“Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030” đặt mục tiêu cung ứng đầy đủ,ốcnộichiếmgiátrịthuốctiêuthụtrongnăbd hom nay kịp thời, giá hợp lý các loại thuốctheo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm an toàn, hợp lý, chất lượng thuốc cho người sử dụng. Chiến lược này cũngđặt mục tiêu chú trọng cung ứng thuốc cho các đối tượng thuộc diện chính sách xãhội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Quan điểm phát triển
Trong “Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầmnhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quan điểm của Đảng, Nhànước, ngành y tế là cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhândân với chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đápứng kịp thời yêu cầu an ninh quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh, và các nhu cầukhẩn cấp khác.
Cần xây dựng nền công nghiệp Dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuấtthuốc generic có chất lượng và giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu,phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam đểphát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
Ngành dược cần được phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khảnăng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, phát triển hệ thốngphân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng vàcảnh giác dược. Cần quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu,nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.
Dưới đây là một số nội dung lớn của chiến lược phát triển ngành Dược đến 2020,tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
2020: Thuốc nội chiếm 70% giá trị thuốc tiêu thụ trong năm
Đối với công nghiệp bào chế, quy hoạch, chiến lược này đặt mục tiêu sắp xếp côngnghiệp bào chế thuốc một cách hợp lý, giảm thiểu sản xuất những mặt hàng chồngchéo, dẫn đến dư thừa, đồng thời chú trọng bổ sung những mặt hàng khác cònthiếu.
Bên cạnh đó, cần ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc có tác dụng tốthơn, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học hiện đại; chú trọng liêndoanh, liên kết để tiếp cận các công nghệ hiện đại nhằm sản xuất các thuốcchuyên khoa đặc trị, xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốctrong nước, tiến tới đáp ứng cơ bản nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho nhândân; bảo đảm tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước.
Theo đó, mục tiêu đến 2020 đặt ra là thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% tổnggiá trị thuốc tiêu thụ trong năm.
40% số đăng ký lưu hành thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu đượcđánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng
Bên cạnh việc nâng cao tỷ trọng sử dụng thuốc nội như trên thì chiến lược pháttriển ngành Dược đến 2020 còn đặt ra mục tiêu là 100% thuốc được cung ứng kịpthời cho nhu cầu phòng, chữa bệnh; 40% số đăng ký lưu hành thuốc generic sảnxuất trong nước và nhập khẩu được đánh giá tương đương sinh học và sinh khảdụng.
Ngoài ra, 100% các cơ sở thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hànhtốt và 50% cơ sở kiểm nghiệm, 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạttiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).
Bên cạnh đó, đến 2020, 50% bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương có bộ phận Dược lâmsàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.
Mục tiêu định hướng đến năm 2030 đặt ra là thuốc sản xuất trong nước cơ bản đápứng nhu cầu sử dụng, chủ động sản xuất các thuốc chuyên khoa, đặc trị, vắc xin,sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, chủ động sản xuất nguyên liệu làm thuốc. Hệthống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốcngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.
2020: Vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% cho TCMRQG
Đối với công nghiệp sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế từ nay đến 2020 và tầmnhìn 2030, Cục quản lý Dược đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiếnđẩy mạnh và khuyến khích sản xuất các vắc xin phục vụ cho Chương trình tiêmchủng mở rộng để bảo đảm đến năm 2020 vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100%cho chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và 30% cho tiêm chủng dịch vụ.
Ngoài ra, cần khuyến khích đầu tư nghiên cứu và xây dựng các nhà máy hoặc cácdây chuyền sản xuất mới để sản xuất vắc xin phối hợp, vắc xin đa giá. Nhà nướcđầu tư nâng cấp Viện kiểm định vắc xin sinh phẩm Quốc gia đạt chuẩn quốc tế phụcvụ cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vắc xin.
Đi kèm với quyết định phê duyệt chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ cũng phêduyệt một loạt các dự án ưu tiên và khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực:nghiên cứu sinh khả dụng, đánh giá tương đương sinh học đạt chuẩn, nâng cấp việnkiểm định quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế, thànhlập trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ sinh học và Biosimilar trong lĩnhvực Dược,…
Minh Tuấn