您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Maccabi Tel Aviv, 00h30 ngày 1/4: Gánh nặng cửa trên
NEWS2025-04-04 14:40:56【Giải trí】5人已围观
简介 Hư Vân - 30/03/2025 19:28 Nhận định bóng đá g sex âusex âu、、
很赞哦!(8379)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Las Palmas, 2h00 ngày 1/4: Nối dài mạch thắng
- Tiêm đủ mũi vắc xin Covid
- Số ca mắc và tử vong do ung thư ở Việt Nam tăng gấp 3 lần trong 30 năm
- Giúp trẻ vượt qua trầm cảm mùa thi
- Soi kèo góc Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Lợi thế sân bãi
- Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng bằng thảo dược
- Shark Liên: “Tôi như muốn nuốt chửng khi nghe về giải pháp công nghệ”
- Hiện đại hóa công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ
- Kèo vàng bóng đá Nottingham Forest vs MU, 02h00 ngày 2/4: Vượt qua thách thức
- Sút cân, cô gái bàng hoàng cầm trên tay kết quả ung thư dạ dày
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atletico Cerro vs Montevideo Wanderers, 05h00 ngày 1/4: Ám ảnh xa nhà
Chi tiết các hạng mục ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 Hà Nam bắt đầu bung rách, hoen gỉ, cũ và bẩn dần do không được chăm sóc, vệ sinh. Ảnh chụp tháng 3/2023: Hoàng Hà Hồi tháng 6/2023, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết cơ bản các nhiệm vụ để triển khai xây lắp 2 bệnh viện nghìn tỷ này đã đạt 80-90%. Tuy nhiên vẫn còn vướng mắc trong quá trình thanh toán, hoàn thiện các dự án này.
Sau đó 2 tháng, tại lễ trao quyết định bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bà Lan cho hay việc xây dựng bệnh viện cơ sở 2 là định hướng phát triển mở rộng bệnh viện đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là khu vực miền Trung. Tuy nhiên, thời gian qua, quá trình triển khai còn một số vướng mắc.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: Thạch Thảo Thời điểm đó, Bộ trưởng cho biết "các công việc còn lại của dự án này còn rất ít", vì thế người đứng đầu ngành Y tế mong muốn lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cần chú ý, đảm bảo về chuyên môn, nhân lực, chủ động các phương án phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế, để khi dự án tiếp tục triển khai, hoàn thành, bệnh viện sẽ tiếp quản, nhanh chóng đưa cơ sở 2 vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người dân.
Tư tưởng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm 'còn diễn ra phổ biến'
Báo cáo tại hội nghị ngày 9/1, Bộ Y tế cho biết năm 2023 ngành y tế thực hiện vượt 3/3 chỉ tiêu được Quốc hội giao, đạt và vượt 7/9 chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao. 2 chỉ tiêu không đạt gồm: Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (chỉ tiêu giao 111,2 bé trai/100 bé gái, thực đạt 112/100) và tuổi thọ trung bình (chỉ tiêu giao 73,8 tuổi, thực đạt 73,7).
Đánh giá chung về công tác y tế năm qua, Bộ Y tế cho biết việc mua sắm, đấu thầu, xã hội hóa, quản lý, sử dụng tài sản công, quản trị đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạngthiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế vẫn diễn ra cục bộtại một số địa phương, cơ sở y tế. Tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến Trung ương và một số tỉnh, thành chưa được khắc phục triệt để.
Việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin chưa bảo đảm được yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra, nhất là ứng dụng trong triển khai các dịch vụ khám, chữa bệnh, liên thông dữ liệu…
Về nguyên nhân, Bộ Y tế thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của một bộ phận công chức chưa cao, tư tưởng e dè, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm còn diễn ra phổ biến. Việc thực thi nhiệm vụ có nơi còn thiếu chủ động, chưa đổi mới, năng lực còn hạn chế, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm. Một số địa phương, cơ sở y tế còn e ngại hoặc không có kinh nghiệm trong mua sắm, đấu thầu dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế.
Bộ trưởng Y tế giao nhiệm vụ cho Giám đốc BV Việt Đức liên quan dự án cơ sở 2Công việc còn lại của dự án Bệnh viện Việt Đức 2, Bạch Mai 2 còn rất ít, Bộ trưởng Y tế mong lãnh đạo bệnh viện cần chủ động phương án chuyên môn, nhân lực, để khi dự án tiếp tục được triển khai, sẽ nhanh chóng đưa cơ sở 2 vào sử dụng.">Thông tin mới nhất về tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2
Kiểm tra cơ sở sản xuất bánh su kem được sử dụng trong buổi tiệc. Ngày 29/9, chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức) tổ chức Trung thu cho con của cư dân và nhân viên sinh sống tại chung cư. Một hộ kinh doanh tại đây đã tài trợ 210 phần bánh su kem của một thương hiệu uy tín cho chương trình. Ban quản lý chung cư phát cho khoảng 200 người, còn dư khoảng 10 bánh phát cho nhân viên.
Tại chương trình đêm Trung thu, bà Phan Thị Út (quê Cà Mau, tạm trú tại TP.HCM) là nhân viên vệ sinh của chung cư, nhận phần quà gồm 3 bánh su kem. Ngày 30/9, bé Q. (con bà Út) ăn bánh, tới 22h, bệnh nhi có triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy nhiêu lần.
Hôm sau, trẻ được đưa tới phòng khám tư, nhận đơn thuốc về tự uống. Khoảng 17h, trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm nên được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám, tiếp tục được cho thuốc về nhà uống, tự theo dõi. 23h, bé trở nặng, tử vong trên đường đến viện.
Cùng thời điểm, các hộ dân trong chung cư cũng phản ánh tình trạng một số trẻ nhỏ và người lớn bị nôn, tiêu chảy, sốt. Tổng cộng có 61 người bị ngộ độc, hơn 25 người phải nhập viện điều trị. Trong đó, 22 người vào các cơ sở y tế ở TP.HCM, 3 người điều trị ở Cà Mau.
Kết quả xét nghiệm của trẻ nhập viện trong vụ ngộ độc đêm Trung thu
Ngay sau khi nhập viện vì tiêu chảy, sốt, đau bụng, các bệnh nhi ngộ độc đêm Trung thu đã được lấy mẫu phân, thực hiện soi cấy vi khuẩn. Đến nay, bệnh viện đã có kết quả của phần lớn các trường hợp.">Nguyên nhân 1 trẻ tử vong, 61 người ngộ độc sau ăn bánh đêm Trung thu
Bác sĩ Dũng cho biết thêm trong năm 2023, kinh tế suy thoái, người dân khó khăn nên việc khám sức khỏe định kỳ giảm, chủ yếu tới điều trị. Trong khi đó, bệnh viện không ngừng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại, phòng mổ thông minh với sự tích hợp của máy định vị… để phát triển các lĩnh vực chuyên sâu. Nguồn thu giảm, phần chi nhiều lên nên bệnh viện không thể tăng thưởng Tết.
Trao quà Tết cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy. Ảnh: BVCC. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết đơn vị này đang tính toán thưởng Tết cho cán bộ, nhân viên.
Theo vị lãnh đạo này, mức thưởng Tết dựa trên các khoản thu trong năm. Sau khi đã trả lương tăng thêm hằng tháng, các khoản chi cho quỹ phát triển của bệnh viện sẽ được tính toán chia cho cán bộ, nhân viên.
"Ban lãnh đạo bệnh viện cố gắng xoay xở để mức chi Tết năm nay bằng năm ngoái, số tiền này không nhiều", ông nói và không chia sẻ con số cụ thể.
Dù dịch Covid-19 đã qua nhưng các bệnh viện còn khó khăn do nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, thưởng Tết vẫn là bài toán đau đầu của các cơ sở y tế.
Giám đốc một bệnh viện huyện vùng biên giới tỉnh Sơn La chia sẻ từ năm 2021, đơn vị tự chủ tài chính chi thường xuyên 100% nhưng nguồn thu không có. Bệnh viện phải chi lương cho cán bộ công nhân viên và mấy năm liền rơi vào tình trạng “thu không đủ chi” nên không có bất cứ khoản thưởng lễ Tết nào.
Theo vị giám đốc trên, bệnh viện tại tuyến huyện chịu thiệt thòi và thực hiện chủ trương tự chủ nên càng khó khăn hơn. Thời gian tự chủ kéo dài hết năm 2026, trong 3 năm tới chắc chắn bệnh viện vẫn trong tình trạng khó khăn như hiện tại, không thể có thưởng.
Căn cứ Điều 104 Bộ Luật lao động quy định thưởng là số tiền, tài sản hoặc các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố tại nơi làm việc. Như vậy, theo quy định nêu trên, thưởng không phải là khoản bắt buộc doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Khi bệnh viện phải tự chủ tài chính, không có nguồn thu, nhân viên y tế sẽ không nhận được tiền thưởng.
Một bệnh viện ở Hà Nội vẫn 'vừa làm vừa trả nợ', không có thưởng Tết
Do "thu không đủ chi" nên năm nay, cán bộ nhân viên của Bệnh viện Phổi Hà Nội không có thưởng Tết. Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc bệnh viện, khó khăn về tài chính đều được cán bộ, y bác sĩ chia sẻ và đồng hành.">Lãnh đạo bệnh viện tỉnh thưởng Tết Nguyên Đán 3 triệu đồng bằng nhân viên
Nhận định, soi kèo Valencia vs Mallorca, 23h30 ngày 30/3: Khó cho cả hai
GS. Quarraisha Abdool Karim khi nhận giải thưởng VinFuture cùng chồng là GS. Salim Abdool Karim hồi đầu năm 2022. Ảnh: Trọng Đạt Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch tễ, hai nhà khoa học này đã phát triển một loại gel có chứa dược chất tenofovir giúp kháng virus HIV và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm, qua đó đặt nền móng cho phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).
Salim Abdool Karim và Quarraisha Abdool Karim cũng đã tạo ra thuốc dạng uống nhằm thiết lập chiến lược phòng ngừa HIV đặc biệt dành cho phụ nữ, trẻ vị thành niên và hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh.
VietNamNet xin gửi tới quý độc giả nội dung cuộc trao đổi này.
Là một nhà khoa học đến từ nước đang phát triển, bà đã phải trải qua những khó khăn, thách thức gì để có được những thành tựu như hiện nay?
Là một nhà khoa học nữ, lại đến từ một đất nước đang phát triển, tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên tôi đã may mắn vượt qua bởi nhờ có những người cố vấn hỗ trợ. Với bản thân, khi gặp khó khăn, tôi sẽ cố gắng vượt qua nó và không để những trở ngại đó cản đường mình.
Tôi hiểu rõ những khó khăn mà các nhà khoa học nữ đang gặp phải. Tuy nhiên, chúng ta đang ở thế kỷ 21, một trong những mục tiêu phát triển bền vững được Liên Hợp Quốc đưa ra là về vấn đề bình đẳng giới. Chúng ta phải đấu tranh bằng mọi cách để phụ nữ có quyền, có cơ hội bình đẳng, từ đó đóng góp cho thế giới.
Với tư cách là một nhà khoa học nữ, tôi nhận thấy phụ nữ nhìn vấn đề cụ thể qua một lăng kính hơi khác hơn so với nam giới. Thế nhưng, khi chúng tôi làm việc cùng nhau, cả nam và nữ, chúng tôi có thể tìm thấy giải pháp phù hợp với mọi người. Rõ ràng điều này là rất quan trọng bởi chúng ta không làm điều gì đó chỉ để đáp ứng cho nhu cầu của một nửa dân số.
Sau khi tham gia giải thưởng VinFuture tại Việt Nam hồi năm ngoái rồi trở về Nam Phi, bà và các nhà khoa học khác đã có ấn tượng về Việt Nam như thế nào?
Đó là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tôi và nhiều đồng nghiệp khác, do vậy tất cả mọi người đều cảm thấy rất phấn khích. Sau chuyến đi này, những người đồng nghiệp khác của tôi ở Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung đều tò mò muốn biết về Việt Nam. Họ muốn chúng tôi kể cho nghe câu chuyện về hành trình này, về các đất nước, con người và các nhà khoa học ở đất nước các bạn.
Đó cũng là lý do mà tôi và nhiều người khác đã đến giảng dạy tại Việt Nam. Bắt nguồn từ chuyến thăm trước đó, chúng tôi đã thiết lập được một chương trình trao đổi sinh viên, trong đó một số sinh viên y khoa của Việt Nam sẽ đến Nam Phi. Hiện cũng đã có các dự án nghiên cứu và hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nam Phi.
GS. Quarraisha Abdool Karim có nhiều ấn tượng sâu sắc sau lần đặt chân đến Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Điều gì đã thôi thúc bà hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam cũng như thúc đẩy các chương trình hợp tác giao lưu giữa sinh viên Việt Nam và trường đại học ở đất nước mình?
Cách đây 34 năm, khi bắt đầu nghiên cứu về HIV, tôi biết rất ít về căn bệnh này. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã được hưởng lợi từ sự trợ giúp của những người hướng dẫn, cũng như các mối quan hệ đối tác và hợp tác khác. Do vậy, nếu thấy ai đó hào hứng với lĩnh vực nghiên cứu mà tôi đang làm, tôi rất vui lòng được cộng tác với họ.
Điều này khá phổ biến bởi việc nghiên cứu là một chủ đề chung giúp gắn kết niềm đam mê khoa học của chúng ta lại với nhau. Tất cả chúng ta đều hướng tới việc sử dụng khoa học để làm cho thế giới tốt đẹp hơn và cải thiện cuộc sống của mọi người.
Khi làm việc cùng nhau, chúng tôi giống như một nhóm các nhà khoa học có cùng một mục tiêu, khi đang cố gắng tìm ra giải pháp cho những vấn đề chung của nhân loại. Điều đó đối với tôi thực sự quan trọng. Chúng ta sẽ không thể đi xa nếu chỉ có một mình. Khi làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp.
Tôi cũng đang tận dụng cơ hội khi tôi ở đây để gặp gỡ các nhà khoa học Việt Nam khác, và để xem làm thế nào chúng ta có thể thu hút nhằm tạo thêm nhiều nhà khoa học Việt Nam hơn và giúp họ phổ biến được những công việc mà mình đã làm ra phạm vi toàn cầu. Một trong số đó bao gồm cả việc nâng cao nhận thức của thế giới về khoa học Việt Nam.
Khoa học đời sống ứng dụng trong y học và sinh học là thế mạnh của tôi. Tôi muốn tìm hiểu xem sự hợp tác của mình có thể giúp xây dựng năng lực đó ở Việt Nam như thế nào.
Giả sử được đề nghị đưa ra một lời khuyên nào đó, bà sẽ nói gì với các nhà khoa học Việt Nam nói riêng và các nhà khoa học trẻ nói chung?
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chúng ta không đặt nặng vấn đề nghiên cứu. Chúng ta chú trọng đến kinh tế nhiều hơn là khoa học. Tuy nhiên, sự thật là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta từ chiếc điện thoại cho đến các tòa nhà cao tầng, đều đến từ thành quả khoa học của các ngành khác nhau.
Chúng ta nên nghĩ đến việc mình sẽ để lại gì sau khi có mặt trên thế giới này. Chúng ta cần phải trả lời câu hỏi tại sao mình lại ở đây? Mục đích của chúng ta là gì? Không phải để vui chơi, mua sắm hay có các bữa tiệc, nó nên là một cuộc đời có ý nghĩa, không chỉ cho chúng ta mà còn cho các thế hệ mai sau.
Vẻ đẹp của con người đến từ cách chúng ta chăm sóc bản thân và những người xung quanh. Tôi hy vọng những người trẻ tuổi có thể nhận thấy rằng khoa học đã giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn như thế nào, để từ đó có động lực theo đuổi khoa học, thay vì chạy theo Instagram, TikTok và theo dõi Kim Kardashian.
GS Abdool Karim trong buổi trò chuyện với PV VietNamNet. Ảnh: Trọng Đạt Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám. Chúng ta nên làm gì để giải quyết vấn đề này?
Tôi là một người Nam Phi và đang làm việc chính tại đất nước tôi. Trong quá trình đó, tôi đã tham gia đào tạo hàng nghìn các nhà khoa học Nam Phi, nhiều người trong số họ sau đó đi đến một quốc gia khác có điều kiện tốt hơn và ở lại.
Với bản thân tôi, tôi là người ủng hộ mạnh mẽ việc ở lại để phục vụ người dân và đất nước mình. Tôi không vui lắm khi thấy những nhà khoa học của đất nước tôi rời đi đến một quốc gia khác. Tuy nhiên, tôi tôn trọng việc di cư và nhập cư, đây là điều khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Ngay chính bản thân ông cố của tôi cũng là một người Ấn Độ nhập cư vào Nam Phi từ rất lâu trước đó.
Tôi cảm thấy tình trạng chảy máu chất xám mà các nước đang phát triển phải đối mặt là một vấn đề hết sức tiêu cực. Chúng ta cần phải có giải pháp làm cách nào đó để các bộ óc tốt nhất sẽ ở lại và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Để làm điều đó, chúng ta phải chứng minh cho họ thấy bằng những lợi thế cạnh tranh và chiến lược nhất định, và cũng để họ hiểu rằng, tại những môi trường khác, họ sẽ không thể có những cơ hội như ở trong nước.
Mỗi quốc gia lại có những vấn đề thách thức của riêng mình. Thực tế là ở các nước đang phát triển có sẵn nhiều bài toán cần tìm ra lời giải. Nếu giải quyết được những câu chuyện ở các nước đang phát triển, các nhà khoa học sẽ có thể tạo ra những nghiên cứu tốt nhất và góp phần vào việc thay đổi thế giới.
Bà muốn gửi thông điệp gì tới các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên Việt Nam?
Đối với tôi, khoa học là một hành trình thú vị, tôi cảm thấy mình đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Nếu phải nói gì đó với các bạn sinh viên, với tư cách là một nhà khoa học, tôi muốn đặt câu hỏi rằng “Các bạn muốn làm gì để thế giới tốt đẹp hơn?”.
Hãy tìm ra đam mê của mình, theo đuổi nó một cách xuất sắc, kiên trì, bền bỉ. Nếu gặp thất bại, đừng bỏ cuộc, hãy cứ tiếp tục và rồi bạn sẽ đạt được điều mình muốn. Trong hành trình đó, cuộc sống của chúng ta thay đổi và thế giới cũng sẽ tốt đẹp hơn.
Cảm ơn bà!
Trọng Đạt (Thực hiện)
">GS Abdool Karim: Phải làm sao để những bộ óc tốt nhất cống hiến cho Việt Nam
Dự báo thị trường tiêu thụ là bài toán then chốt. Ảnh: Thế Vinh Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan ban ngành tỉnh đã chủ động dự báo về tình hình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đồng thời nhận định nhu cầu tiêu thụ và phục vụ chế biến nội địa có xu hướng tăng lên. Trên cơ sở đó, định hướng các hộ nông dân, doanh nghiệp sản xuất gieo trồng các loại cây trồng phục vụ trong nước và chế biến như ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau xanh… kết hợp mở rộng diện tích loại cây có thị trường tiêu thụ tốt như dưa chuột, bí xanh, bí đỏ…
Đối với sản phẩm chăn nuôi, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, tạo ra nguy cơ thua lỗ với người sản xuất, tỉnh đã khuyến nghị tăng cường áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, giữ ổn định số lượng đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân.
Bên cạnh công tác theo dõi, phân tích, đánh giá thị trường, thông tin về tình hình thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn các tỉnh cũng được cập nhật kịp thời cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Những kinh nghiệm và bài học đã cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng thành tựu khoa học 4.0 trong sản xuất và kinh doanh nông sản, từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân về làm nông nghiệp thông minh với dữ liệu trong tất cả các khâu là nền tảng để đưa ra quyết định và dự báo thị trường.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương kịp thời cung cấp các thông tin thị trường về mặt hàng nông sản trong nước, cũng như quốc tế; nhu cầu nhập khẩu và các thị trường xuất khẩu chủ yếu để có giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản. Quan tâm việc tư vấn, hướng dẫn người sản xuất kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường.
Cung cấp các địa chỉ thông tin có chất lượng để người sản xuất, nhất là nông dân tìm hiểu, tham khảo trước khi quyết định đầu tư mở rộng. Hỗ trợ người sản xuất đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường dẫn đến bị thương lái ép giá.
Công nghệ nâng cao chất lượng nông sản
Năm 2022, nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc duy trì tốc độ tăng trưởng với giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thuỷ sản ước đạt hơn 11.000 tỷ VNĐ. Chuyển đổi số, gia tăng hàm lượng công nghệ trong các khâu sản xuất kinh doanh trở thành chìa khoá mở cánh cửa thị trường trong nước và quốc tế cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Điểm nhấn trong bức tranh phát triển nông nghiệp tại đây phải kể đến hạ tầng công nghệ thông tin từng bước đã được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện; tỷ lệ các hộ chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử và nông nghiệp công nghệ cao ngày càng tăng lên.
Cùng với đó là sự thay đổi tích cực trong tư duy, cách làm, đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo thuận lợi cho người dân trong tất cả các khâu, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng phần mềm quản lý mã số vùng trồng hỗ trợ truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ bà con thiết lập gian hàng số để quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
Theo số liệu hết năm 2022, Vĩnh Phúc có hơn 16.000 hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử, hơn 300 mô hình chăn nuôi quy mô lớn có áp dụng công nghệ số, hơn 1.400 sản phẩm nông nghiệp của 82 doanh nghiệp, hộ sản xuất được kết nối, quảng bá và tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn và Voso.vn.
Thế Vinh
">Vĩnh Phúc nâng cao năng lực dự báo thị trường, giải bài toán đầu ra nông sản
Đoàn giám sát của HCDC làm việc với trường học sáng 17/1. Ảnh: HCDC Đến sáng nay, 10 trong số 22 học sinh đã ổn định và đi học bình thường, 12 em còn lại vẫn nghỉ học (2 em đau bụng nhẹ, các em khác hết triệu chứng nhưng vẫn mệt).
Điều tra dịch tễ sơ bộ cho thấy 22 học sinh có triệu chứng theo học ở 7 lớp khác nhau, sống rải rác trên địa bàn phường An Phú (TP Thủ Đức) và chưa ghi nhận sinh hoạt chung nào ngoài phạm vi nhà trường.
Hiện tại, HCDC và Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức đang tiếp tục điều tra tìm hiểu nguyên nhân sự việc, đồng thời hướng dẫn nhà trường thực hiện nghiệm túc các hướng dẫn về vệ sinh phòng bệnh trong trường học.
Trước đó, nhiều học sinh của trường Tiểu học Nguyễn Hiền có dấu hiệu đau bụng, sốt. Phụ huynh đã báo cho giáo viên chủ nhiệm, nhà trường và cập nhật trong các nhóm chat. Một số phụ huynh lo ngại nguyên nhân có thể do ngộ độc thực phẩm.
Phòng Y tế TP Thủ Đức và cơ quan chức năng đã có mặt tại trường, khảo sát, tiến hành điều tra nguyên nhân. Đại diện phòng y tế TP Thủ Đức nhận định, các triệu chứng đau bụng, sốt của trẻ trùng lặp với nhiều bệnh khác, chưa đủ cơ sở để nhận định có ngộ độc thực phẩm.
">Sức khỏe nhiều trẻ nghỉ học nghi ngộ độc ở tiểu học Nguyễn Hiền hiện ra sao?