Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đều xác nhận việc 4/5 tuyến cáp quang biển quốc tế mà các ISP Việt Nam khai thác đang gặp sự cố,ếncápquangbiểncùnggặpsựcốNhàmạngđẩynhanhtiếnđộsửtrực tiếp u23 việt nam hôm nay ảnh hưởng đến lưu lượng kết nối từ Việt Nam đi quốc tế.
Trong đó, 2 tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng. Tuyến AAE-1 mất dung lượng trên hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), còn tuyến cáp Liên Á mất hướng kết nối đi Singapore.
Thông tin với VietNamNet, đại diện các ISP đều thừa nhận gần đây một số người dùng Internet tại Việt Nam phản ánh về hiện tượng truy cập mạng chậm do đang tồn tại 4 sự cố cáp quang biển trên các tuyến AAE, AAG, APG và Liên Á.
Nhấn mạnh đây là sự cố bất khả kháng, đại diện VNPT cho hay, nhà mạng này đã chủ động triển khai những phương án ứng cứu để đảm bảo kết nối Internet quốc tế cho khách hàng của đơn vị mình, bao gồm việc chia sẻ tải giữa các link quốc tế; chủ động làm việc với các đối tác Facebook, Tiktok, YouTube; đồng thời tối ưu lưu lượng theo các hướng cáp, mở ứng cứu bổ sung tài nguyên cáp.
Nhờ đó, nhiều người dùng dịch vụ của VNPT có thể sử dụng và trải nghiệm gần như bình thường các nền tảng Facebook, Tiktok, YouTube cũng như các giao dịch chứng khoán tài chính, bảo hiểm, ngân hàng. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ data di động hoàn toàn đảm bảo.
Tuy nhiên, theo đại diện VNPT, khi sự cố xảy ra đồng thời trên cả 4 hệ thống cáp biển, việc truy cập Internet quốc tế của người dùng Việt Nam đều bị ảnh hưởng, nhất là trong giờ cao điểm và đối với các hoạt động đòi hỏi băng thông Internet tốc độ cao như chơi game trực tuyến, xem phim…
“Chúng tôi vẫn triển khai thêm các phương án ứng cứu nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng truy nhập Internet quốc tế cho khách hàng trong thời gian khắc phục sự cố cáp quang biển quốc tế”, đại diện VNPT chia sẻ.
Tương tự, ngay sau khi xảy ra sự cố, Viettel đã nhanh chóng lên các phương án định tuyến, điều tiết dung lượng trên những hướng cáp biển còn lại và cáp đất liền; đồng thời mua bổ sung dung lượng ứng cứu nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng dịch vụ cấp cho khách hàng.
Đại diện nhà mạng này khẳng định, dù đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố đồng thời trên cả 4 tuyến cáp quang biển chính kết nối từ Việt Nam đi và vào đúng dịp nghỉ lễ, nhưng Viettel đã triển khai tất cả giải pháp tối ưu nhất.
Cùng với VNPT và Viettel, những nhà mạng nhỏ hơn như CMC, NetNam đều triển khai phương án ứng cứu, chuyển hướng lưu lượng ngay sau khi tiếp nhận thông tin xảy ra sự cố với các tuyến cáp biển.
Cụ thể, CMC Telecom nâng cấp thêm dung lượng trên các tuyến cáp đất liền qua Trung Quốc và Campuchia kết nối đi Singapore.
Với NetNam, phương án vẫn là đa dạng hóa mạng lưới kết nối quốc tế và trong nước, giám sát và thực hiện các kịch bản ứng cứu kịp thời khi có sự cố ở bất cứ tuyến cáp biển nào. NetNam hiện có các kết nối trực tiếp quốc tế ở các điểm trung chuyển HongKong (Trung Quốc) và Singapore, đồng thời có kết nối với tất cả nhà mạng nội địa nhằm đảm bảo chất lượng và độ linh hoạt khi ứng phó.
“Hiện chúng tôi đã bù được 50% lưu lượng hướng Singapore, và chuyển lưu lượng qua kênh khác vẫn còn dư theo hướng trục Bắc - Nam qua Hong Kong, Trung Quốc. Chất lượng dịch vụ vẫn ổn định. Các khách hàng trong ngày đầu làm việc trở lại chưa gặp vấn đề gì”, đại diện nhà mạng NetNam thông tin thêm.
Song song với việc thực hiện phương án ứng cứu, những nhà mạng lớn trong nước đang tích cực làm việc với các hệ thống cáp biển, nhà khai thác tàu để xác định nguyên nhân, vị trí xảy ra sự cố và kế hoạch sửa chữa trong thời gian sớm nhất.