您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng
NEWS2025-04-01 22:56:43【Ngoại Hạng Anh】5人已围观
简介 Pha lê - 27/03/2025 09:02 Nhận định bóng đá g vo dich tbnvo dich tbn、、
很赞哦!(37152)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Fortuna Mfou vs Gazelle, 22h00 ngày 27/3: Khách tự tin
- Văn Quyết lập công, Hà Nội FC vẫn phải chia điểm trước Hải Phòng
- Chelsea lập kỷ lục với chiến thắng 8
- Real Madrid quay ngoắt thái độ, tẩy chay Quả bóng vàng như thế nào?
- Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast vs Shanghai Port, 18h00 ngày 28/3: Khó thắng cách biệt
- Nguyễn Thị Hương bị loại, thể thao Việt Nam trắng tay tại Olympic 2024
- Jon Rahm tái xuất tại giải golf The Memorial Tournament
- Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc gia nhập ban huấn luyện tuyển Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Tractor, 22h45 ngày 28/3: Đả bại chủ nhà
- Các tay golf hàng đầu châu Âu tham dự Abu Dhabi Championship
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Dinamo Tbilisi vs Gareji, 18h00 ngày 28/3: Khó tin cửa trên
HAGL có chiến thắng bất ngờ trước CAHN (Ảnh: VPF).
Ít phút sau, lại là Minh Vương chuyền bóng và lại là Ngọc Quang thoát ra sau hàng thủ đội khách. Dù vậy, cú sút ngay sau đó của Châu Ngọc Quang lại quá nhẹ, không đủ để đánh bại thủ môn Nguyễn Filip.
Không ghi được bàn thắng trong những tình huống vừa nêu, nhưng Châu Ngọc Quang nói riêng và toàn đội HAGL nói chung không phải tiếc nuối quá lâu.
Phút 24, hậu vệ Lê Văn Sơn của HAGL trong pha lên tham gia tấn công, sút bóng dội cầu thủ phòng ngự của CAHN. Bóng bật ra, ngay lập tức Châu Ngọc Quang cướp bóng, anh đặt lòng kỹ thuật từ khoảng 13m, ghi bàn giúp HAGL dẫn trước 1-0.
Bị dẫn trước sau hiệp một, CAHN đẩy cao tốc độ tấn công trong hiệp hai. Bóng liên tục được nhồi vào khu vực 16m50 của đội chủ nhà. Các chân sút CAHN liên tiếp tung ra những pha dứt điểm.
Lần lượt những Vũ Văn Thanh, Phan Văn Đức, Alan Alexandre, Artur De Melo, Quang Hải bắn phá khung thành của đội bóng phố núi. Tuy nhiên, không lần nào các cầu thủ CAHN thành công trong những tình huống dứt điểm của họ.
Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng lối chơi nhiều tiểu xảo của các cầu thủ HAGL khiến cho đội CAHN ức chế. Các cầu thủ chủ nhà không ngần ngại phạm lỗi từ cách xa khu vực 16m50, không ngần ngại nằm sân, khiến cho trận đấu liên tục bị ngắt quãng.
HLV Mano Polking của CAHN nhiều phen ôm mặt nửa khóc nửa cười với các tình huống nằm sân câu giờ của cầu thủ chủ nhà.
Không lạ khi hiệp hai của trận đấu có đến 12 phút bù giờ. Tuy nhiên, hết 45 phút thi đấu chính thức và hơn 12 phút bù giờ của hiệp hai, CAHN vẫn bế tắc. Họ đành chấp nhận thất bại chung cuộc 0-1 trước HAGL.
Thắng trận này, HAGL bất ngờ leo lên đứng nhì bảng xếp hạng LPBank V-League 2024-25 với 12 điểm, còn CAHN xếp thứ 4 với 11 điểm.
">Các chân sút vô duyên, CLB Công an Hà Nội bất ngờ thua HAGL
Các VĐV Việt Nam hầu như không có khả năng giành huy chương tại Olympic (Ảnh: Getty).
Cộng cả hai kỳ SEA Games diễn ra trong 2 năm liên tiếp, thể thao Việt Nam giành được tổng cộng 801 huy chương. Tuy nhiên, gần hàng ngàn huy chương đấy không có ý nghĩa gì đối với đấu trường Olympic.
Những môn thi đấu liên quan đến thông số kỹ thuật gồm điền kinh, bơi, bắn súng, các thông số của chúng ta vẫn còn ở quá xa so với đấu trường Olympic.
Trong khi đó, những môn mang tính chất cảm tính (chấm điểm), như những màn biểu diễn ở các môn võ (karatedo, vovinam, wushu) vốn không xuất hiện tại Thế vận hội.
Ở các môn như lặn, pencak silat, cờ, khiêu vũ thể thao, bóng ném, kurash, thể hình, E-sport gần như là những môn không thể xuất hiện tại Olympic trong tương lai gần.
Việc đầu tư dàn trải như trên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lực, thời gian và cả sự tập trung của thể thao Việt Nam, khiến chúng ta càng dễ mất phương hướng.
Điều trớ trêu là những môn này lại giúp đoàn thể thao Việt Nam gom rất nhiều HCV ở hai kỳ SEA Games gần nhất, góp công rất lớn giúp chúng ta bỏ xa phần còn lại của Đông Nam Á ở các kỳ đại hội thể thao khu vực, nhưng lại không giúp được gì cho thể thao Việt Nam ở các kỳ Olympic.
Philippines bị Việt Nam bỏ xa ở các kỳ SEA Games, nhưng lại cực kỳ thành công ở Olympic (Ảnh: Getty).
Nhìn sang các đoàn thể thao khác ở Đông Nam Á, Philippines chỉ giành được 52 HCV tại SEA Games năm 2022, họ chỉ đứng hạng 4, bị Việt Nam bỏ rất xa trên bảng tổng sắp huy chương. Đến SEA Games 2023, Philippines tụt xuống hạng 5, với 58 HCV, tiếp tục bị đoàn thể thao Việt Nam bỏ xa trên bảng xếp hạng.
Tuy nhiên, ở Olympic Tokyo 2020, Philippines giành được một HCV, 2 huy chương bạc (HCB) và một huy chương đồng (HCĐ), đứng thứ 50 toàn đoàn, dẫn đầu Đông Nam Á tại Thế vận hội.
Đến Olympic Paris 2024, Philippines hiện có 2 HCV và 2 HCĐ, xếp hạng 29 toàn đoàn (tính đến hết buổi sáng 10/8), tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á.
Thua kém toàn diện nền thể thao Đông Nam Á ở Olympic 2024
Indonesia tại SEA Games năm 2022 chỉ giành được 69 HCV, xếp hạng 3, bị Việt Nam bỏ xa. Đến SEA Games 2023, Indonesia có 87 HCV, tiếp tục không so sánh được với thể thao Việt Nam ở Đông Nam Á vận hội.
Indonesia cũng là đoàn thường xuyên bị Việt Nam bỏ xa tại SEA Games, nhưng luôn thành công ở Olympic (Ảnh: Getty).
Nhưng ra đấu trường Olympic, Indonesia giành được 1 HCV, 1 HCB và 3 HCĐ tại Tokyo 2020, xếp hạng 55 toàn đoàn, thứ nhì Đông Nam Á tại Thế vận hội. Ở Paris 2024, họ giành được 2 HCV và một HCĐ, xếp 32 toàn đoàn, tiếp tục đứng nhì Đông Nam Á, chỉ sau Philippines.
Ngoài cầu lông luôn đảm bảo được huy chương cho Indonesia ở các kỳ Olympic khác nhau, họ còn có môn cử tạ rất mạnh. Eko Yuli Irawan (HCB Olympic Rio 2016 và Tokyo 2020) vừa hụt huy chương ở hạng cân 61kg nam ngày hôm trước, thì ngày hôm sau Rizki Juniansyah đã giành HCV cho cử tạ Indonesia ở hạng cân 73kg nam.
Chi tiết này cho thấy cử tạ thuộc xứ sở vạn đảo mạnh thực thụ, có tính chiều sâu và có tính kế thừa rất cao (Rizki Juniansyah mới 21 tuổi). Họ được đầu tư bài bản từ nhiều năm qua, được chuẩn bị kế hoạch tấn công đấu trường Olympic chứ không phải "ăn may".
Thể thao Việt Nam không có những VĐV dạng này và cũng không có những kế hoạch phát triển nhân lực, không có kế hoạch phát triển môn mũi nhọn hướng đến đấu trường Olympic dạng này.
Phía sau Trịnh Văn Vinh là khoảng trống mênh mông với cử tạ Việt Nam.
Bằng chứng là cũng trong môn cử tạ, niềm hy vọng hàng đầu của đội tuyển cử tạ Việt Nam, niềm hy vọng huy chương hàng đầu của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024 Trịnh Văn Vinh, vốn là VĐV bị cấm thi đấu từ năm 2019 - 2023, vì bị phát hiện dương tính với doping.
Thiếu mũi nhọn và thiếu định hướng ở sân chơi Olympic
Trong chừng ấy năm, chúng ta không tìm được người nào thay thế tốt hơn. Để rồi chúng ta tiếp tục đặt kỳ vọng huy chương vào Trịnh Văn Vinh ngay khi anh trở lại thi đấu hồi năm ngoái, dẫu biết rằng khoảng thời gian 4 năm bị cấm thi đấu chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến phong độ và cảm giác đứng trên sân chơi đỉnh cao của VĐV này.
Thể thao Việt Nam không có VĐV mũi nhọn, cũng không có môn thế mạnh ở đấu trường Olympic giống các quốc gia Đông Nam Á. Ví dụ như Thái Lan gần như đảm bảo được việc sẽ giành được HCV ở hạng cân 49kg nữ trong môn taekwondo, bởi họ sở hữu nữ võ sĩ Panipak Wongpattanakit bất khả chiến bại ở hạng cân này.
Sở hữu võ sĩ siêu mạnh Panipak Wongpattanakit, Thái Lan gần như cầm chắc HCV trong môn taekwondo, từ trước khi Olympic khai diễn (Ảnh: Reuters).
Thái Lan cũng đảm bảo sẽ luôn có huy chương ở các hạng cân nhẹ trong môn quyền anh: Janjaem Suwannapheng giành HCĐ ở hạng cân 66kg nữ.
Hiện tại, Thái Lan phát triển thêm môn cử tạ: Theerapong Silachai giành HCB hạng cân 61kg nam, Weeraphon Wichuma giành HCB hạng cân 73kg nam, Surodchana Khambao giành HCĐ hạng cân 49kg nữ và cầu lông: Kunlavut Vitidsarn giành HCB nội dung đơn nam.
Philippines phát triển thêm môn thể dục dụng cụ (TDDC), với Carlos Yulo đi vào lịch sử thể thao Đông Nam Á, khi là người đầu tiên trong khu vực này giành được 2 HCV trong cùng một kỳ Olympic, ở các nội dung bài biểu diễn trên sàn và nội dung nhảy chống nam.
Thái Lan có thêm tay vợt Kunlavut Vitidsarn được dự đoán sẽ thống trị cầu lông đơn nam thế giới trong tương lai gần (Ảnh: Getty).
Philippines bắt đầu tấn công vào môn điền kinh, với Obiena về thứ 4 ở nội dung nhảy sào nam. Anh này có cùng thành tích 5m90 với người giành HCĐ ở nội dung này, chỉ kém chỉ số phụ.
Điền kinh là môn "nữ hoàng", môn hấp dẫn nhất, khốc liệt nhất ở các kỳ Olympic, dám tấn công vào môn điền kinh cho thấy tham vọng của thể thao Philippines rất lớn.
Quay lại với thể thao Việt Nam, sau thất bại của Trịnh Văn Vinh trong môn cử tạ, của Trịnh Thu Vinh trong môn bắn súng, chúng ta có thể tìm thấy VĐV nào khác, có thể tìm thấy môn nào khác để hy vọng vào việc giành huy chương Olympic sau đây 4, 8 hay 12 năm là điều không dễ trả lời?
Thành tích của các đoàn thể thao Đông Nam Á ở Olympic Paris 2024 tính đến 16h00 ngày 10/8:
Philippines: 2 HCV, 2 HCĐ (hạng 29 ở Olympic 2024)
Indonesia: 2 HCV, 1 HCĐ (hạng 32)
Thái Lan: một HCV, 3 HCB, 2 HCĐ (hạng 37)
Malaysia: 2 HCĐ (hạng 78)
Singapore: 1 HCĐ (hạng 80)
">Thể thao Việt Nam cần học hỏi gì từ các quốc gia Đông Nam Á?
Dù tha thiết ở lại Man Utd nhưng HLV Van Nistelrooy vẫn chưa nhận được lời đảm bảo về tương lai (Ảnh: Getty).
Điều quan trọng, Van Gol đã truyền tải sự máu lửa của mình vào các học trò. Họ đã trình diễn bộ mặt tươi tắn hơn, thay vì thi đấu bạc nhược dưới thời HLV Ten Hag. Những cầu thủ như Bruno Fernandes, Amad Diallo… đã thi đấu tốt hơn rất nhiều khi thể hiện tinh thần quyết chiến.
HLV Van Nistelrooy có nguyện vọng ở lại làm trợ lý cho tân HLV Ruben Amorim. Ông chia sẻ: "Trước khi tới Man Utd, tôi đã muốn trở thành HLV trưởng. Tôi đã được Ban lãnh đạo đội bóng trao cho cơ hội tuyệt vời để dẫn dắt Man Utd.
Tôi muốn tiếp tục ở lại Man Utd, tạm thời gạt bỏ tham vọng làm HLV trưởng sang một bên. Tôi muốn giúp đỡ điều gì đó cho đội bóng. Tôi còn hai trận đấu nữa, trước khi nhường vị trí cho HLV mới. Mọi người đều tập trung vào hai trận đấu này, trước khi chào đón HLV Amorim. Tôi sẽ nỗ lực hết mình để giúp đội bóng chơi tốt hơn.
Tôi chỉ tạm thời dẫn dắt đội bóng trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng tới mục đích ban đầu. Tôi sẽ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với HLV mới và giúp ông ấy đưa Man Utd tiến về phía trước".
HLV Van Nistelrooy sốt ruột về tương lai của mình (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, bất chấp Van Nistelrooy đang làm tốt, ông không nhận bất kỳ sự đảm bảo nào về tương lai từ Ban lãnh đạo Man Utd hay HLV Ruben Amorim. Điều đó khiến cho Van Gol tỏ ra vô cùng sốt ruột.
Chia sẻ với TNT Sport, HLV người Hà Lan chia sẻ: "Tôi đã kiểm tra điện thoại ngay sau khi rời bàn phỏng vấn. Tôi cũng bật Wi-Fi mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhận được thông tin gì mới cả. Hãy kiên nhẫn chờ đợi".
Theo nguồn tin từ báo giới Anh, nhiều cầu thủ Man Utd mong muốn HLV Van Nistelrooy ở lại cống hiến cho CLB. Tuy nhiên, nhiều người lo sợ rằng hào quang của Van Gol ở Old Trafford sẽ lấn át HLV Ruben Amorim. Do đó, ông thầy người Bồ Đào Nha chưa chắc giữ chân Van Nistelrooy.
HLV Ruben Amorim sẽ mang theo ba trợ lý Carlos Fernandes, Adelio Candido, Emanuel Ferro, cùng với HLV thủ môn Jorge Vital và HLV thể lực Paulo Barreira. Ông thầy người Bồ Đào Nha chưa xác nhận có bổ sung Van Nistelrooy vào đội ngũ trợ lý của mình hay không.
Tương lai của Van Gol sẽ sáng tỏ vào ngày 11/11, khi HLV Amorim chính thức tới tiếp quản Man Utd.
">Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy
Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 29/3: Tiếp tục bay cao
Nhà vô địch Olympic Paris môn bóng bàn nội dung đơn nữ Chen Meng quyết định giã từ đội tuyển quốc gia (Ảnh: Sohu).
Người tuyên bố giã từ đội tuyển quốc gia Trung Quốc đầu tiên là tay vợt bóng bàn nữ số 2 thế giới Chen Meng. VĐV sinh năm 1994 là người góp công lớn cho đoàn thể thao Trung Quốc với cú đúp HCV ở nội dung đơn nữ và đồng đội nữ ở Olympic Paris 2024.
Dù bị đánh giá thấp hơn Sun Yingsha (tay vợt nữ của Trung Quốc đang xếp hạng số một thế giới) nhưng Chen Meng một lần nữa đánh bại người đồng đội để giành HCV đơn nữ danh giá. Ở Olympic Tokyo 3 năm về trước, chính Chen Meng đánh bại Sun Yingsha ở nội dung này nhờ bản lĩnh và kinh nghiệm trận mạc dày dặn.
Ở nội dung đồng đội nữ, bản lĩnh đã giúp Chen Meng và đồng đội vượt qua đội tuyển Nhật Bản để giành HCV, qua đó có kỳ Olympic lần thứ 5 liên tiếp đăng quang ngôi vương ở nội dung này.
Tuy nhiên ở tuổi 30, nữ VĐV của Trung Quốc chính thức tuyên bố giã từ đội tuyển quốc gia và khiến nhiều người hâm mộ cảm thấy tiếc nuối.
Tay vợt bóng bàn nam số một thế giới người Trung Quốc, Fan Zhendong ám chỉ sẽ rời đội tuyển quốc gia ở tuổi 27 (Ảnh: Sohu).
Một VĐV khác ám chỉ giã từ đội tuyển bóng bàn quốc gia thông qua những chia sẻ trên mạng xã hội là Fan Zhendong. Cũng như Chen Meng, Fan Zhendong là tay vợt nam xếp hạng số 2 thế giới, lập cú đúp HCV ở nội dung đơn nam và đồng đội nam.
Bất chấp người đồng đội Wang Chuqin (số một thế giới) bị loại ngay từ trận ra quân ở nội dung đơn nam sau sự cố gãy vợt, Fan Zhendong vượt qua những áp lực để đánh bại tất cả đối thủ bảo vệ tấm HCV Olympic nội dung đơn nam cho đoàn thể thao Trung Quốc ở Thế vận hội Paris.
Chính anh góp công lớn với những trận thắng liên tiếp để giúp Trung Quốc có 5 kỳ liên tiếp vô địch ở nội dung đồng đội nam.
Tay vợt thứ ba giã từ đội tuyển quốc gia chính là huyền thoại bóng bàn Ma Long, khi anh tuyên bố Olympic Paris sẽ là kỳ Thế vận hội cuối cùng anh khoác áo đội tuyển Trung Quốc.
Ma Long là tay vợt đã giành được hầu hết các danh hiệu đẳng cấp thế giới trong sự nghiệp của mình và là một trong những tay vợt vĩ đại nhất trong lịch sử bóng bàn của Trung Quốc cũng như thế giới.
Huyền thoại bóng bàn Ma Long (phải) sẽ rời đội tuyển quốc gia sau tấm HCV nội dung đồng đội nam ở Olympic Paris 2024 (Ảnh: Getty).
Việc các tay vợt trên tuyên bố giải nghệ khiến người Trung Quốc cảm thấy lo lắng về ngôi vị số một của mình ở các kỳ Olympic tiếp theo. Theo tờ Sohu, đội tuyển bóng bàn Trung Quốc sẽ không còn mạnh như trước nếu thiếu đi những tay vợt nói trên, khi họ đều là những VĐV có bản lĩnh dày dặn trên đấu trường quốc tế.
"Các tay vợt của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thụy Điển đều khiến Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn ở Olympic Paris vừa qua, đa số họ vẫn là những tài năng trẻ và sẽ tiếp tục chín muồi ở các kỳ Thế vận hội tiếp theo.
Những tay vợt như Truls Moregardh (Thụy Điển), Felix Lebrun (Pháp), Lin Jun Ju (Đài Loan, Trung Quốc), Harimoto (Nhật Bản) sẽ là đối trọng rất lớn đối với Trung Quốc ở các kỳ Olympic tiếp theo.
Tương tự những tay vợt nữ Shin Yubin (Hàn Quốc), Miwa Harimoto (Nhật Bản) cũng sẽ sẵn sàng lật đổ người Trung Quốc trong những năm tới", tờ Sohubày tỏ sự lo ngại.
">Hàng loạt tay vợt giải nghệ, Trung Quốc lo ngại hết thống trị môn bóng bàn
Theo báo giới Tây Ban Nha, Nadal muốn dồn sức cho Olympic Paris 2024 và không muốn mạo hiểm ở Wimbledon với chấn thương khiến anh không có được thể trạng tốt nhất hai năm qua.
Rafael Nadal thông báo không tham dự Wimbledon 2024 diễn ra tại Anh từ ngày 1/7 đến 14/7 (Ảnh: Getty).
Ngoài ra, Nadal đang làm quen với sân đất nện suốt hai tháng qua và không muốn thay đổi trước khi bước vào Olympic Paris. Đây là lần thứ 6 Nadal không dự Wimbledon, anh cũng 5 lần quyết định không thi đấu ở US Open.
Trong sự nghiệp của mình, Nadal có được hai lần vô địch Wimbledon. Lần cuối cùng anh tham gia giải Grand Slam tại nước Anh là ở Wimbledon 2022, giải đấu Nadal phải rút lui ở trận bán kết với Nick Kyrgios do chấn thương.
Giống như Nadal, Djokovic cũng nhiều khả năng không dự Wimbledon 2024 do chấn thương. Tay vợt người Serbia cần thời gian để hồi phục chấn thương đầu gối trước thềm Olympic Paris.
Bác sĩ Antoine Gerometta (người đã thực hiện ca phẫu thuật sụn chêm cho Novak Djokovic) chia sẻ với tờ L'Equipe (Pháp): "Quá trình hồi phục sẽ tiến triển từng ngày, nhưng không thể dự đoán trạng thái sẽ như thế nào sau hai tuần nữa. Nhưng để Djokovic hồi phục 100% trong ba tuần nữa, điều đó thực sự khó đạt được.
Nếu là người khác thì đã phải nhập viện với cái đầu gối bó cứng, nó hoàn toàn tắc nghẽn và chỉ được giải quyết bằng phẫu thuật. Djokovic là người đặc biệt trong việc chịu đựng chấn thương".
">Rafael Nadal không tham dự Wimbledon 2024
Cú ngã khiến Lamecha Girma bất tỉnh và mất huy chương vàng Olympic (Ảnh: Reuters).
Thế nhưng, sự cố xảy ra khi Lamecha Girma chỉ còn cách đích chừng 300m. Sau tình huống vượt chướng ngại vật lỗi, VĐV người Ethiopia đã mắc đầu gối của mình vào chiếc rào cao khiến anh ngã ra sân.
Cú ngã rất mạnh, trong tư thế lộn nhào khiến cho VĐV này không thể đứng dậy được. Đội ngũ y tế ngay lập tức vào sân, nẹp cổ rồi đưa Lamecha Girmara ra ngoài bằng cáng.
Theo thông tin từ tờ L'Equipe, VĐV Ethiopia đã bất tỉnh trong lúc va chạm. Sau đó, anh tỉnh lại, nói được vài câu trước khi được đưa tới bệnh viện ở Paris để khám sức khỏe.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của Lamecha Girma được cho là tốt hơn. Tuy nhiên, anh cần phải nằm ở bệnh viện tĩnh dưỡng thêm vài ngày.
Đội ngũ y tế đưa Lamecha Girmara ra ngoài bằng cáng (Ảnh: Getty).
Việc Lamecha Girma ngã ở gần với vạch đích là sự cố vô cùng đáng tiếc. Nó khiến cho anh mất đi tấm huy chương vàng (HCV) Olympic. Nên nhớ, VĐV người Ethiopia đang nắm giữ kỷ lục thế giới ở nội dung chạy 3.000m vượt chướng ngại vật với thành tích 7 phút 52 giây 11. Thành tích này được thực hiện ở giải Diamond League tại Paris vào năm 2023.
Trước đó, Lamecha Girma đã giành huy chương bạc ở nội dung này tại Giải vô địch thế giới 2019 (Doha), Giải vô địch thế giới 2022 (Eugene) và Giải vô địch thế giới 2023 (Budapest).
Lamecha Girma được đưa tới bệnh viện (Ảnh: Instagram).
VĐV Soufiane El Bakkali của Morocco đã giành tấm huy chương vàng ở nội dung này với thành tích 8 phút 06 giây 05. Giành huy chương bạc là VĐV người Mỹ, Kenneth Rooks. Còn Abraham Kibiwot của Kenya đã giành tấm huy chương đồng.
Trong đó, Soufiane El Bakkali là người thứ hai bảo vệ thành công tấm huy chương vàng Olympic ở nội dung chạy 3.000m vượt chướng ngại vật. Trước đó, chỉ có Volmari Iso-Hollo của Phần Lan làm được ở Olympic Berlin 1936.
">Kỷ lục gia thế giới bất tỉnh sau cú ngã kinh hoàng ở Olympic