您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Qarabag vs Samaxi, 22h00 ngày 17/1: Đúng như dự đoán
NEWS2025-01-22 23:35:06【Thể thao】9人已围观
简介 Pha lê - 17/01/2025 09:02 Nhận định bóng đá g lịch thi đấu ngoại hạng anhlịch thi đấu ngoại hạng anh、、
很赞哦!(675)
相关文章
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1: Uy lực sân nhà
- Thầy bói đã “gãi đúng chỗ ngứa”
- Ca sĩ Lý Hoàng Kim hội ngộ hoa hậu H'Hen Niê
- Mãn nhãn Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga
- Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
- Nhà báo chuyên vẽ các nguyên thủ, chính trị gia
- Ngỡ ngàng hình ảnh xinh đẹp của BTV Lê Bình
- Chuyện nàng Kiều: Diễm Hương đóng Kiều
- Nhận định, soi kèo Smouha vs ZED FC, 22h00 ngày 17/1: Khách tự tin
- Thí sinh Vietnam Idol cãi giám khảo vì bị loại
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Getafe vs Barcelona, 03h00 ngày 19/1: Barca bật chế độ “hủy diệt”
San tức điên khi phát hiện sự thật về mẹ chồng tai quái sau màn đuổi đánh con dâu. Trong tập 8 'Hoa hồng trên ngực trái' lên sóng tối nay, 29/8, San bất ngờ về nhà và nghe thấy bà Kim nói chuyện điện thoại. Cô đau đớn khi phát hiện ra mẹ chồng thực chất chỉ giả mất trí nhớ. "Để tôi kể sau, lần này các bà phải bái tôi làm sư phụ mới được", bà Kim vừa nói vừa cười khanh khách trong khi San chết lặng ngoài cửa.
Khuê chỉ thẳng mặt chồng nói trong khi Thái im bặt. Còn Khuê, sau khi bỏ đi qua đêm và uống say khướt với San, sáng hôm sau cô về nhà trong bộ dạng bệ rạc. Vẫn chưa tỉnh rượu hẳn, Khuê vừa khóc vừa chỉ tay vào mặt Thái nói: "Anh nói anh yêu tôi, anh nói sẽ chăm sóc tôi suốt đời. Giờ anh yêu cô ta chứ gì, vì cô ta trẻ chứ gì. Trẻ ý vì chưa đẻ thôi". Gã chồng vũ phu rất tức giận nhưng cứng họng không nói lại được lời nào.
Em trai Khuê bị Trà hớp hồn mà không biết tiểu tam đang cặp kè với anh rể. Trong khi đó, em trai của Khuê (Trọng Lân) lại tìm đến công ty anh rể vòi tiền đầu tư làm ăn. Tuy nhiên thấy Trà mang giấy tờ vào ký, ông em rể liền nói: "Công ty anh công nhận toàn gái ngon, biết thế em không lấy vợ sớm" trong ánh mắt khó chịu của Thái.
San sẽ làm gì để đối phó với mẹ chồng? Khuê sẽ ly hôn Thái? Diễn biến chi tiết 'Hoa hồng trên ngực trái' tập 8 lên sóng VTV3 lúc 21h40 tối thứ 5, 29/8.
Mỹ Anh
'Hoa hồng trên ngực trái' tập 7, Trà tiểu tam bị Khuê chửi là 'đồ mất dạy'
Không những không sợ, thái độ hỗn láo của Trà khiến Khuê sôi máu nhưng cô chỉ có thể nói đúng 1 câu với tiểu tam: "Đồ mất dạy".
">Hoa hồng trên ngực trái tập 8: San uất nghẹn khi phát hiện sự thật về mẹ chồng
Sáng 21/8, ê kíp đoàn phim 'Về nhà đi con' gồm đạo diễn, quay phim, các diễn viên và 4 biên kịch đã có mặt tại trụ sở Bộ Văn hoá để nhận bằng khen của Bộ trưởng. Đây là sự kiện chưa từng có dành cho một bộ phim truyền hình và quyết định khen thưởng vừa được ký ngay sau khi 'Về nhà đi con' kết thúc phát sóng 90 tập. NSND Hoàng Dũng phát biểu tại sự kiện. Ông Luật của "Về nhà đi con" nói: "Tôi vui và vinh dự được tham gia bộ phim. Cám ơn đạo diễn và cả ê kíp và 4 cô gái biên kịch, các bạn ấy rất giỏi. Nhờ các bạn ấy mà chúng tôi hứng thú với các cảnh quay". Bảo Hân là thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn phim có mặt. Cô sinh viên năm thứ 2 trường Sân khấu điện ảnh chia sẻ bất ngờ vì lần đầu đóng phim lại được vinh dự tới một sự kiện trang trọng như vậy. Phát biểu hài hước và ngại ngùng của cô em út Ánh Dương khiến cả bố Sơn lẫn anh chị Vũ - Thư bật cười. Diễn viên Trung Anh (vai ông Sơn) nói vui: "Tôi chỉ được thông báo hôm nay lên gặp Bộ trưởng. Nếu chỉ có bằng khen thì tôi thất vọng (cười). Không biết đội U23 được thưởng nhiều như thế thì chúng tôi thế nào và không biết Bộ trưởng sẽ thưởng gì. Vì lâu lắm mới có bộ phim khơi gợi tình cảm gia đình như vậy và cần lắm nhiều phim như 'Về nhà đi con'". Trong sự kiện, các diễn viên Trung Anh, Bảo Thanh và Thu Quỳnh đều hài hước phát biểu rằng họ rất muốn biết Bộ trưởng nói gì về phim 'Về nhà đi con' và không rõ ngoài bằng khen thì còn được thưởng gì thêm. Đạo diễn Danh Dũng - linh hồn của 'Về nhà đi con' chia sẻ: "Nhận phần thưởng này chúng tôi rất bất ngờ và xúc động vì sau gần 1 năm bấm máy và phát sóng phim đã được khán giả đón nhận và sự đánh giá cao của Bộ trưởng. Có thành công này là nhờ phim được định hướng từ đầu, bám sát đời sống và thị hiếu khán giả. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các diễn viên vì họ quây quần lại như gia đình để làm 1 sản phẩm văn hóa cho người xem". NSND Hoàng Dũng là 1 trong 13 cá nhân nhận bằng khen từ Bộ trưởng. Nghệ sĩ Trung Anh nhận bằng khen nhờ vai ông Sơn chỉ vài ngày trước khi nhận quyết định chính thức lên NSND. Diễn viên Thu Quỳnh với vai chị cả Huệ. Bảo Thanh không khác mấy với tạo hình Anh Thư. Em út Bảo Hân diện trang phục cá tính đến sự kiện. Quốc Trường cũng bay từ TP.HCM ra Hà Nội sớm để kịp đến nhận bằng khen. Diễn viên Thuý Hà cho biết sau phim 'Về nhà đi con' nhiều người gọi chị là cô Hạnh. Nữ diễn viên cho biết có thể cô sẽ mở cửa hàng bán hoa như gợi ý của khán giả và nói vui mong Bộ Văn hoá tạo điều kiện để cung cấp hoa cho Bộ. Nghệ sĩ Ngân Quỳnh (vai bà Giang) cũng bay ra Hà Nội để góp vui với đoàn phim 'Về nhà đi con'. Bảo Thanh và Quốc Trường thay mặt nhận món quà đặc biệt Bộ trưởng dành tặng bé Gia Hưng - vai cu Bon trong 'Về nhà đi con'. MC Tuấn Tú và Quang Anh do đi lưu diễn tại châu Âu nên đã không thể tới nhận bằng khen cùng đoàn phim. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét tất cả các diễn viên trong 'Về nhà đi con' đều xuất sắc. Ông chia sẻ vì công việc bận rộn nên ít có thời gian xem phim. Tuy nhiên, riêng 'Về nhà đi con', vì thấy cả nhà lẫn hàng xóm đều xem nên ông bị cuốn vào. "Đây là phim tôi dành nhiều thời gian để xem nhất", Bộ trưởng Thiện nói. Bài, ảnh Mỹ Anh
'Về nhà đi con' sẽ có phần 2?
Bình luận của diễn viên Trung Anh khiến các fan hy vọng bộ phim gia đình quốc dân sẽ được làm tiếp phần 2.
">Niềm vui bất ngờ đến cùng lúc với 13 thành viên đoàn phim 'Về nhà đi con'
Hoàn thành từ năm 2012 nhưng Xẩm Đỏ đến nay mới ra mắt. Trong sản phẩm mới hoàn thiện chuẩn bị ra mắt có 35 phút là phim Xẩm Đỏ, chắt lọc từ 1200 phút bấm máy.
Giải thích về tên phim, vị đạo diễn sinh năm 1973 cho biết: "Tôi muốn gọi nó là Xẩm Đỏ vì theo tôi, khi phác họa hát xẩm bằng màu sắc thì sẽ thiên về màu đỏ. Đó là màu báo động về một loại hình nghệ thuật có thể bị thất truyền khi những nghệ nhân của nó dần ra đi. Nó còn là màu của nước mắt, mồ hôi của những thân phận nghệ nhân hát xẩm khốn khó, hẩm hiu khi xưa".Đạo diễn Lương Đình Dũng và cố nghệ nhân Hà Thị Cầu.
Xẩm Đỏ thu hút người xem vì nó gần như là duy nhất một bộ phim được quay tự nhiên về cụ Hà Thị Cầu, với những hình ảnh vừa đẹp vừa lạ xoay quanh nghệ thuật Xẩm và nhân tình thế thái xung quanh.
Bộ phim không có lời bình, giống như một sự độc diễn của nhân vật. Đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết, anh không muốn đem lời bình vào phim mà muốn để dành phần đó cho khán giả. "Mỗi phim có một tính chất khác nhau. Nếu tôi đưa lời bình vào phim này và dùng lời bình dẫn dắt câu chuyện theo ý đồ của mình thì phim có thể dễ xem hơn, nhưng nó sẽ trở nên khiên cưỡng và thiếu đi tính tự nhiên. Tôi muốn khán giả tự cảm nhận và như đang được xem, được nghe, được đối thoại với chính nhân vật. Mặc dù khi thực hiện phim không sử dụng lời bình cũng hơi vất vả vì phải quay rất nhiều để tìm ra sự xâu chuỗi trong các hình ảnh ấy", anh lý giải.
Là một đạo diễn lành nghề, từng quay nhiều phim truyện và quảng cáo, Lương Đình Dũng ước tính việc quay phim về một nhân vật, không có sự chuyển dịch bối cảnh nhiều sẽ mất cùng lắm một tháng. Không ngờ sự khó khăn trong quá trình thực hiện cùng sự kỹ tính cầu toàn khiến êkíp phải đi lại Ninh Bình nhiều lần trong hai năm trời. Nghệ nhân 95 tuổi lúc hợp tác, lúc từ chối, lúc khóc, lúc cười, nhớ nhớ, quên quên theo căn bệnh tuổi già, có hôm đang hát nửa chừng thì mất giọng. Tuy vậy, Lương Đình Dũng vẫn kiên quyết theo đuổi bộ phim bởi lòng đam mê xẩm và tình yêu với văn hóa nghệ thuật truyền thống.Ê kíp thực hiện bộ phim. Từ hơn 1.200 phút quay, chắt đọng lại chỉ còn 35 phút, Lương Đình Dũng và cả êkíp đã phải đau đầu cân nhắc. Đây là một trong số ít sản phẩm mà anh thực sự hài lòng. Dù vậy, nhiều khán giả khi cầm trên tay Xẩm đỏ vẫn cảm thấy tiếc vì phim quá ngắn. Chính vì thế, Lương Đình Dũng dựng lại một bản phim khác dài hơn để người xem có thể được nghe nhiều hơn những bài hát của 'báu vật làng Xẩm'.
An Trần">
Giải thích về việc chậm trễ ra mắt sản phẩm, Lương Đình Dũng cho biết: "Tôi chưa hề có ý định ra mắt vì tôi thấy buồn cho đến giờ cũng chẳng có cơ quan văn hoá nào hỏi về phim của cụ, nó không phải là cá nhân mà nó là một môn nghệ thuật tuyệt vời đậm chất Việt, nó có tính giáo dục cao. Ít ra nó cũng là những tư liệu quý về môn nghệ thuật này".
Không gặp nhiều sự ủng hộ để phát hành đĩa rộng rãi, Lương Đình Dũng vẫn sẵn sàng nhận lỗ để gửi sản phẩm tâm huyết của mình tới mọi người. "Tôi quyết định mang Xẩm Đỏ đến với công chúng do có một nhóm các nghệ nhân yêu Xẩm rất trẻ đến gặp tôi mà muốn được tiếp cận tư liệu này về để học. Họ hát cho tôi nghe, tôi thấy cảm động và hy vọng họ là những người kết nối".
Được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Nghệ sĩ ưu tú và giải thưởng Đào Tấn cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc, bà Hà Thị Cầu lại có hoàn cảnh sống rất khó khăn. Gia đình bà là một trong những hộ nghèo nhất xã, con gái chạy chợ, con rể làm nghề đánh cá. Bà qua đời tháng 3/2013.'Xẩm Đỏ': quay 20 giờ, chỉ lấy 35 phút
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
- Căn biệt thự tràn ngập hoa và ánh nắng là nơi ‘cất giữ trái tim’ của nữ MC ngoài 50 có tâm hồn trẻ trung, phơi phới.
Những ngày gần đây, MC Kỳ Duyên đột nhiên biến mất khỏi facebook. Cô tạm gác công việc và rời xa mạng xã hội để dành thời gian cho gia đình và tận hưởng kỳ nghỉ thư thái trong căn biệt thự xa hoa. Sau một thời gian xa nhà, nữ MC rất hạnh phúc khi lại được đắm mình trong không gian quen thuộc. Cô tự hào khoe với khán giả từng góc của căn biệt thự do mình tự tay sắp đặt, chăm chút.
Khuôn viên ngập tràn hoa và cây xanh của Kỳ Duyên khiến nhiều người thốt lên lời khen ngợi. Không gian tươi mát này không thua kém vườn sinh thái của các khách sạn, resort cao cấp.
Khoảnh đất nhỏ trước nhà với muôn hoa đua nở như tâm hồn trẻ trung, tràn đầy sức sống của nữ MC đã ngoài 50 tuổi. Bấy nhiêu với Kỳ Duyên chưa đủ, cô còn tự hứa sẽ ‘rinh’ thêm một xe hoa nữa về trồng.
Kỳ Duyên là người yêu thích việc đọc sách. Nữ MC bày tỏ sự tiếc nuối khi không có chỗ để lưu giữ tất cả những cuốn sách tâm đắc.
‘Nữ đại gia’ đặt gần kệ sách một chiếc ghế với kiểu dáng đẹp mắt. Cô ‘khoe’ với khán giả: ‘Ghế này là nơi Kỳ Duyên thích nhất để ngồi đọc sách’.
MC Kỳ Duyên nhận được nhiều lời khen về sự hiếu thảo khi dành riêng cho mẹ không gian yên tĩnh để tụng kinh. Cô tiết lộ rằng: Chiếc bàn được thiết kế đặc biệt, có thể gấp gọn sau khi sử dụng để căn nhà luôn gọn gàng và sang trọng.
Bàn ăn sang trọng với chùm đèn màu ấm cúng được đặt gần cửa sổ. Đây là nơi gia đình Kỳ Duyên dùng bữa bên nhau mỗi khi cô có dịp về thăm nhà. Sự bài trí tinh tế theo phong cách phương Tây khiến mỗi bữa ăn đều đặc biệt như tại nhà hàng.
Đây là một góc khác trong căn biệt thự của Kỳ Duyên. Để nói về nơi này, nữ MC chia sẻ: ‘Nhà không phải là nơi bạn ở mà nơi bạn để lại trái tim.’
MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên sinh năm 1965, hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Cô sở hữu vóc dáng săn chắc và tâm hồn phóng khoáng như thiếu nữ 18 tuổi. Kỳ Duyên nổi tiếng với vai trò MC của chương trình ca múa nhạc hải ngoại Paris by Night. Cô cũng có nhiều video chia sẻ bí quyết làm đẹp, cách luyện tập để trẻ khỏe được khán giả yêu thích.
Lam Trà
">MC Kỳ Duyên: Ngắm biệt thự xa hoa của MC Kỳ Duyên tại Mỹ
- - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã đến viếng, đưa tiễn danh họa Nguyễn Tư Nghiêm về nơi an nghỉ cuối cùng.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm sinh năm 1922. Ông học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông nằm trong bộ tứ nổi danh "Nghiêm- Liên- Sáng- Phái". Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm về đề tài múa cổ, Thúy Kiều, Gióng, con giáp, trẻ em vui chơi...
Ông mất ngày 15 tháng 6 tại Hà Nội. Tang lễ được tổ chức vào ngày 17-6.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến viếng danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật; họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật cùng lãnh đạo Hội tiễn biệt danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Họa sĩ Trần Lưu Hậu (chống gậy) cùng nhiều họa sĩ tên tuổi đưa tiễn danh họa Nguyễn Tư Nghiêm Họa sĩ Phạm An Hải đến viếng danh họa Nguyễn Tư Nghiêm từ sớm. Trong ảnh, anh đang gọi bạn bè cùng vào viếng. NSND Phạm Thị Thành đến viếng và chia buồn cùng gia đình danh họa. Bà quả phụ Thu Giang cùng tang quyến cảm ơn khách đến viếng và đưa tiễn danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. - Phạm Tô Chiêm
Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng tiễn biệt danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Chị Lò Thị Giang, Trưởng Bưu điện văn hóa xã Chà Cang Chà Cang là xã nghèo biên giới, đất rộng dân cư thưa thớt. Muốn đến bưu điện, người dân phải trải qua một quãng đường không hề dễ đi.
Vì vậy, nếu như họ không đến đúng giờ hành chính (7-11h trưa và 2-5h chiều), chị Giang vẫn phải thông cảm, giúp họ thực hiện giao dịch.
“Nhiều hôm, tôi chưa dậy đã thấy người dân đến rồi. Họ không nắm rõ quy định giờ giấc nên cứ đến giờ nào là yêu cầu mình làm việc luôn. Thương họ đi xa, nếu phải đợi sẽ về nhà rất muộn, tôi vẫn cố gắng giải quyết công việc”, chị Giang nói.
Bưu điện Văn hóa xã Chà Cang có 4 thành viên. Ngoài chị Giang - Trưởng bưu điện, còn 1 người bưu tá và 2 người giao thư, hàng (đi xe máy giao hàng ở các vùng sâu, vùng xa nơi xe ô tô không thể vào).
Họ phải đảm bảo vận chuyển đơn thư, hàng hóa, giao dịch chuyển tiền… cho người dân ở 4 xã miền núi là Nậm Khăn, Pa Tần, Chà Cang và Chà Tở của huyện Nậm Pồ.
Công việc của họ nhiều nhất là sau 5h chiều. Giờ này - theo quy định các giao dịch sẽ dừng nhưng đây lại là lúc các công chức, viên chức mới kết thúc giờ làm, đến bưu điện xã để gửi hàng hóa. Vì vậy chị Giang lại phải ở lại làm thêm. Sau 7h tối, chị mới trở về nhà.
Không chỉ công việc quá tải, chị và các đồng nghiệp cũng gặp nhiều áp lực khi người dân ở đây còn chưa hiểu hết các quy định trong ngành.
13 năm làm việc, chị ấn tượng nhất với một vị khách nữ, khoảng 60 tuổi.
Đó là một ngày thứ Bảy, cách đây 2 năm. Một người dân tộc H'Mông, đi xe máy hơn 80km đến bưu điện xã Chà Cang để gửi 10 triệu đồng tiền mặt cho con trai ở Hà Nội đóng học phí.
Sau khi hoàn tất công việc, chị Giang đã in biên lai để đưa cho người phụ nữ này và bà về nhà.
Tuy nhiên ngày Chủ nhật, ngân hàng không thực hiện giao dịch nên con trai bà chưa nhận được tiền. Bà quay lại bưu điện xã và bắt chị Giang phải giải quyết.
Người dân giao dịch tại điểm Bưu điện văn hóa xã Chà Cang Nữ trưởng bưu điện văn hóa xã giải thích nhưng người phụ nữ trên không chấp nhận. Bà cho rằng, bưu điện đã lừa tiền của mình vì vậy bà làm ầm ĩ, đòi chị Giang trả lại 10 triệu đồng. Vị khách này còn viết đơn tố cáo, yêu cầu chị kí vào để mang đến cơ quan công an.
Gặp oan ức, không còn cách nào khác, chị Giang đành điềm tĩnh để giải thích, trấn an khách. Đến 11h ngày thứ Hai, con trai bà từ Hà Nội gọi điện về báo tin đã nhận được tiền, vị khách mới thôi lời trách cứ.
“Những lần sau đó, bà vẫn tiếp tục gửi tiền tại bưu điện xã nhưng thay vào đó là thái độ vui vẻ, tin tưởng hơn”, chị Giang kể thêm.
Người đến bưu điện gửi hàng cũng khó, nhân viên bưu điện chuyển hàng đến các làng, bản cũng không hề dễ dàng.
“Nơi đây chủ yếu là đường đồi núi, dân trí chưa phát triển, dân cư sống không tập trung nên việc giao hàng rất khó khăn”, chị nói thêm.
Khó nhất với họ là chuyến hàng đến những xã cách Chà Cang gần hàng chục km đường đồi núi.
Mỗi quả đồi chỉ có 2, 3 nhà, sóng điện thoại lúc có lúc không. Vì vậy nhiều lần bưu tá đưa hàng vào nhưng khách đi làm nương, gọi điện không được lại đành mang hàng quay trở ra.
‘Có gia đình chỉ đường cho người bưu tá: “Nhà em ở quả đồi này, quả đồi kia…” nhưng bưu tá bảo: “Anh không thể tìm được. Em ra đường lớn anh sẽ giao”. Khi bưu tá ra đến điểm hẹn lại gọi điện không được, đành phải quay về”, chị kể thêm.
Đêm ngủ tại bưu điện xã của con gái người nữ nhân viên
Chị Lò Thị Giang đến với công việc của ngành bưu điện khá tình cờ.
Học hết lớp 12, vô tình bắt gặp mẩu thông tin tuyển sinh ngành truyền thông của một trường sơ cấp, chị đăng ký và xuống Hà Nội học.
Tốt nghiệp, chị về làm ở bưu điện xã Chà Cang từ năm 2007, nơi cách nhà chị gần 100km.
Để theo được nghề, chị Giang thừa nhận phải có đam mê rất lớn. Bởi ngày đó, đồng lương của nhân viên bưu điện rất thấp.
Năm 2008, chị gặp và kết hôn với chồng khi anh từ Nghệ An lên nhận công trình xây dựng ở Điện Biên.
Những năm tháng chồng xa nhà theo công trình, chị Giang rất vất vả khi vừa lo công việc vừa chăm sóc 2 con.
“Khi đó, mẹ đẻ tôi còn phải gửi thóc, gạo lên hỗ trợ các con. Những ngày bận việc, tôi phải nhờ hàng xóm đón con về hộ.
Vất vả và thu nhập thấp, nhiều đồng nghiệp của tôi đã chuyển sang công việc khác nhưng vì đam mê tôi vẫn gắn bó đến giờ”, chị nói.
“Tôi nhớ nhất tháng 9/2019- đó là mùa măng ở đây. Công việc làm suốt ngày đêm vẫn không xuể.
Hôm đó hàng (măng) về, tôi phải làm để mai xe đến đưa đi sớm. Vì vậy mà mẹ con tôi đã có kỷ niệm rất vui”, chị Giang kể thêm.
11h đêm, chị Giang vẫn ở bưu điện, các con chị gọi cho mẹ, trách: “Hàng xóm tắt điện, ngủ hết rồi, sao mẹ vẫn làm? Không có mẹ, con sợ không dám ngủ”.
Chị Giang đang hướng dẫn người dân làm các giao dịch Nhà gần nên chị Giang đành bảo các con đưa chăn, chiếu sang chỗ mẹ làm. 2 đứa trẻ trải chiếu ra giữa trung tâm bưu điện ngủ trong khi mẹ chúng vẫn mải mê làm việc.
Gần 2h sáng, công việc kết thúc. Chị Giang gọi con trai lớn dậy. Sau đó, người mẹ bế con gái nhỏ, 3 mẹ con ôm chăn, chiếu đội sương đêm trở về nhà.
Không chỉ dừng lại với các dịch vụ bưu chính truyền thống, từ năm 2017 bưu điện văn hóa xã Chà Cang chuyển sang hoạt động đa dịch vụ.
Đây là nơi chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội, chuyển phát các dịch vụ hành chính công, các ấn phẩm truyền thông.
Đồng thời, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, như huy động tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền bưu điện, bảo hiểm bưu điện; phân phối hàng tiêu dùng về nông thôn, cung cấp sản phẩm sách, vở, lịch…
Vì vậy công việc của chị bận hơn. Với trách nhiệm là Trưởng Bưu điện văn hóa xã Chà Cang, chị đã điều hành, xây dựng phương án, các hoạt động cung cấp dịch vụ, phát triển kinh doanh, thu gom, chuyển phát các bưu gửi, hàng hóa.
Chị Giang cũng chủ trì tổ chức các hội nghị khách hàng, hội chợ bán hàng, bán hàng lưu động và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, chất lượng chuyển phát trên địa bàn xã.
Nhờ vậy, nữ trưởng bưu điện xã đã nhận bằng khen bán hàng giỏi quý 4/2017 của Giám đốc bưu điện tỉnh. Quý 2 năm 2018, chị được Tổng công ty khen thưởng là lao động bán hàng giỏi…
“Không ít lần tôi có ý định tìm một công việc đơn giản hơn nhưng quá nhiều kỷ niệm, những lời cảm ơn, động viên của khách hàng đã giúp tôi gắn bó đến giờ này”, chị nói.
Quý 3/2017, quý 2/2018 và quý 3/2019, chị Lò Thị Giang được Tổng công ty khen tặng là nhân viên điểm Bưu điện văn hóa xã tiêu biểu. Năm 2018, chị nhận bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông trong xây dựng và phát triển Bưu điện văn hóa xã.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, tháng 10/2020, chị Lò Thị Giang được đề cử là một trong 41 cá nhân điển hình tiên tiến dự Đại hội thi đua yêu nước Bộ Thông tin và Truyền thông lần thứ IV. Đại hội được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 12/10.
Chị bán đậu phụ và tâm huyết với những suất cơm đặc biệt cho bệnh nhân nghèo
Bốn năm qua, chị Lý cùng những người phụ nữ ở thôn Yến Vĩ đã cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.
">Chuyện chưa kể về những đêm trắng của nữ nhân viên bưu điện vùng cao