẳng định Chính phủ sẽ luôn đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp, cùng cộng đồng khởi nghiệp", Phó Thủ tướng kết luận.

T.C

 

 

 

 

" />

'Chính phủ luôn lắng nghe đề xuất của cộng đồng khởi nghiệp'

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong cộng đồng khởi nghiệp,ínhphủluônlắngngheđềxuấtcủacộngđồngkhởinghiệlich thi đâu ngoại hạng anh các Quỹ đầu tư mạo hiểm... chủ động đề xuất sáng kiến, chính sách với Chính phủ và khẳng định Chính phủ luôn lắng nghe, sẵn sàng đón nhận, thảo luận về những đề xuất đó.

Quan điểm này được ông nhấn mạnh tại Hội thảo quốc tế “Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - bài học thực tiễn từ Israel” diễn ra sáng 21/9, khi kết luận về vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy khởi nghiệp, cũng như mong muốn của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp startup, các nhà đầu tư... để Việt Nam thực sự hình thành được một "hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo".

Với khởi nghiệp, Chính phủ "chấp nhận mạo hiểm"

{ keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định tinh thần của Chính phủ với khởi nghiệp là "chấp nhận mạo hiểm". Ảnh: V.A

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, ông đã dành 5 tiếng hội thảo để lắng nghe rất nhiều ý kiến của các diễn giả, đại biểu đến từ trong lẫn ngoài nước, từ cơ quan QLNN cho đến các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, cộng đồng khởi nghiệp. "Các ý kiến đều toát lên một điểm rằng Việt Nam có tiềm năng để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo", ông nói.

Hiện nay, môi trường đầu tư đã thuận lợi hơn so với cách đây 5-7 năm. Xu hướng các Quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam cũng như doanh nghiệp startup thành lập mới đang tăng lên. Để minh chứng, Phó Thủ tướng đã dẫn ra các con số: chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm, mỗi tháng trung bình có thêm 10.000 doanh nghiệp mới thành lập.

Tuy nhiên, ông cũng đưa ra những lưu ý cho cơ quan quản lý và cộng đồng khởi nghiệp. Khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo, còn đổi mới sáng tạo lại quan hệ mật thiết với phát triển công nghệ cao và CNTT. Nhưng khi khởi nghiệp, không nên chỉ lưu ý mỗi yếu tố kỹ thuật mà còn phải xem trọng công tác đầu tư, thương mại, kinh doanh, trên quan điểm "Hiệu quả đầu tư là cao nhất". Ông cũng nhấn mạnh, khởi nghiệp là một quá trình không ngừng nghỉ, không có điểm dừng. Kể cả các tập đoàn lớn, các thành phố lớn vẫn cần tiếp tục khởi nghiệp, vì "càng khởi nghiệp nhiều thì cơ hội thành công càng tăng lên".

Phó Thủ tướng cũng nêu bật tinh thần của Chính phủ về khởi nghiệp: "Chấp nhận rủi ro và chấp nhận thất bại, vì đó là đầu tư mạo hiểm". Có người sẽ đặt câu hỏi, rủi ro cao như vậy sao Nhà nước lại tham gia phong trào khởi nghiệp? ông nêu vấn đề. Nhà đầu tư rót vốn cho startup vì lợi nhuận, bởi rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Còn Nhà nước thì được gì? Câu trả lời là được nhiều thứ: tăng việc làm, tăng thu nhập quốc gia, cải thiện tốc độ tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Một phần nào đó, Chính phủ cũng có thể tăng được nguồn thu khi các startup bắt đầu kinh doanh hiệu quả và trích nộp một phần doanh thu hoàn trả cho Nhà nước (như kinh nghiệm của Israel), song lợi ích lớn nhất, như ông nhấn mạnh, không thể tính bằng tiền.

Nhiều chính sách thúc đẩy khởi nghiệp

Tuy nhiên, vấn đề được cử tọa và cộng đồng khởi nghiệp quan tâm nhất ở Hội thảo chính là các chính sách, cơ chế của Nhà nước trong thời gian tới. Liệu Nhà nước sẽ làm gì để hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp? Nhà nước sẽ tổ chức thực thi các thể chế, chính sách đó ra sao? Vai trò của Chính phủ và chính quyền các địa phương như thế nào?

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nêu ra những việc mà Chính phủ đã, đang và sẽ làm. Trước mắt, một cổng thông tin khởi nghiệp và các trung tâm hỗ trợ thông tin cho khởi nghiệp sẽ được xây dựng; Chính phủ cũng đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội, cộng đồng về văn hóa và tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ sẽ là hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm, chẳng hạn như các cơ chế tài chính, tiếp cận tín dụng cho start-up, hình thành khuôn khổ pháp lý cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ tăng tốc khởi nghiệp... Song song với đó là thể chế, chính sách liên quan đến thuế như thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong các giai đoạn phát triển của start-up, hay quy định cho phép doanh nghiệp dùng tài sản trí tuệ, bằng sáng chế để thế chấp vay vốn ngân hàng..., các chính sách liên quan đến vai trò của ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đặc biệt, Chính phủ sẽ xác định rõ vai trò của Nhà nước trong hợp tác công tư ở các mô hình vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp. "Nếu ta hành chính hóa các vườn ươm khởi nghiệp, thay vì tuân theo quy luật thị trường thì sẽ rất nguy hiểm", ông lưu ý.

Đồng thời, ông cam kết Chính phủ sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đăng ký thành lập, hoạt động, rút lui khỏi thị trường, nhất là mở chi nhánh ở nước ngoài. "Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu và thể chế hóa trong những văn bản pháp lý liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Hỗ trợ DNVVN...".

Chính phủ luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp

Hiểu rõ những mong muốn của cộng đồng khởi nghiệp dành cho Chính phủ và chính quyền các địa phương, nhưng ở góc độ ngược lại, Phó Thủ tướng cũng chia sẻ thẳng thắn những mong muốn của Chính phủ đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp startup.

"Chúng tôi mong các startup mạnh dạn hơn, chấp nhận rủi ro, chia sẻ hợp tác để cùng nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức. Cộng đồng khởi nghiệp cần sáng tạo, đổi mới hơn nữa, chú trọng hơn vào hoạt động R&D", ông nói.

Quan trọng hơn, "Chính phủ cũng mong cộng đồng, các Quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần chủ động đề xuất sáng kiến, chính sách với Chính phủ, vì chỉ có các bạn mới hiểu hơn ai hết mình cần gì, cái gì là khả thi, cái gì thì không. Chính phủ lúc nào cũng lắng nghe và sẵn sàng đón nhận, thảo luận về những đề xuất này. Thậm chí các bạn có thể gửi thẳng đề xuất lên Thủ tướng", Phó Thủ tướng cam kết khẳng định.

Đánh giá về đề xuất của Hà Nội xin được thí điểm các cơ chế, chính sách để phát triển thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia, Phó Thủ tướng cho biết ông hoàn toàn tán thành và giao Hà Nội thực hiện. Song đề án cần được xây dựng bài bản, cụ thể để sau khi thí điểm có thể nhân rộng ra các địa phương khác.

"Một lần nữa, tôi xin khẳng định Chính phủ sẽ luôn đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp, cùng cộng đồng khởi nghiệp", Phó Thủ tướng kết luận.

T.C