>> Sony ra mắt smartphone "siêu tầm trung" XA1 và Xperia XZ
Đây là chiếc smartphone có màn hình 4K HDR (2.160 x 3.840 pixel, High Dynamic Range) đầu tiên trên thế giới. Đây là công nghệ cao cấp chỉ được dùng cho các mẫu TV đỉnh bảng hiện nay, và Sony đã thành công trong việc đưa nó lên thiết bị di động.
Màn hình 4K trên Xperia Z5 Premium ra mắt 2015 đã có thể xem là một cuộc cách mạng của smartphone, thế nhưng Sony giờ đây còn làm được hơn thế khi hợp tác với Amazon để cung cấp nội dung 4K HDR. Thành phần HDR cũng là được những điều rất tuyệt vời ở khả năng tái tạo màu sắc. Một trong số các demo mà Sony trình chiếu để so sánh với Z5 Premium cho thấy, XZ hiển thị các màu vàng ấm hơn, tự nhiên hơn.
![]() |
Bên cạnh màn hình tuyệt đẹp, flagship của Sony còn sở hữu một hệ thống camera mới có tên Motion Eye. Hệ thống giúp cải tiến đáng kể độ ổn định hình ảnh và bổ sung thêm một lớp bộ nhớ vào quá trình chụp. Về cơ bản, ảnh sẽ được ghi vào bộ nhớ nhanh hơn và từ đó giúp giảm độ trễ (lag). Sony nói rằng hệ thống mới giúp quét ảnh nhanh hơn 5 lần so với trước, đồng thời giúp XZ Premium trở thành smartphone đầu tiên quay được video slow motion ở tốc độ 960FPS.
Motion Eye sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng tự động lấy nét tốt, và hãng đã đưa hệ thống 3 cảm biến từ Xperia XZ năm 2016 lên model mới: Chúng ta có lấy nét laser, một cảm biến hồng ngoại RGBC để chỉnh nhanh cân bằng trắng và cảm biến hình ảnh ExmorRS phiên bản mới. Cảm biến ExmorRS giờ đây có điểm ảnh lớn hơn 19%, còn độ phân giải đạt 19 MP. Engine xử lý ảnh Bionz của Sony cũng đã được nâng cấp với khả năng nhận diện chuyển động tốt hơn và giảm nhiễu (noise) tốt hơn.
Dù những nâng cấp camera của Sony nghe có vẻ rất "hoành tráng", thế nhưng thử nghiệm ban đầu (với chiếc Xperia XZ, model có cùng hệ thống camera với Xperia XZ Premium) ngay tại MWC cho thấy không phải mọi thứ đều quá ấn tượng. Thói quen xử lý ảnh quá đà của Sony có vẻ vẫn còn đó. Việc làm nét và blur giảm nhiễu đã khiến ảnh chụp trông quá "kỹ thuật số" và không thực sự vừa mắt. Sony vẫn còn thời gian để cải tiến camera của máy trước khi bán nó ra thị trường, tuy nhiên, chỉ sợ rằng những công nghệ ở thời điểm này đã là tiêu chuẩn về ảnh đẹp của hãng và sẽ không có thay đổi nào được đưa ra trong tương lai.
![]() |
Một điểm cũng không được yêu thích trên XZ Premium đó là hoàn thiện màu. Phiên bản màu Luminous Chrome trông không giống màu chút nào khi nhìn qua gương. Giống như Z5 Premium trước đây, máy rất dễ phản chiếu và bám vân tay. Nó cho cảm giác Sony thiết kế sản phẩm để đặt trong viện bảo tàng chứ không phải để người dùng cầm trên tay hàng ngày. Phiên bản màu Deepsea Black có một ít màu xanh nhưng cũng rất bám vân tay. Cả 2 máy đều dùng kính Gorilla Glass 5 ở cả mặt sau lẫn trước, còn antenna kim loại nằm phía trên và dưới cùng.
Về cấu hình, có lẽ không ai kỳ vọng Sony có thể đưa con chip Snapdragon 835 - chip mới nhất và tốt nhất hiện tại của Qualcomm - lên flagship của hãng, tuy nhiên, Sony đã làm được điều đó. Đây là tin vui cho người dùng, khi mà nhiều model vừa ra mắt tại MWC 2017 cũng chỉ dùng Snapdragon 820 và 821. Nhưng một điều cần lưu ý là Xperia XZ Premium chỉ lên kệ vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Ngoài ra, chiếc máy mà Sony trình diễn tại MWC cũng chưa được trang bị phiên bản phần mềm hoàn thiện, do đó có thể thấy công ty Nhật Bản đã công bố sản phẩm quá sớm.
Các tính năng đáng chú ý trên sản phẩm bao gồm khả năng chống nước - đạt chuẩn từ IP65 đến IP68, dày chỉ 7,9 mm, cho phép mở rộng bộ nhớ qua khe cắm thẻ MicroSD. Máy dùng pin 3.230 mAh và có một cảm biến vân tay tích hợp ở nút nguồn nằm ở cạnh - giống các smartphone trước của Sony.
Một số hình ảnh sản phẩm:
![]() |
Các ứng dụng hỗ trợ việc tập thể dục gây hại nhiều hơn những gì mà con người vẫn nghĩ vì chúng không làm việc nhưng lại ép buộc người dùng phải tập trung vão một mục tiêu lớn mà khó có thể đạt được.
Hiện nay, có trên 165.000 ứng dụng hỗ trợ tập thể dục tuy nhiên chỉ một trong số ít ứng dụng đó được xây dựng trên nền tang khoa học. Nhưng, những ứng dụng này được hàng triệu người tải về điện thoại với mục đích cải thiện sức khỏe.
Tiến sĩ Hager đã tiến hành thử nghiệm trên một ứng dụng như FitBit, ứng dụng theo dõi sức khỏe miễn phí hỗ trợ nhiều tính năng, đặc biệt là khi sử dụng kết hợp với các thiết bị hardware của Fitbit. Fitbit sở hữu nhiều sản phẩm theo dõi sức khỏe như thiết bị kiểm tra thể lực và chế độ tập luyện, vòng đeo tay theo dõi sức khỏe, cân đo sức khỏe...gọi chung là Fitbit Tracker. Người dùng không nhất thiết phải có các thiết bị này mới có thể cài và dùng ứng dụng Fitbit. Với ứng dụng Fitbit, các thông số sức khỏe sẽ tự động được đồng bộ hóa với điện thoại smartphone mà người dùng chọn trước thông qua mạng không dây chứ không cần phải kết nối. Từ đó người dùng có thể theo dõi những mục tiêu rèn luyện mỗi ngày của mình.
![]() |
Những ứng dụng đếm bước không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. |
Tiến sĩ Hager cho biết ứng dụng này khuyến khích mọi người nên đi được 10.000 bước mỗi ngày. Tiến sĩ cho biết các ứng dụng đếm bước thường lựa chọn con số 10.000 bước do vào năm 1960, ở Nhật Bản, người ta đã phát hiện ra rằng trung bình một người Nhật đi được 10.000 bước có thể đốt cháy 3000 calo.
Tuy nhiên, trên thực tế, 10.000 bước không phải phù hợp với sức khỏe của tất cả mọi người và đó chỉ là con số được xây dựng một cách vô căn cứ cho các ứng dụng đếm bước. Theo tiến sĩ Hager, chỉ có 5 trong số hàng trăm nghìn ứng dụng được xây dựng trên cơ sở khoa học và giúp ích cho sức khỏe của người sử dụng.
Chính vì vậy, người sử dụng nên cẩn trọng khi sử dụng ứng dụng đếm bước. Mọi người cần lựa chọn cách tập thể dục và rèn luyện phù hợp với sức khỏe thay vì phụ thuộc vào những mục tiêu do những ứng dụng này đưa ra.
Theo VietQ/Independent
" alt=""/>Ứng dụng đếm bước gây nguy hiểm cho sức khỏe?
BI VI
" alt=""/>Cặp đôi game thủ đưa cả Summoner's Rift vào trong lễ cưới