您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1: Phong độ sa sút
NEWS2025-01-24 14:28:05【Công nghệ】0人已围观
简介 Chiểu Sương - 19/01/2025 23:51 Ngoại Hạng Anh thời tiết ngày mai có mưa khôngthời tiết ngày mai có mưa không、、
很赞哦!(816)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Svay Rieng, 18h00 ngày 22/1: Hướng tới ngôi đầu
- Trần Tiểu Vy được mẹ ủng hộ tình thần tại Miss World 2018
- Chung kết Miss supranational
- Dự báo sốc về 'chuyện ấy' trong 25 năm tới
- Soi kèo góc Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1
- Hướng đến phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh tại Bình Thuận
- Đề thi thử nghiệm môn Hóa học kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
- Foxconn bắt đầu sản xuất iPhone 15 tại Ấn Độ khi Apple giảm phụ thuộc Trung Quốc
- Nhận định, soi kèo Bengaluru vs Odisha, 21h00 ngày 22/1: Bỏ lỡ top 2
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh các trường quân đội thí sinh phải biết
热门文章
- Kèo vàng bóng đá Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Khách đáng tin
- Thanh Lam, Bằng Kiều, Mỹ Linh hội tụ tại ‘The Legend Concert 02’
- Tình tiết kẹt súng gây sốc trong vụ ám sát CEO UnitedHealthcare
- Tuyển sinh đại học 2017: Mở rộng đối tượng xét tuyển vào cao đẳng, trung cấp các trường công an
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
Trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, UBND huyện Tam Dương đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số gắn với các mục tiêu cụ thể; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị 2 cấp huyện, xã được trang bị máy tính mạng LAN, kết nối Internet băng thông rộng cố định để phục vụ công tác chuyên môn; thực hiện kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng đến 26 đơn vị, địa phương, đồng bộ đến cấp xã. 100% lãnh đạo UBND cấp xã trở lên sử dụng thành thạo chữ ký số và các phần mềm công nghệ thông tin dùng chung liên thông 2 cấp huyện, xã; 100% văn bản điện tử gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp huyện đến cấp xã được ký số thay thế văn bản giấy (trừ văn bản bí mật Nhà nước và văn bản khó số hóa).
Đồng thời, 100% cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan UBND huyện, UBND 13 xã, thị trấn đã được trang bị hòm thư điện tử công vụ; trong đó, 100% cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, 80% cán bộ công chức, viên chức cấp xã sử dụng hòm thư công vụ trong xử lý công việc, góp phần đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dân, doanh nghiệp.
Từng bước xây dựng chính quyền số, Tam Dương đã phối hợp triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng tỉnh; duy trì hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến cấp huyện, xã; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; Cổng Thông tin điện tử; thư điện tử; hệ thống thông tin báo cáo. Việc sử dụng hiệu quả hệ thống Quản lý văn bản điều hành trong các cơ quan hành chính Nhà nước từ huyện đến xã đã tạo thành hệ thống liên thông trong việc gửi, nhận và xử lý văn bản điện tử trên địa bàn huyện. 6 tháng đầu năm, tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử ký số của UBND huyện đạt 100%; của UBND cấp xã đạt 99,86%. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 182 cơ quan, đơn vị và cá nhân đã được cấp chứng thư số; dịch vụ công trực tuyến toàn phần và một phần, toàn huyện đạt 93,38%. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến gồm 1 điểm tập trung tại UBND huyện, 13 điểm tại UBND các xã, thị trấn đã được vận hành hiệu quả, phục vụ các cuộc họp từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã, góp phần tiết kiệm thời gian, ngân sách, bảo đảm nhiều thành phần cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia hội nghị. Toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn hiện đang duy, vận hành hiệu quả phần mềm một cửa điện tử liên thông, đạt 100%.
Về phát triển kinh tế số, huyện khuyến khích người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, quảng bá trên không gian mạng; nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đến nay, 100% doanh nghiệp trên địa bàn huyện sử dụng nền tảng hóa đơn điện tử; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán - POS không dùng tiền mặt. Toàn huyện có khoảng 40% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại tổ chức tín dụng; 60% cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà sử dụng qua các kênh thanh toán điện tử.
Hạ tầng băng rộng cáp quang, kết nối Internet đã được phủ đến 130/130 thôn tổ dân phố trên địa bàn huyện. Tỷ lệ cao về thuê bao Internet băng rộng cố định và thuê bao Internet băng rộng di động đã thúc đẩy xã hội số huyện Tam Dương phát triển, hiện 85,5% dân số của huyện được lập và quản lý hồ sơ sức khỏe trên phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân. Các cơ sở khám bệnh chữa bệnh, cơ sở giáo dục đã triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để hỗ trợ người dân.
Đặc biệt, với cách tiếp cận mới nhằm tăng cường số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số hướng tới cấp cơ sở, thôn, tổ dân phố sử dụng tốt các ứng dụng, tiện ích và hướng dẫn giúp đỡ người xung quanh tham gia thúc đẩy xã hội số phát triển, đến hết tháng 5/2023, đã có 750 người tại cấp xã, thôn, tổ dân phố, doanh nghiệp đăng ký tham gia các khóa học về chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà Onetouch do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, tổ chức.
Công tác quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn an ninh thông tin được huyện quan tâm đặc biệt; việc cập nhật các kiến thức về bảo đảm an toàn an ninh thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin đã được đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện thường xuyên; các cơ quan, đơn vị đã ban hành quy định, quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống thông tin tại cơ quan, đơn vị.
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, hướng đến phát triển chính quyền số, kinh tế số theo lộ trình đề ra, huyện Tam Dương tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp; trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp khai thác các dịch vụ công trực tuyến, khuyến khích người dân ứng dụng chuyển đổi số trong mọi mặt của cuộc sống; nâng cao trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện đối với các đơn vị được phân công phụ trách, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác này. Đồng thời, tiếp tục đầu tư trang bị phục vụ công tác chuyển đổi số; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chuyển đổi số vào thành tích thi đua của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.
Theo Hồng Yến (Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc)
">Tam Dương đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ người dân
Tại tỉnh Bình Định, Cổng thông tin điện tử tỉnh (https://binhdinh.gov.vn/) và Cổng dịch vụ công tỉnh (https://dichvucong.binhdinh.gov.vn) đã triển khai mục nhận thông tin hỏi đáp và tiếp nhận các phản ánh, thắc mắc của người dân, doanh nghiệp.
Nếu như trước đây, người dân, doanh nghiệp muốn phản ánh, kiến nghị tới chính quyền phải lên tận các cơ quan, đặt lịch làm việc, hoặc chờ đến kỳ tiếp xúc cử tri, họp tổ dân phố hay gọi điện qua đường dây nóng thì nay có thể phản ánh tới chính quyền ở mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng cách phản ánh kiến nghị trên điện thoại thông minh, máy tính kết nối với Internet.
Anh Nguyễn Thanh Tuấn (ngụ huyện Hòai Nhơn, Bình Định) chia sẻ, vừa qua anh có thắc mắc về chi phí chia tách thửa đất và cách nộp hồ sơ để tách thửa. Sau đó, anh Tuấn dùng điện thoại truy cập Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định tìm mục “hỏi đáp” gửi câu hỏi đi. Sau hơn 2 ngày, anh nhận được câu trả lời chi tiết các thủ tục cần thiết.
“Trước đây, khi thắc mắc hay cần phản ánh gì tôi phải trực tiếp đến cơ quan liên quan để trình bày, còn bây giờ ngồi nhà bấm máy cũng trao đổi với chính quyền được. Trong thời điểm chuyển đổi số những cách làm của tỉnh như vậy rất hay và gần gũi với người dân”, anh Tuấn bày tỏ.
Anh Nguyễn Dư (ngụ Bình Định) cho biết, vừa qua anh đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, tuy nhiên anh không biết địa chỉ nào nộp hồ sơ nhanh chóng và tiện lợi nên đã gửi câu hỏi đến cổng dịch vụ công tỉnh. Sau đó, anh Dư nhận được câu trả lời hướng dẫn địa chỉ nộp hồ sơ.
“Những điều tưởng chừng nhỏ này nhưng với tôi rất cần thiết, thời điểm công nghệ tỉnh thực hiện những mục hỏi đáp điện tử này tạo thuận tiện, đỡ mất thời gian cho người dân và cơ quan chức năng”, anh Dư chia sẻ.
Phân quyền đến từng đơn vị để trả lời cho người dân
Theo tìm hiểu, chuyên mục “hỏi – đáp” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định được quyết định triển khai từ năm 2020. Sau khi tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh gửi đến, ban biên tập của cổng thông tin sẽ phân loại để chuyển đến các cơ quan liên quan.
Sau đó, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi trong thời gian không quá 4 ngày làm việc, trường hợp câu hỏi mang tính chất phức tạp, cần có sự phối hợp liên ngành thì việc gửi câu trả lời không quá 7 ngày làm việc và phải có thông tin phản hồi để ban biên tập thông tin đến tổ chức, cá nhân. Sau khi có kết quả phản hồi từ các cơ quan đơn vị, ban biên tập công khai kết quả trả lời trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Trao đổi với VietNamNet, ông Đặng Hoài Vinh - Giám đốc Trung tâm Tin học - Công báo (Văn phòng UBND tỉnh Bình Định) cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay có tất cả 52 câu hỏi được người dân gửi lên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trong đó có 49/52 câu hỏi đã có văn bản trả lời.
“Từ những thắc mắc của người dân phản ánh được nhanh chóng trả lời, qua đó giúp tỉnh xây dựng chính quyền điện tử thân thiện, gần với người dân hơn”, ông Vinh chia sẻ.
Trong khi đó, tại Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định những kiến nghị, phản ánh được gửi lên cổng sẽ được phân quyền đến đúng từng đơn vị liên quan để trả lời cho người dân, doanh nghiệp. Các câu trả lời sẽ được hiển thị ngay trên cổng để người dân thuận tiện nắm bắt. Trường hợp đơn vị nào chậm trả lời sẽ có thông báo nhắc nhở.
Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến nay, về phản ánh kiến nghị Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định đã tiếp nhận 73 trường hợp, đã trả lời 61 trường hợp, còn 12 trường hợp đang xử lý. Còn về câu hỏi thắc mắc của người dân đã tiếp nhận 187 câu và đã trả lời 149 câu, còn lại đang xử lý.
Hồ Giáp
">Rút ngắn khoảng cách, người dân Bình Định được 'chất vấn' chính quyền qua mạng
- Chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard (Hoa Kỳ) đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa ĐH Harvard với các đại học của Việt Nam nói riêng và hợp tác giáo dục giữa hai nước nói chung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc
Đánh giá Harvard là trường đại học danh tiếng trên thế giới, Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác giáo dục với Hoa Kỳ nói chung và trường nói riêng.
Thủ tướng cũng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của ĐH Harvard thời gian qua, trong đó có việc các thành viên của Chương trình Việt Nam thuộc ĐH Harvard đã tích cực ủng hộ và phối hợp hiệu quả với Việt Nam tổ chức thành công chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP).
Thủ tướng cho rằng một đất nước muốn phát triển thành công thì phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định.
Thủ tướng đề nghị ĐH Harvard tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo về lãnh đạo, quản trị đại học. Về chương trình VELP, Thủ tướng mong cá nhân bà Hiệu trưởng và trường tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tìm kiếm nguồn tài trợ từ các đối tác của trường để tiếp tục duy trì chương trình.
Thủ tướng cũng mong muốn bà Drew Gilpin Faust quan tâm để tăng số sinh viên Việt Nam theo học tại ĐH Harvard trong thời gian tới và tin tưởng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Drew Gilpin Faust cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; bày tỏ cảm ơn Thủ tướng ủng hộ các hoạt động của trường tại Việt Nam. Bà mong muốn những chương trình giảng dạy tại Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) sẽ trở thành mô hình hợp tác, kết nối giữa các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam với Hoa Kỳ.
Bà đánh giá cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chú trọng giá trị giáo dục, đều nhận thức rõ tri thức có thể giải quyết các thách thức mà hai nước đang phải đối phó. Bà tin tưởng chắc chắn có nhiều cơ hội hợp tác giữa ĐH Harvard và Việt Nam, nhất là nỗ lực để sinh viên Việt Nam theo học tại ĐH Harvard nhiều hơn thời gian tới.
Bà vui mừng cho biết ĐH Harvard đang mở rộng hoạt động hợp tác với các đại học của Việt Nam như đang xúc tiến hợp tác với một số trường đại học y. Harvard rất chú trọng những hợp tác này và nỗ lực ủng hộ việc nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam. Trường cũng quyết tâm hỗ trợ và thúc đẩy Dự án FUV thành công ở Việt Nam.
Bà chia sẻ qua chuyến thăm làm việc tại Việt Nam lần này, bà đã thu được nhiều kinh nghiệm tuyệt vời, giúp ĐH Harvard và Việt Nam gắn bó hơn. Việc tăng cường quan hệ hợp tác với các nước là vô cùng quan trọng, là tiền đề thu hút những tài năng của các nước đến học tập tại ĐH Harvard.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
">Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hiệu trưởng ĐH Harvard
Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1: Hết động lực thi đấu
- - Trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Nhật Bản, chiều 16/2/2017, Phó Hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Việt Nhật (Trường ĐH Việt Nhật) Vũ Anh Dũng đã có buổi làm việc với Hiệu trưởng ĐH Quốc lập Yokohama (ĐH Yokohama) Hasebe Yuichi về thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa 2 trường.
Phó Hiệu trưởng thường trực ĐH Việt Nhật Vũ Anh Dũng và Hiệu trưởng ĐHQuốc lập Yokohama Hasebe Yuichi
Tham gia đoàn công tác phía Trường ĐH Việt Nhật có Giám đốc chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Phạm Thị Liên và một số giảng viên trong chương trình.
Về phía ĐH Yokohama có sự tham dự của Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh Hiroshi Morita, Đồng Giám đốc chương trình MBA của Trường ĐH Việt Nhật phía Nhật Bản Matsui Yoshiki, đại diện của Phòng hợp tác quốc tế của ĐH Yokohama cùng đại diện của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA.
Đoàn công tác của Trường ĐH Việt Nhật và ĐH Yokohama thăm và làm việc tạitập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi
Tại buổi làm việc PHT thường trực Vũ Anh Dũng đã thông báo tới Hiệu trưởng Hasebe về kết quả đạt được của chương trình MBA đã triển khai tại Trường ĐH Việt Nhật từ tháng 9/2016 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Trường ĐH Việt Nhật và ĐH Yokohama.
Đến thời điểm tháng 2/2017, Học kỳ I khoá học MBA đầu tiên của ĐH Việt Nhật đã kết thúc và học viên được đánh giá đạt kết quả tốt bởi đội ngũ giáo sư hàng đầu tham gia giảng dạy trong chương trình của cả 2 phía. Ngoài việc được trang bị về kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tiễn qua các buổi nói chuyện chuyên đề bởi doanh nghiệp, học viên cũng được học về văn hoá Nhật Bản, rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, trách nhiệm, coi trọng yếu tố chất lượng… và trau dồi ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật.
Đoàn công tác của ĐH Việt Nhật và ĐH Yokohamathăm và làm việc tại tập đoàn ô tô Toyota (trong ảnh: Trình diễn công nghệ dậpkhung xe tiên tiến hàng đầu thế giới)
Trước đó, để chuẩn bị cho kỳ thực tập và học tập 3 tháng tại Nhật Bản của học viên MBA khoá I được triển khai vào tháng 9/2017, Đoàn công tác của Trường ĐH Việt Nhật cùng với phía ĐH Yokohama đã đi thăm tiền trạm và làm việc với một số doanh nghiệp Nhật Bản như Nhà máy xử lý rác thải Tsurumi tại thành phố Yokohama, Trung tâm phân loại và tái chế rác thải Tsurumi, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi, Công ty bia Kirin – nhà máy sản xuất tại Yokohama, Tập đoàn ô tô Nissan - Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Nissan tại Oppama, tập đoàn ô tô Toyota – Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Toyota Motomachi tại thành phố Toyota thuộc tỉnh Nagoya, nơi tập đoàn ô tô Toyota hình thành và phát triển, công ty gốm sứ Noritake… Triển khai các hoạt động thực tập, thực tế và trải nghiệm tại các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản sẽ giúp các học viên trong chương trình MBA của Trường ĐH Việt Nhật hiểu và vận dụng được triết lý về sự phát triển bền vững, về tinh thần khởi nghiệp và quản trị - kinh doanh theo phương thức Nhật Bản.
Hiệu trưởng Hasebe vui mừng trước các kết quả đạt được của chương trình MBA tại Trường ĐH Việt Nhật và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quốc tế hoá hoạt động của nhà trường, đặc biệt với quốc gia như Việt Nam. Các giáo sư hàng đầu của ĐH Yokohama đã và đang tích cực tham gia trong chương trình MBA cũng như đưa ra các ý tưởng hợp tác trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí trong thời gian tới sẽ thúc đẩy các hoạt động hợp tác toàn diện theo chiều sâu giữa Trường ĐHVN và ĐH Yokohama, cụ thể gồm:Nhất trí tăng cường hợp tác toàn diện giữa Trường ĐH Việt Nhật và ĐH Yokohama (trong ảnh: Hiệu trưởng ĐH Yokohama Hasebe Yuichi, Phó HT thường trực Trường ĐH Việt Nhật Vũ Anh Dũng, Trưởng khoa QTKD Hiroshi Morita, Giám đốc CT QTKD Phạm Thị Liên, Đồng Giám đốc CT QTKD Matsui Yoshiki, cùng đại diện JICA, giảng viên)
• Triển khai xây dựng các chương trình đào tạo từ trình độ cử nhân lên tiến sĩ trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh theo các phương thức khác nhau dành cho các nhóm đối tượng khác nhau như nhóm khởi nghiệp, nhóm quản lý/lãnh đạo tại các doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu/giảng dạy tại các trường đại học… tại Trường ĐH Việt Nhật; Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn và tư vấn cho doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề để hình thành Khoa Quản trị kinh doanh và phát triển tại Trường ĐH Việt Nhật.
• Công nhận văn bằng, tín chỉ giữa 2 Đại học.
• Trao đổi giảng viên và học viên giữa 2 Đại học.
• Chia sẻ và sử dụng nguồn lực chung về mạng lưới đối tác (đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản), một số cơ sở vật chất… của cả 2 Đại học trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu.
• Phía ĐH Yokohama xem xét tiếp nhận học viên chương trình MBA của Trường ĐHVN có nguyện vọng tiếp tục theo học nghiên cứu sinh tại ĐH Yokohama.
• Xây dựng mô hình khoa/viện về Quản trị kinh doanh và phát triển tại Trường ĐHVN trong đó có sự tham gia sâu của ĐH Yokohama từ việc hình thành ý tưởng tới việc quản trị, vận hành.
Trong thời gian công tác tại Nhật Bản, PHT thường trực Vũ Anh Dũng đã có buổi làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA về việc chuẩn bị và thúc đẩy dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Việt Nhật 75ha tại cơ sở Hoà Lạc và trả lời phỏng vấn của Đài NHK Nhật Bản về triển khai các hoạt động và kế hoạch phát triển của Trường ĐH Việt Nhật trong thời gian tới.
">Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN là mô hình trường đại học chất lượng cao, được Chính phủ Nhật Bản trực tiếp hỗ trợ và có mạng lưới đối tác là các đại học hàng đầu Nhật Bản như: Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Tsukuba, Đại học Quốc lập Yokohama, Đại học Ritsumeilan, Đại học Waseda, Đại học Ibaraki.
Năm học 2017 – 2019, với sự hỗ trợ từ nguồn của Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam, học viên tại Trường Đại học Việt Nhật sẽ có cơ hội nhận được học bổng học thạc sĩ và thực tập tại Nhật Bản.
Thông tin chi tiết về chương trình học bổng và thực tập tại Nhật Bản sẽ được giới thiệu tại buổi “Hội thảo tuyển sinh 2017” của Trường ĐH Việt Nhật tổ chức tại:
Thời gian: 9:30 – 12:00, ngày 25/2/2017 và 18:00 – 20:00, ngày 28/2/2017
Địa điểm: Phòng 415 - 416, Tầng 4, Khu học xá Mỹ Đình – Trường ĐH Việt Nhật
Thông tin đăng ký tại: http://admission.vju.ac.vn/vi;
www:vju.vnu.edu.vn
Hoặc liên hệ Văn phòng tuyển sinh của trường.
ĐH Việt Nhật thúc đẩy hợp tác toàn diện với các ĐH hàng đầu Nhật Bản
- - Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ giảm số lượng môn học và không tích hợp môn Lịch sử vào môn Khoa học Xã hội như dự thảo công bố hồi tháng 8 năm 2015.
Tại hội thảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và vận dụng vào điều kiện Việt Nam do Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Thế giới tổ chức từ 10-12/1, những điểm mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình - giới thiệu tới các đại biểu để góp ý trước khi công bố lấy ý kiến rộng rãi.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, điểm mới nhất của dự thảo lần này là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chuyển sang dạy và học theo hướng tích hợp. Ảnh: Lê Anh Dũng. Giai đoạn Giáo dục cơ bản sẽ bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục. Cụ thể, cấp tiểu họcsẽ gồm các môn học bắt buộc toàn phần là: Tiếng Việt, Ngoại ngữ 1, Toán học, GD lối sống, Cuộc sống quanh ta/Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên.
Nội dung bắt buộc có phân hóa (tự chọn module), gồm: Kỹ thuật và Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và hoạt động tự học có hướng dẫn.
Với cấp THCS, các môn học bắt buộc toàn phần gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Các môn bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn ở cấp học này là ngoại ngữ 2.
Đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPTgồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.
Theo GS Thuyết, ở giai đoạn này sẽ không có môn tích hợp và học sinh được học theo định hướng nghề nghiệp.
Dự kiến lớp 10 có 11 môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Thiết kế và Công nghệ trong đó mỗi học kỳ không quá 7 môn.
Ngoài ra, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Hoạt động nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là những môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2.
Lớp 11-12 học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn (trong các môn: ngữ văn 1, Ngữ văn 2, Toán 1, Toán 2, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học 1, Tin học 2, Thiết kế và công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc).
Tổng số tiết của các môn tự chọn không được thấp hơn 20 tiết/tuần. Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.
Trong trường hợp môn học mà các học sinh chọn không đủ để tổ chức thành lớp học riêng, học sinh có thể học môn đó ở các cơ sở giáo dục khác hoặc thay đổi lựa chọn phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường. Kết quả học tập cơ sở giáo dục khác được nhà trường công nhận và ghi vào học bạ.
Như vậy, so với dự thảo năm 2015, dự thảo lần này không tích hợp môn Lịch sử và Địa lý thành môn Khoa học xã hội ở cấp THCS. Ở cấp THPT cũng không gộp Lịch sử vào môn học mới là Công dân với Tổ quốc như dự thảo trước đó.
GS Thuyết cho biết, căn cứ Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì giai đoạn định hướng nghề nghiệp phải giúp học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho việc học sau phổ thông có chất lượng.
Theo đó, nếu như thực hiện đúng Nghị quyết thì phải thay đổi cách dạy ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay do hiện nay học sinh THPT học quá nhiều, dẫn đến quá tải. Vì thế, nhóm biên soạn chương trình mới đã giảm số môn học và cho phép học sinh tự chọn môn học để định hướng nghề nghiệp.
"Trong quá trình thảo luận, chúng tôi cũng có những lo lắng nhất định. Để học sinh tự chọn thì khó khăn cho nhà trường trong sắp xếp thời khóa biểu. Tuy nhiên, chúng tôi xác định chương trình giáo dục phổ thông phải vì học sinh trước hết" - GS Thuyết nói. "Dĩ nhiên học sinh chọn môn học dưới sự hướng dẫn của nhà trường, cha mẹ nhưng quyền được lựa chọn, quyết định là của học sinh".
Dạy - học tích hợp, giáo viên sẽ dôi dư
Việc giảm số môn học - đặc biệt ở cấp THPT và cho phép học sinh tự chọn môn học theo dự đoán sẽ khiến dư thừa một lượng khá lớn giáo viên đang dạy tại cấp học này theo các môn truyền thống.
Trong một cuộc làm việc với các trường sư phạm hôm 7/1 mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới thì lượng giáo viên THPT sẽ dôi dư khá lớn do số môn học giảm xuống.
Từ đó, ông Nhạ cũng đã đặt hàng cho các trường sư phạm tính toán xây dựng chương trình để đào tạo lại số lượng giáo viên dôi dư này để sử dụng cho các cấp học khác.
Bên cạnh đó, tại hội thảo ngày hôm qua, báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục tại hội thảo cho biết, để triển khai dạy học tích hợp theo chương trình mới có hiệu quả trong bối cảnh nhà trường Việt Nam cần tính khó khăn lớn nhất là chuẩn bị đào tạo và bồi dưỡng GV ở THCS và THPT.
Theo đó, với giai đoạn đầu khi vẫn chấp nhận các mạch nội dung kiến thức theo từng môn "truyền thống" thì mỗi trường THCS chỉ cần lựa chọn và bồi dưỡng một số giáo viên về nội dung và phương pháp dạy học các chủ đề này. Song về lâu dài cần có chiến lược đào tạo lại các giáo viên để có thể dạy được các môn tích hợp.
Tích hợp là phù hợp
Về hướng tích hợp các môn học, báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục nêu ra tại hội thảo cho biết, theo kinh nghiệm các quốc gia thế cho thấy, ở tiểu học, nhiều nước tích hợp cả 2 lĩnh vực KHXH và KHTN thành môn học (có thể là Cuộc sống thông minhhoặc Khám phá thế giới) ở lớp 1, 2, 3. Một số nước tách 2 lĩnh vực trên thành 2 môn học riêng từ lớp 1. Hầu hết các nước xây dựng 2 môn tích hợp KHTN và KHXH ở các lớp 4, 5 và 6.
Ở cấp THCS, các môn học tích hợp là môn Khoa học và Tìm hiểu/Nghiên cứu xã hộiđược thực hiện ở nhiều nước. Một số nước khác tổ chức nội dung theo các môn học riêng, chỉ tích hợp theo các chủ đề liên môn.
Ở THPT dạy theo từng môn học riêng để thực hiện phương thức tự chọn. Việc tích hợp trong nội bộ các môn học được thực hiện ở cả 3 cấp học.
Từ đó, báo cáo của Viện Khoa học giáo dục cho rằng, quan điểm tích hợp trong chương trình hiện hành là phù hợp và cần phát triển ở mức độ cao hơn. Theo đó, ngoài tích hợp nội bộ môn, cần tích hợp cá nội dung dạy ở một số môn/ lĩnh vực thàh môn học mới.
Cụ thể, tích hợp nội dung các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái đất thành nội dung Khoa học tự nhiên. Báo cáo cũng đề xuất, về lâu dài nên xây dựng nội dung tích hợp theo xu hướng các nước phát triển, đó là cấu trúc nội dung môn Khoa họcthông qua hệ thống các chủ đề tích hợp như: Vật chất, năng lượng, khoa học về sự sống, khoa học trái đất, môi trường… xuyên suốt các lớp học.
Có thể tích hợp Lịch sử và Địa lý và một số nội dung khác thành môn Xã hội. Cấu trúc nội dung tương tự như cấu trúc môn Khoa học.8 phẩm chất, 2 loại năng lực
Trong dự thảo lần này, chúng tôi xác định lại những yêu cầu cần đạt được về “phẩm chất, năng lực” của học sinh. Bản dự thảo của năm 2015 xác định học sinh phổ thông sẽ có 3 phẩm chất yêu thương, tự chủ, trách nhiệm. Chúng tôi xác định phẩm chất gói gọn trong 8 từ: Nhân ái- Khoan dung, Chuyên cần- Tiết kiệm, Trách nhiệm- Kỷ luật, Trung thực- Dũng cảm.
Các chữ này đều quen thuộc dễ nhớ với người Việt, nhưng có nội hàm mới. Ví dụ như khoan dung không phải là chỉ biết tha thứ mà còn là biết tôn trọng sự khác biệt; tiết kiệm không chỉ là với tài sản, tiền bạc của cá nhân, gia đình mà còn là tiết kiệm của công, tài nguyên thiên nhiên,... để bảo đảm phát triển bền vững. Dũng cảm không chỉ là gai góc trong chiến đấu mà còn là dũng cảm trong nhận thức, đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải; hay tư duy phản biện.
Dự thảo năm 2015 đưa ra 8 năng lực cần đạt được đối với học sinh phổ thông, nhưng lại không cùng một hệ quy chiếu.
Vì vậy, chúng tôi xác định lại 2 loại năng lực: cốt lõi (ai cũng cần để có thể sống và làm việc) và chuyên biệt (chỉ có và cần ở một số người nhất định).
Trong những năng lực cốt lõi thì có hai nhánh: năng lực chung (môn nào cũng cần phải và cũng có thể hình thành và phát triển cho học sinh), gồm tự chủ, hợp tác và sáng tạo.
Nhánh thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành; trong đó có năng lực giao tiếp (gắn với các môn ngôn ngữ, văn học, ngoại ngữ), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn nghệ thuật); năng lực toán học (gắn với toán và các môn khoa học tự nhiên khác); năng lực tin học; năng lực thể chất.
(Thanh Hùngghi)
Lê Văn
">Chương trình giáo dục phổ thông mới: Những thay đổi mới nhất
Tôi và anh Tuấn không có hôn thú. Nhiều lần, chúng tôi định đi đăng ký kết hôn nhưng cứ bận chuyện này, chuyện kia lần lữa mãi không được. Chuyện con cái cũng vậy, chúng tôi đã gửi mẫu trứng và tinh trùng chờ bệnh viện làm thụ tinh ống nghiệm. Hai đứa chỉ đợi ngày chuyển phôi thì xảy ra chuyện anh Tuấn với An Nguy hồi năm 2018, rồi cũng thôi.
Tôi nghĩ hai đứa có duyên gặp nhau nhưng không đủ nợ và nghiệp để làm vợ chồng ăn đời ở kiếp bên nhau. Vì thế khi anh Tuấn đề nghị chia tay, tôi đành buông.
Không ai sinh ra đã hợp nhau cả. Một chị tôi quen lớn hơn chồng 23 tuổi, chung sống đến nay 37 năm. Nếu tình yêu đủ lớn, chuyện gì cũng có thể giải quyết được. Ngược lại khi tình yêu không còn, chuyện nhỏ cũng có thể thành lớn. Vì vậy khi nghe hai từ "không hợp", tôi cũng cho là không hợp.
- Chị vượt qua giai đoạn đó thế nào?
Hai tháng đầu tiên, tôi hay ngồi thu lu một góc nhà tối, chơi đùa với cái bóng của mình trên tường. Tôi nhìn vào gương, tự nói: Tao cho mày 2 tháng để vượt qua chuyện này.Tôi nhốt mình trong nhà, không ra đường gặp ai, cũng không liên lạc anh Tuấn nữa.
Khoảng ngày thứ 10, tôi đang ngồi trong bóng tối thì bị con trai phát hiện. Bom hỏi tôi: Sao mẹ ngồi đó mà không bật đèn?Tôi nhanh tay chùi nước mắt, giải thích: Mẹ đang chiêm nghiệm một vai diễn mới.Bom tinh ý biết tôi nói dối, liền hỏi: Mẹ với chú Tuấn có chuyện gì phải không? Lâu rồi con không thấy chú Tuấn qua.
Sau khi kể mọi chuyện cho con, Bom vuốt lưng an ủi mẹ. Tôi "xin" Bom cho mình buồn 2 tháng thì con rầu rĩ. Bom nhớ hết hồi nhỏ được anh Tuấn chải tóc, làm vệ sinh, đưa đón đi học, đi chơi,... Vì thế, con mong chú Tuấn và mẹ Phượng luôn ở bên nhau. Thấy con buồn quá, tôi lại trở thành người động viên con.
Ngày đầu tiên tháng thứ 3, tôi lao ra đường làm việc, đúng như những gì đã nói với chính mình trước đó. Tôi cũng trao đổi công việc với anh Tuấn trở lại như trước đây, vì lúc đó tôi vẫn là quản lý của anh.
Sau này, tôi có đi gặp một bác sĩ do chị Hồng Vân giới thiệu. Ông ấy nói tôi bị trầm cảm nặng qua loạt dấu hiệu ngồi trong bóng tối chơi với cái bóng của mình; sơn móng tay, chân nhiều màu khác nhau... đồng thời đề nghị tôi nuôi chó để chữa lành tinh thần.
- Sự đổ vỡ giữa hai người hôm nay có phần nào đến từ chuyện "Kiều Minh Tuấn say nắng An Nguy" hồi năm 2018?
Năm 2018, sau vụ anh Tuấn "say nắng" An Nguy, tôi từng định dừng lại với anh nhưng không được. Một phần, tôi thấy mình có lỗi vì khi ấy hơi bỏ bê anh thật. Đàn ông mà, bạn thiếu quan tâm họ làm sao trách họ rung động người khác? Anh Tuấn cũng thừa nhận chuyện này. Quan trọng là anh hết "say" rồi lại "tỉnh", tôi cũng chọn cách tha thứ. Quan trọng hơn, anh khi ấy bị mọi người quay lưng, bị hủy hết show. Tôi không muốn là người cuối cùng quay lưng với anh. Nhưng 3 năm sau đó, tôi và anh Tuấn không gần gũi nhau nữa.
- Theo chị, trong sự đổ vỡ, lỗi do ai?
Thời gian đó, tôi đã không lo lắng chu toàn cho anh Tuấn. Tôi không chăm anh ăn uống, không lo quần áo cho anh đi quay cũng không hay hỏi han khi anh tan làm về. Nghĩ lại, chúng tôi quả thật hơi ít chia sẻ với nhau, ngày qua ngày tự nhiên hình thành khoảng cách. Một câu hỏi có thể làm ấm lòng nhau, sao tôi lại lơ là điều đó? Tôi đã sai và nhận lỗi của mình, không đổ cho ai cả. Tôi nói thật lòng, không phải cao thượng gì đâu...
- Chị tiếc nuối điều gì nhất?
Nếu vì chia tay mà tôi với anh Tuấn cạch mặt nhau, tránh nhau trong các dự án phim, đó sẽ là tiếc nuối rất lớn. Đằng này, tôi đang rất nhẹ nhõm, chúng tôi hoàn toàn bình thường thì có gì để tiếc...
Nhẹ lòng, sẵn sàng chúc phúc bạn trai cũ
- Chị hiện tại thế nào?
Tôi thấy vui, nhẹ lòng. Tôi hay nghe thuyết pháp nên biết buông đúng lúc. Nhờ vậy, tôi và anh Tuấn hiện giờ như hai người tri kỷ, thoải mái chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc. Hôm rồi qua nhà, anh vẫn giúp tôi mang chìa khóa đi sửa như ngày trước. Hôm tôi công bố sản phẩm mới, anh nhắn tin: "Thành công nghe em. Anh quay xong sớm sẽ ghé qua em".
Tôi nghĩ chúng tôi chia tay văn minh. Không ai nặng lời hay ghét bỏ nhau cả. Tôi và gia đình anh cũng như anh và gia đình tôi đều đối xử với nhau như bao nhiêu năm qua vẫn vậy. Các em của anh Tuấn đau bệnh, tôi gửi tiền thuốc như bình thường.
- Chị nói mình ổn nhưng vẫn khóc đấy thôi...
Tôi là con người chứ đâu phải sỏi đá. Nhắc lại một chuyện như vậy, làm sao tôi không khỏi mủi lòng... Đời thường, tôi rất mau nước mắt, đi đường thấy cảnh khốn cùng đã khóc sụt sùi rồi. Hồi xưa, tôi cứ buồn là nhờ chị Hồng Vân thu xếp cho diễn một vở bi. Vào vai, tôi khóc hết nước mắt rồi thôi, không để ai biết mình buồn.
- Mấy năm không đi diễn, tài chính của chị sau chia tay ra sao?
Quả thật, tôi gặp khó khăn vì mấy năm làm quản lý anh Tuấn hầu như không đi diễn. Tôi cứ vay tiền mở quán xá thôi, chết sao được!
- Tôi có biết từ một nghệ sĩ khác rằng chị giữ kín chuyện chia tay Kiều Minh Tuấn vì sợ anh bị "ném đá", đến nay thì sao?
Cũng có thể tôi sẽ là người bị công kích nhiều nhất đó chứ! Tôi sợ ảnh hưởng anh Tuấn nhưng không nói không được. Tôi khổ lòng chuyện này nhiều lắm. Cho tôi nói chính thức một lần này rồi thôi.
Tôi mong cộng đồng mạng đừng chỉ trích Cát Phượng và Kiều Minh Tuấn. Ai cũng chỉ có một lần để sống, và tình yêu khó nói chuyện khôn - dại. Trên đời này, có mấy cặp đôi đi cùng nhau đến hết đời? Chúng tôi chỉ là một cặp đôi không thành như bao người thôi mà.
- Hai người từng lên sóng truyền hình nói lời ngôn tình cho nhau, đến khi chia tay ắt khó tránh chuyện soi mói!
Hình như khi ấy, tôi cũng không nói gì nhiều, hầu như anh Tuấn nói thôi mà!(cười)Anh Tuấn là đàn ông cũng là nghệ sĩ, cảm xúc đang thăng hoa thì nói thôi. Ai cũng vậy thôi, đâu có gì đáng trách. Tôi vẫn trân trọng những lời nói đó. Mong mọi người đừng "ném đá" anh vì chuyện này.
- Anh Tuấn và Bom còn liên lạc không?
Hôm nọ, anh Tuấn có nhắn hỏi thăm sức khỏe, tình hình học tập của cu Bom, định mua cho con một chiếc iPad mới. Bom cũng hỏi thăm lại anh, nói là khi nào cần iPad mới sẽ "vòi" anh sau.
Bom - con trai - là chỗ dựa tinh thần cho Cát Phượng.
- Nếu anh ấy có bạn gái mới, thái độ của chị là gì?
Anh Tuấn làm đám cưới mà không mời mình, tôi cũng đến dự cưới, chúc mừng đó chứ! (cười)Dù gì đi nữa, tôi và anh ấy vẫn là đồng nghiệp. Nếu bạn gái hoặc vợ anh ấy không thoải mái, tôi sẽ chú ý giữ khoảng cách với anh.
- Đổ vỡ tình cảm với Kiều Minh Tuấn có khiến chị đóng chặt lòng mình?
Giống như bao lần tôi ăn kiêng giảm cân nhưng cứ thấy món nào ngon quá lại ăn thôi. Tôi buồn thì khóc, vui thì cười rồi thôi. Lỡ ngày mai gặp người phù hợp, tôi lại yêu thôi. Tôi sợ yêu nhưng cũng rất thích yêu, và cứ yêu ai là yêu như lần đầu. Không yêu, tôi không làm việc được.
Dù vậy, nếu người mới lại là một chàng kém tuổi, chắc tôi sẽ hơi cân nhắc đây! Có lẽ, tôi không gặp may mắn trong đường tình duyên. Vì thế, tôi thích làm người yêu của nhau rồi chung sống như vợ chồng, không thích đám cưới hay sinh con.
Cát Phượng công bố việc chia tay Kiều Minh Tuấn
Bài, clip:Gia Bảo
">Cát Phượng nhận lỗi khi đổ vỡ tình cảm với Kiều Minh Tuấn