Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc đẩy mạnh chuyển đổi số
Bám sát nhiệm vụ phát triển chính quyền số,ởThôngtinvàTruyềnthôngVĩnhPhúcđẩymạnhchuyểnđổisốsevilla đấu với atlético madrid chuyển đổi số (CĐS) và đảm bảo an toàn thông tin mạng, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã làm tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ để đưa công tác CĐS trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xác định là đơn vị tiên phong trong triển khai các nhiệm vụ về CĐS trên địa bàn tỉnh, tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác, Sở TT&TT Vĩnh Phúc đã tập trung nghiên cứu, chủ động tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các chương trình, đề án, kế hoạch, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo nền tảng, cơ sở để thúc đẩy quá trình CĐS nhanh, toàn diện, sâu rộng.
Cán bộ Sở TT&TT kiểm tra hệ thống máy chủ, hệ thống mạng của trung tâm dữ liệu tỉnh. Ảnh: Trà Hương
Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, Sở TT&TT đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cấp hạ tầng số, nền tảng số, xây dựng cơ sở dữ liệu số, kho dữ liệu điện tử dùng chung của tỉnh.
Đồng thời phối hợp với các đơn vị, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh và Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, quyết tâm trong các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ về CĐS; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CĐS cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
Hạ tầng số được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Hiện, toàn tỉnh có 3.100 trạm thu phát sóng thông tin di động BTS, phủ sóng di động 3G, 4G trên địa bàn tỉnh, bảo đảm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các dịch vụ số của người dân, doanh nghiệp (DN).
Với 5 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet, các DN đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ. Hiện đã phát sóng 2 trạm 5G của Viettel; có 1.350.000 thuê bao điện thoại di động; 290.000 thuê bao Internet băng rộng cố định và 1.100.000 thuê bao Internet băng rộng di động.
100% cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị 3 cấp tỉnh - huyện - xã đã được trang bị máy tính, mạng LAN, kết nối Internet băng thông rộng cố định để phục vụ công tác chuyên môn.
Đã thực hiện kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng đến 169 đơn vị, địa phương, đồng bộ đến cấp xã.
Hệ thống chính quyền số từng bước được hình thành với sự chuyển đổi rõ nét từ phương thức hoạt động truyền thống sang phương thức mới dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu số; các loại văn bản, giấy tờ chỉ đạo, điều hành của tỉnh chủ yếu ban hành dưới dạng văn bản điện tử, tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản đạt hơn 99%.
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai đồng bộ về kỹ thuật trên cùng một nền tảng cho 100% các cơ quan Đảng và Nhà nước; hệ thống thư điện tử của tỉnh hoạt động ổn định, đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã với hơn 10.000 hộp thư điện tử được khai báo và đưa vào sử dụng.
Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 15.000 chữ ký số; 100% DN đã đăng ký và nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet, sử dụng hóa đơn điện tử; hơn 10.000 DN nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng số trong quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh; 100% cơ sở giáo dục thực hiện CĐS, khai thác, sử dụng các kho học liệu trực tuyến dùng chung trên các nền tảng số...
Cùng với đó, việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung và kết nối dữ liệu, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới người dân, doanh nghiệp làm cơ sở thúc đẩy hoạt động CĐS được tỉnh triển khai mạnh mẽ.
Mới đây vào ngày 4/10, Cổng dữ liệu mở tỉnh Vĩnh Phúc (https://opendata.vinhphuc.gov.vn) được bấm nút khai trương, sử dụng với 206 cơ sở dữ liệu mở thuộc 14 lĩnh vực của cơ quan Nhà nước.
Hệ thống được xây dựng tuân thủ khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh, Nghị định số 47 của Chính phủ, các chuẩn dữ liệu của thế giới về dữ liệu mở và là đầu mối duy nhất trên Internet để các cơ quan Nhà nước của tỉnh công bố, công khai, chia sẻ dữ liệu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cung cấp các dịch vụ dữ liệu đến cộng đồng nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ số dựa trên dữ liệu; kết nối liên thông với các hệ thống dùng chung của tỉnh, liên thông với cổng dữ liệu quốc gia, giảm chi phí trong việc tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu và tăng hiệu quả trong quá trình quản lý.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu về CĐS của tỉnh, thời gian tới, Sở TT&TT tiếp tục nghiên cứu, chủ động tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đẩy nhanh quá trình CĐS.
Thúc đẩy CĐS trên tất cả các lĩnh vực và đặt trọng tâm là tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách kiến tạo môi trường phát triển kinh tế số.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về CĐS trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về công nghệ số, nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ số.
Xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn sâu, năng lực quản lý Nhà nước về CĐS nhằm phục vụ công tác tham mưu triển khai các nội dung CĐS trên địa bàn tỉnh; chủ động nghiên cứu, hợp tác, học tập kinh nghiệm về CĐS với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
TheoHuyền Linh (Báo Vĩnh Phúc)