您现在的位置是:Thời sự >>正文
Web lừa đảo được trang bị giao thức bảo mật
Thời sự79367人已围观
简介Hacker sẵn sàng bỏ qua một khoản tiền nho nhỏ để có được “sự tin tưởng” của người dùng khi truy cập ...
Hacker sẵn sàng bỏ qua một khoản tiền nho nhỏ để có được “sự tin tưởng” của người dùng khi truy cập các trang lừa đảo.
Giao thức bảo mật mà chúng tôi đề cập đến đó là HTTPS hay nhiều người gọi là chứng chỉ SSL/TLS. HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật trên Internet. Giao thức HTTPS thường được dùng trong các giao dịch nhạy cảm cần tính bảo mật cao.
![]() |
Một trang giả mạo Paypal |
Theo trải nghiệm thực tế, HTTPS bạn sẽ bắt gặp ở bên cạnh thanh địa chỉ. Ví dụ như với trình duyệt Chrome, các trang web hỗ trợ HTTPS sẽ có chữ Secure màu xanh, trong khi đó các trang không hỗ trợ HTTPS có chữ Not Secure màu đỏ.
![]() |
“Khóa màu xanh” giờ đây cũng không còn an toàn |
Với nhiều người, các trang có chữ Secure màu xanh là an toàn. Tuy nhiên thực tế hiện nay không phải vậy. Ngày nay, bất kỳ người dùng nào cũng có thể mua một chứng chỉ SSL (dùng cho HTTPS) với giá rất rẻ. Và các đối tượng lừa đảo đang lợi dụng “tâm lý hiểu biết” này của người dùng để thực hiện các thao tác lừa đảo.
Trang PhishLabs đã được ra một con số đáng quan tâm. Hiện nay có khoảng hơn 50% các trang web lừa đảo có chứng chỉ bảo mật SSL, nghĩa là có chữ Secure “chứng nhận an toàn”. Con số này vào năm 2017 là vào khoảng 25%. Một nghiên cứu khác của PhishLabs đáng giật mình hơn, đó là 80% người dùng internet khi được hỏi đều cho rằng các trang web có “khóa màu xanh” bên cạnh họ đều cho là an toàn.
![]() |
Ảnh: Nhiều trang có chứng chỉ số HTTPS rất dễ dàng |
Trên thực tế, chứng chỉ bảo mật và địa chỉ HTTPS này cơ bản chỉ là nhằm diễn đạt dữ liệu được truyền qua lại giữa trình duyệt của bạn và trang web sẽ được mã hóa và không thể đọc được bởi bên thứ ba. Trang web có chứng chỉ này không hoàn toàn có nghĩa đây là một địa chỉ an toàn không phải của hacker.
Việc gia tăng số lượng những trang lừa đảo trang bị “khóa màu xanh” này một phần đến từ Google. Nếu như trước đây, trang web có hay không có chứng chỉ này đều hiển thị trên thanh địa chỉ bình thường thì trong các phiên bản mới nhất, trình duyệt phổ biến nhất thế giới của Google là Chrome lại hiển thị rõ Secure màu xanh hay Not Secure màu đỏ rõ ràng. Điều này vô tình làm tăng thêm độ tin cậy cho những trang web lừa đảo có thể dễ dàng mua chứng chỉ này.
Ngoài vấn đề này, các trang lừa đảo còn tận dụng việc mua những tên miền có địa chỉ gần giống với tên miền gốc, sau đó đưa lên một giao diện y trang gốc để người dùng không đề phòng và nhập thông tin tài khoản vào. Một ví dụ được trang Phishlabs được ra rất thực tế, đó là hai địa chỉ bibox.com và bỉbox.com.
![]() |
Ảnh: Trang bỉbox.com có giao diện y chang bibox.com |
Bạn hãy lưu ý nhìn kỹ, địa chỉ web sau thì chỉ bibox có thêm dấu hỏi tiếng Việt (các trang đăng ký domain đều cho phép đăng ký domain có dấu mà có thể nhiều người không biết). Cả hai trang đều có giao diện giống nhau, có chứng chỉ bảo mật HTTPS. Trang Bibox gốc là một sàn giao dịch tiền điện tử và Token của Trung Quốc. Trong khi đó bỉbox.com là một trang lừa đảo mà nếu người dùng chẳng may nhập thông tin tài khoản vào, nhiều khả năng tiền ảo của người dùng trên sàn bibox sẽ biến mất mà không cách nào lấy lại được.
Bạn đừng quá tin vào những gì mình thấy, bởi hiện tại những kẻ lừa đảo đã có thể tạo ra những trang web giả mạo với các đặc điểm giống hệt như trên.
An Nhiên - Đinh Bạt Tuấn - Trần Thanh Thủy (theo PhishLabs)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo PSV Eindhoven vs FC Utrecht, 22h30 ngày 15/2: Mục tiêu ba điểm
Thời sựChiểu Sương - 15/02/2025 07:27 Hà Lan ...
【Thời sự】
阅读更多Đồng Nai ưu tiên tích hợp 65 thủ tục lên Cổng dịch vụ công quốc gia
Thời sựHiện nay, đã có 247 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia (Ảnh minh họa)
Kế hoạch tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh Đồng Nai trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020 mới được UBND tỉnh này ban hành.
Kế hoạch hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, tránh nhiệm tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ người dân, tổ chức.
Đồng thời, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh Đồng Nai trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020; nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ đến người dân và doanh nghiệp. Đảm bảo tích hợp, cung cấp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020.
Kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai cũng phân công cụ thể, nêu rõ lộ trình tích hợp, cung cấp 65 dịch vụ ưu tiên đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020 theo Quyết định 411 ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, gồm 8 dịch vụ công liên quan đến một số chỉ số môi trường kinh doanh; và 57 dịch vụ công thuộc nhóm dịch vụ công thiết yếu, số lượng đối tượng thực hiện cao.
Đơn cử như, Sở Tài chính Đồng Nai được giao chủ trì thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ kê khai thuế doanh nghiệp lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong quý II/2020. Quý II/2020 cũng là thời gian Sở GD&ĐT tỉnh phải hoàn thành việc đưa các dịch vụ đăng ký dự thi THPT quốc gia, đăng ký xét tuyển đại học học chính quy, tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ, trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về rà soát thủ tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4, Văn phòng UBND tỉnh được giao phối hợp với Sở TT&TT đề xuất Chủ tịch UBND phê duyệt danh mục, lộ trình dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định. Thời gian Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai phải hoàn thành báo cáo là trong quý II/2020.
Cổng dịch vụ công quốc gia đượckhai trương ngày 9/12/2019 tại địa chỉ dichvucong.gov.vn nhằm tạo một cầu nối điện tử “thực chất, liên tục, hiệu quả” giữa Chính phủ với người dân, doanh nghiệp trong cả nước. Hiện nay, đã có 247 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo thống kê, kể từ ngày khai trương đến ngày 19/4/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có trên 124.376 tài khoản, trên 31 triệu lượt truy cập, trên 5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 35.370 hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận hỗ trợ trên 9.276 cuộc gọi; tiếp nhận trên 5.121 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Riêng với Đồng Nai, theo đại diện Sở TT&TT tỉnh này, hiện mới chỉ có 3 thủ tục hành chính của tỉnh được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, gồm có: Thông báo hoạt động khuyến mại; Cấp giấy phép lái xe; Cấp phiếu lý lịch tư pháp.
M.T
">...
【Thời sự】
阅读更多Gã trai ở Đồng Nai giết người phụ nữ bằng 15 nhát dao
Thời sựCơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai chiều nay (3/1) cho biết, vừa bắt khẩn cấp Lý Phúc Mạnh (SN 1992, ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi giết người. Lý Phúc Mạnh tại cơ quan công an - Ảnh: CAĐN Mạnh bị công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ vào chiều cùng ngày khi đang lẩn trốn tại huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Hiện đối tượng đang được di lý về Đồng Nai để phục vụ điều tra.
Theo công an, vào sáng 30/10/2020, lực lượng chức năng nhận được tin báo phát hiện thi thể bà Phan Thị Trí (SN 1979, quê Bến Tre) tại một căn nhà thuộc xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) với 15 vết đâm trên cơ thể.
Công an tỉnh Đồng Nai sau đó phối hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, truy xét đối tượng. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bà Trí bị giết chết bằng 15 nhát dao trên cơ thể.
Sau hơn 2 tháng điều tra truy bắt, đến chiều ngày 3/1, Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ được Mạnh khi nghi phạm đang lẩn trốn tại tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu.
Tại cơ quan công an, Mạnh khai nhận đã dùng dao sát hại bà Trí để cướp chiếc nhẫn vàng trên tay nạn nhân. Sau khi gây án, đối tượng rời khỏi hiện trường lẩn trốn nhiều nơi cho đến khi bị công an bắt giữ.
Dọa phá tiệm tóc nơi người yêu cũ làm việc, gã trai bị đâm chết
Đến tìm người yêu cũ, nam thanh niên xảy ra mâu thuẫn với chủ tiệm tóc. Sau đó, người này bị chồng của chủ tiệm gọi người truy sát đến chết.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo PDRM vs Negeri Sembilan, 19h15 ngày 14/2: Khách đáng tin
- Tòa căn hộ TK2
- Tìm nạn nhân mua đất tại dự án ma Hồ Tràm Riverside
- Huy động sức mạnh toàn dân thực hiện chuyển đổi số tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Gulf Heroes vs Dubai United, 20h20 ngày 14/2: Khó cho chủ nhà
- Hà Nội hỗ trợ nhà ở xã hội cho cựu Thứ trưởng Bộ GD
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Kholood, 21h10 ngày ngày 14/2: Thất vọng cửa trên
-
Bộ Xây dựng sẽ thanh tra quy hoạch, mua bán bất động sản hàng loạt dự án ở 10 địa phương trong năm 2023 Bộ Xây dựng sẽ thanh tra việc quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy hoạch được duyệt, hoạt động xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản các UBND tỉnh, chủ đầu tư, nhà đầu tư, các tổ chức, đơn vị có liên quan tại 3 tỉnh, thành phố là Lạng Sơn, Bắc Giang, Bình Phước.
Theo kế hoạch cũng sẽ thực hiện thanh tra UBND tỉnh, chủ đầu tư, nhà đầu tư, các tổ chức, đơn vị có liên quan việc chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị tại 7 địa phương Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên – Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang.
Ngoài ra còn giải quyết khiếu nại tố cáo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra dự kiến từ 2-4 đoàn tại UBND một số tỉnh thành phố…
Bộ trưởng Xây dựng giao Chánh Thanh tra Bộ tổ chức triển khai, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra theo quy định
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, sau khi rà soát và thống nhất loại bỏ các cuộc thanh tra có trùng lặp trong Kế hoạch thanh tra năm 2023 của Bộ với các Bộ ngành có liên quan dự kiến có 14 đoàn thực hiện kế hoạch thanh tra. Trong đó 1 đoàn thanh tra hành chính, 13 đoàn thanh tra chuyên ngành.
Đoàn thanh tra đột xuất thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra xác minh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ (từ 2- 4 đoàn); đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra (nếu cần).
“Kế hoạch thanh tra năm 2023 thực hiện theo nguyên tắc phủ kín và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành; tập trung vào một số vấn đề nổi cộm hiện nay; bảo đảm cân đối trong hoạt động thanh tra, các dự án được thanh tra có quy mô lớn, mang tính đại diện cho ngành, lĩnh vực được thanh tra; không chồng chéo và phù hợp với nhân lực của Thanh tra Bộ” – ông Tuấn nói.
Hà Nội thanh tra toàn diện khu đô thị Ao Sào của Công ty Lũng lô 5UBND TP Hà Nội cho biết, UBND TP đã giao Thanh tra TP thanh tra toàn diện dự án khu chức năng đô thị Ao Sào do Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 (Công ty Lũng lô 5) làm chủ đầu tư." alt="Thanh tra quy hoạch, mua bán bất động sản hàng loạt dự án ở 10 địa phương ">
Thanh tra quy hoạch, mua bán bất động sản hàng loạt dự án ở 10 địa phương
-
Ngày 14/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 71 về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm.
Cụ thể, cùng với việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định CSDL quốc gia về Bảo hiểm, Chính phủ cũng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định trình Chính phủ trong tháng 9/2020.
Trước đó, tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chính phủ đã xác định rõ việc xây dựng Nghị định quy định CSDL quốc gia về Bảo hiểm là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đề cập đến sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị định quy định CSDL quốc gia về Bảo hiểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian vừa qua, việc đẩy mạnh triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia nói chung cũng như cơ sở dữ liệu liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm đã đạt được những kết quả nhất định.
Cụ thể như: Hạ tầng kỹ thuật CNTT; Hệ thống phần mềm nghiệp vụ; hệ thống các cơ sở dữ liệu quản lý nghiệp vụ chuyên ngành (CSDL Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế; CSDL đơn vị tham gia và người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; CSDL người hưởng hàng tháng..); Kết nối và chia sẻ CSDL với một số cơ quan, đơn vị liên quan.
Các kết quả đạt được kể trên là nền tảng cho việc xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm. Tuy nhiên, do chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý trong việc xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm nên hệ thống dữ liệu hiện nay của ngành bảo hiểm xã hội chưa được chuẩn hóa, mới có giá trị nội bộ trong ngành bảo hiểm xã hội mà chưa được đối chiếu, kiểm chứng đối với các lĩnh vực, ngành khác.
" alt="Thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về CSDL quốc gia Bảo hiểm">Thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về CSDL quốc gia Bảo hiểm
-
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chứng kiến lễ ký cam kết đồng hành, hỗ trợ của ngành TT&TT và ngành GD&ĐT trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sự kiện có sự tham dự của Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngành TT&TT đã luôn đồng hành cùng ngành GD&ĐT, có thể kể đến chương trình Internet miễn phí cho các trường học - chương trình đã được các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên minh Viễn thông Thế giới đưa thành Case Study để phổ biến ra toàn cầu.
“Trong Chiến lược Chuyển đối số Quốc gia thì ngành GD&ĐT được ưu tiên số 1. Một quốc gia chuyển đổi số thành công thì đầu tiên phải thành công trong chuyển đổi số giáo dục và đào tạo. Vì chính ngành này chuẩn bị lực lượng công dân và nhân lực có kỹ năng số”, Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại lễ ký cam kết. Theo Bộ trưởng, trong Chỉ thị thứ 2 của ngành TT&TT về việc hiệu triệu tất cả các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tích cực tham gia phát triển các ứng dụng công nghệ số để giúp cuộc sống của chúng ta vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng theo cách không tiếp xúc, hình thành một trạng thái bình thường mới, vừa được ban hành ngày hôm qua, ngày 25/3/2020, thì ngành GD&ĐT cũng được nhắc đến đầu tiên, được tập trung chỉ đạo đầu tiên.
Nhận định đại dịch Covid-19 tạo ra cơ hội trăm năm cho Chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, các hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ theo cách cũ. Tất cả chúng ta sẽ phải sáng tạo ra những cách vận hành mới để cho cuộc sống vẫn tiếp diễn, học tập, làm việc và giải trí vẫn phải được tiếp tục. Lĩnh vực ICT nhận về mình một sứ mệnh mới, sáng tạo các giải pháp công nghệ số, học tập và làm việc phân tán để duy trì các hoạt động kinh tế xã hội, nhằm giúp chống dịch thành công, cũng như giảm tối đa suy thoái kinh tế, và sau dịch là bứt phá vươn lên.
“Việt Nam chúng ta có thuận lợi là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số có năng lực, có tiềm lực, có đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp công nghệ số rất sáng tạo. Các doanh nghiệp này đang chuyển hướng Make in Vietnam, sáng tạo các sản phẩm Việt Nam để thúc đẩy chuyển đổi số.
Chúng ta có thể tự hào nói rằng, hầu hết các sản phẩm hỗ trợ chuyển đổi số đều có thể do các doanh nghiệp số Việt Nam phát triển. Hôm nay, chúng ta sẽ chứng kiến điều đó trong lĩnh vực GD&ĐT”, người đứng đầu ngành TT&TT chia sẻ.
“Tạm ngừng đến trường, không dừng việc học”
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục. Giai đoạn đầu, lùi thời gian học là giải pháp ngành Giáo dục đã áp dụng để phòng dịch bệnh.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục đã tập trung rà soát nội dung các môn học của học kỳ II năm học 2019 – 2020 của các lớp từ 1 đến 12, nhất là lớp 9 và lớp 12. Trên cơ sở rà soát theo hướng tinh gọn lại, giảm các nội dung chưa nhất thiết phải ưu tiên, tổ chức xây dựng, thẩm định các bài giảng điện tử, bài giảng để ứng dụng trên các nền tảng công nghệ.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng ban hành bài thi minh họa tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. “Nguyên tắc của chúng tôi là giảm những nội dung có thể giảm được nhưng vẫn phải giữ, không buông lỏng chất lượng”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Cho biết hiện nay ngành GD&ĐT không đặt vấn đề lùi thời gian học, người đứng đầu ngành Giáo dục chỉ rõ, sẽ tăng cường chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến, vẫn đảm bảo nội dung cơ bản. Cùng với đó, tăng cường các điều kiện để đảm bảo chất lượng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong kiểm tra, giám sát, đánh giá.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong hôm nay, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình cho học sinh. Được biết, hướng dẫn này sẽ quy định cụ thể các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, học liệu/bài giảng, yêu cầu đối với giáo viên và học sinh tham gia dạy - học, cách tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thời gian qua, với quan điểm chỉ đạo “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, hiện đã có 14 kênh truyền hình phát sóng các bài giảng giáo dục phổ thông; nhiều trường phổ thông đẩy mạnh ứng dụng các hệ thống quản lý học tập (LMS) để tổ chức dạy và quản lý dạy và học trực tuyến; 92/240 trường đại học đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến; kho bài giảng e-learning của Bộ GD&ĐT với 5.000 bài giảng giáo dục phổ thông đã và đang được các giáo viên, học sinh trên cả nước khai thác, sử dụng miễn phí.
Sẽ có nhiều nền tảng, ứng dụng tiếp tục cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục
Để thúc đẩy mạnh mẽ quan điểm chỉ đạo nêu trên của Bộ GD&ĐT, các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành TT&TT vừa chính thức cam kết hỗ trợ ngành giáo dục trong thời Covid-19, với những hỗ trợ cụ thể như: đưa các chương trình của Bộ GD&ĐT lên truyền hình; báo chí sẽ tăng cường truyền thông về chuyển đổi số trong GD&ĐT; các doanh nghiệp viễn thông, mạng xã hội Việt Nam hỗ trợ nhắn tin đến mọi người dân liên quan về các thông báo quan trọng của Bộ GD&ĐT.
Các doanh nghiệp viễn thông di động sẽ miễn phí toàn bộ dữ liệu cho thày cô và học sinh liên quan đến các chương trình học từ xa của ngành GD&ĐT; Viettel và VNPT hỗ trợ miễn phí hệ sinh thái đào tạo và quản lý giáo dục cho tất cả 43.000 trường học, miễn phí máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.
“Gói hỗ trợ mùa Covid-19 ước tính là hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng. Các doanh nghiệp TT&TT cũng sẽ đầu tư mạnh mẽ để hướng đến mục tiêu mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao, mỗi người dân một điện thoại thông minh kết nối 4G, 5G”, đại diện Bộ TT&TT thông tin.
Tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, đây là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông Việt Nam cho ngành giáo dục. Tiếp theo sẽ là những nền tảng khác nữa, các ứng dụng khác nữa của các doanh nghiệp viễn thông, CNTT khác nữa để phục vụ cho ngành giáo dục nước nhà. Sự hợp tác giữa ngành TT&TT và ngành GD&ĐT tạo sẽ là liên tục và mãi mãi.
Bộ TT&TT và Bộ GD&DT cũng sẽ hợp tác với nhau đề ra các tiêu chuẩn về CNTT và an toàn thông tin để đảm bảo tính mở của các nền tảng, đảm bảo tính kết nối liên thông với các lĩnh vực khác, đảm bảo các ứng dụng sẽ được phát triển bởi mọi doanh nghiệp khác. Đảm bảo không có tình trạng độc quyền hoặc vi phạm bảo mật dữ liệu cá nhân.
Bày tỏ mong muốn GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ tiếp tục đặt hàng nhiều hơn nữa, đưa ra nhiều yêu cầu thách thức hơn nữa cho ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Chúng tôi luôn nhận thức rằng, ngành ICT nước nước nhà chỉ có thể mạnh lên, sánh vai với các cường quốc năm châu nếu ngành GD&ĐT, cũng như mọi ngành khác, đặt ra cho ngành ICT các yêu cầu cao, càng cao càng tốt, càng thách thức càng tốt. Việc vĩ đại sẽ tạo nên người vĩ đại. Chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn bất cứ ai đưa ra yêu cầu cao hơn cho ngành ICT”.
Người đứng đầu ngành TT&TT kỳ vọng tới đây sẽ có thêm nhiều các doanh nghiệp khác nữa, nhất là các doanh nghiệp phát triển ứng dụng sẽ tích cực tham gia chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo, và đặc biệt là các ứng dụng kịp thời cho dạy và học trực tuyến thời Covid-19.
“Thành công trước nay thường đến từ chính giữa những cuộc khủng hoảng. Bộ TT&TT kêu gọi toàn thể cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đồng lòng, chung tay, nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, nắm bắt thời cơ hiếm có trong công cuộc chuyển đổi số. Đây cũng là cách mà các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm để bao mạng sống mà Covid-19 đã lấy đi, để sự cố gắng mà tất cả chúng ta đang chung tay chống dịch sẽ không bị phí hoài”, Bộ trưởng nói.
(Quý độc giả có thể xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ ký cam kết tại đây)
Vân Anh
" alt="Toàn ngành TT&TT cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục để “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”">Toàn ngành TT&TT cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục để “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”
-
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Wellington Phoenix, 15h35 ngày 14/2: 3 điểm nhọc nhằn
-
- “Con không muốn chết đâu ba ơi. Có phải bệnh của con không chữa được không? Con nghe thấy các cô chú ở đây nói con sợ quá! Ba đừng giấu con nữa. Cứu con ba ơi! Con muốn được về nhà đi học với các bạn. Con không muốn ở đây nữa đâu...". Nghe cô con gái nhỏ khẩn khoản, anh Canh rơi nước mắt.
Hở van tim, cha nghèo vẫn gắng bán vé số lo cứu con mắc bệnh ung thư
Bé trai bị bỏng điện cao thế đang rất cần sự giúp đỡ
Bé Nguyễn Trần Thu Quyến (sinh năm 2005), con gái anh Nguyễn Tấn Canh và chị Nguyễn Thị Kem ở ấp Long Bình 2, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang mang trong mình khối u trung thất.
Khi bác sĩ tìm ra được thì khối u của bé đã khá lớn, khoảng 12cm nên không thể phẫu thuật được. Từ viện Nhi, bé Thu Quyến được chuyển đến bệnh viện Ung Bướu để điều trị bằng phác đồ hóa chất.
Sợ hãi trước bệnh tật, cô con gái luôn miệng kêu cha cứu Cô bé 13 tuổi đã cảm nhận được mức độ nguy hiểm của căn bệnh mình đang mang qua những câu chuyện buồn mà bé từng nghe, chứng kiến trong bệnh viện. Bất ngờ khi nghe con gái hỏi: "có phải bệnh con không chữa được không?", như ngàn mũi dao đâm vào tim, người cha chỉ biết ôm chặt con vào lòng.
"Tôi muốn giữ cho con gái một tinh thần thoải mái để điều trị bệnh cho tốt. Vợ chồng tôi đã giấu hết những điều bác sĩ đã tư vấn về căn bệnh quái ác của con. Tôi cố gắng cười nói trước mặt con, nuốt nước mắt vào trong nhưng..", nói đến đây, anh Canh nấc nghẹn.
5 toa thuốc được truyền vào cơ thể được ví như 5 lần chết đi sống lại. Mỗi một lần truyền thuốc, bé yếu đuối tưởng chừng như không thể vượt qua được. Những lúc như vậy, cả cha và mẹ phải thay phiên nhau chăm con suốt ngày đêm.
Sau 5 toa hóa chất, tình trạng của bé đã ổn hơn, khối u nhỏ lại. Tuy nhiên, quá trình điều trị vẫn được tiếp tục cho đến khi khối u đủ nhỏ, bác sĩ sẽ có chỉ định tiếp theo. Tuy nhiên, mới đi được nửa chặng đường thì gia đình anh Canh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Cha mẹ chăm chỉ làm lụng vẫn không đủ tiền
Hai vợ chồng anh Nguyễn Tấn Canh và chị Nguyễn Thị Kem làm thuê làm mướn, vừa nuôi con vừa nuôi cha mẹ già, cuộc sống khá khó khăn. Mới đây, hy vọng cải thiện cuộc sống, anh chị mạnh dạn thuê 5 công ruộng trồng lúa, lấy công làm lời.
Mỗi vụ thu hoạch, vợ chồng anh trả 2 tấn lúa, nếu lúa được mùa được giá, anh chị cũng có thêm thu nhập. Mặc dù sau khi trừ đi tiền phân, giống, số tiền lời đó không được bao nhiêu nhưng cũng lo được chút mắm muối trong nhà. Lúc nông nhàn, anh chị lại tranh thủ đi làm thuê nhặt nhạnh kiếm thêm.
Cô bé chịu cảnh đau đớn, nguy cơ gián đoạn việc chữa bệnh Con gái bị bệnh hiểm, để chữa cần rất nhiều tiền trong một khoảng thời gian dài, gia đình buộc phải đi vay mượn. Mỗi lần vay dăm ba triệu, mới hơn nửa năm, vợ chồng anh Canh đã mang khoản nợ lớn tới gần 100 triệu đồng.
“Đau lòng lắm anh ơi. Con bệnh quá trời có thuốc còn vật vã như vậy. Cứ nghĩ tới lúc không có tiền điều trị cháu chịu làm sao được. Chúng tôi đã tìm đủ mọi cách chỉ mong cho cháu khỏe mạnh về đi làm kiếm tiền vừa trả nợ vừa nuôi con. Có những người thương tình thấy cảnh mình túng thiếu con bệnh cho vay bạc 3 (bình thường vay bạc 5 10 triệu một tháng 500 ngàn). Vậy nhưng vay rồi không trả được làm sao vay tiếp được. Tôi bối rối quá chẳng nghĩ được gì. Ngày nghĩ ngợi nhiều, trong giấc mơ tôi cũng thấy mình bế tắc”, anh bất lực thốt lên.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Tấn Canh ấp Long Bình 2, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. SĐT 039 614 6167
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.278 (bé Nguyễn Trần Thu Quyến)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436Cha rơi nước mắt nghe con gái bệnh tật cầu cứu