Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì hội nghị.
Đối với quận Hải Châu, sau khi sáp nhập cũng dôi dư nhiều cán bộ, trong đó riêng danh sách tinh giản biên chế của quận có 22 trường hợp.
Còn quận Liên Chiểu, một phần phường Hòa Minh sẽ nhập về phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê) thì ngoài số cán bộ dôi dư sẽ có khó khăn hơn vì trên diện tích đất nhập về quận Thanh Khê có đến 3 trường học với rất nhiều học sinh nên lúng túng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND quận nêu rõ tinh thần chung khi sáp nhập phường là phải tạo tâm lý thoải mái, ổn định cho cán bộ và người dân. Tất cả quyền lợi của người dân phải được đảm bảo, không gây bất cứ phiền hà nào cho dân.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các quận, phường lập ngay các tổ công tác rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của người dân khi sáp nhập phường để xử lý, hỗ trợ người dân tối đa, không để phải đi qua đi lại để giải quyết thủ tục hành chính. Sau sáp nhập phường phải rà soát, chăm lo Tết Nguyên đán ngay cho các hộ nghèo, hộ chính sách, không để hộ nào khó khăn trong Tết.
Về cơ sở vật chất, các quận chủ động tính toán và báo cáo trên tinh thần là gộp lại, không để manh mún. Riêng với trường học thì thực hiện chuyển giao về mặt hành chính trước ngày 1/1/2025 nhưng số học sinh giữ ổn định, các năm sau vẫn tuyển sinh như phương án trước đây.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao các quận báo cáo về Sở Nội vụ tổng hợp công tác triển khai, nêu ra các vướng mắc để tập trung xử lý đến ngày 31/12.
Với chủ trương sắp xếp ngành, ông Lê Trung Chinh yêu cầu các đơn vị nghiên cứu ngay phương án bỏ Phòng Lao động-Thương binh & Xã hội thuộc quận. Các phòng, ban khác thực hiện sắp xếp theo đúng chỉ đạo của Trung ương.
Đồng thời, Đà Nẵng có 32 hội, đoàn thể nên phải xem xét, những hội, đoàn thể cùng tính chất thì gom vào một mối.
Sau sáp nhập, một phần phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) sẽ nhập về phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê).
Khó khăn hiện nay là Đà Nẵng có Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển thuộc Sở Du lịch nên phải xem xét sắp tới nên tiếp tục duy trì hay giải thể, chuyển chức năng về cho quận. Còn Ban An toàn thực phẩm theo Nghị quyết 136/2024 của Quốc hội cho thí điểm thành lập sở nhưng theo chủ trương mới của Trung ương thì hiện thành phố chưa quyết định đưa về sở nào.
Ngoài ra, hiện đang tồn tại 6 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND TP Đà Nẵng thì dự kiến sẽ chỉ còn lại 3 Ban.
Châu Thư" alt=""/>Sáp nhập phường ở Đà Nẵng: Nhiều cán bộ dôi dư chưa bố trí, sắp xếp đượcTheo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, Đà Nẵng dự kiến sắp xếp 17 đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến giảm 9 đơn vị. Số lượng cán bộ, công chức dôi dư so với quy định là 103 người, số người hoạt động không chuyên trách dôi dư 34 người.
Tại Kỳ họp thứ 19, Khóa X ngày 30/7, HĐND TP Đà Nẵng thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính với tổng số hơn 25 tỷ đồng.
Hai ứng dụng được các nhà nghiên cứu chỉ mặt điểm tên là Baidu Maps và Baidu App, đều đã bị gỡ khỏi Google Play vào tháng trước sau khi Google nhận được báo cáo.
Trên toàn cầu, cả hai ứng dụng được tải về tổng cộng 1,4 tỷ lượt. Theo các chuyên gia của bộ phận Unit42 thuộc Palo Alto Networks, chúng làm lộ dữ liệu trên điện thoại khiến bất kỳ ai tải về đều có nguy cơ bị giám sát. Trong báo cáo, họ viết rằng dữ liệu bị lộ làm cho người dùng có khả năng bị theo dấu suốt đời. Các ứng dụng được kiểm tra xuất phát từ nguồn Google Play, nhưng họ tin rằng, tất cả phiên bản trên các chợ khác đều bị ảnh hưởng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện công cụ phát triển phần mềm (SDK) mang tên Push của Baidu trong các ứng dụng, bí mật gửi dữ liệu người dùng “nhạy cảm” về máy chủ Trung Quốc. Thông tin bao gồm mẫu máy, số IMSI và địa chỉ MAC. Gói dữ liệu tưởng như vô hại song theo Unit42, mã IMSI và IMEI đều được sử dụng để xác định danh tính và theo dõi người dùng, ngay cả khi họ đổi điện thoại. Chẳng hạn, IMSI là số mà hãng viễn thông cấp cho người dùng để xác định họ là một thuê bao.
“Các ứng dụng Android thu thập dữ liệu như IMSI có thể theo dõi người dùng suốt đời trên nhiều thiết bị. Ví dụ, nếu người dùng đổi thẻ SIM sang điện thoại mới và cài ứng dụng mà trước đó từng thu thập và truyền số IMSI, nhà phát triển ứng dụng sẽ xác định được người dùng đó”, báo cáo viết. “Dữ liệu bị lộ từ các ứng dụng Android và SDK đại diện cho vi phạm quyền riêng tư người dùng nghiêm trọng. Phát hiện hành vi như vậy là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng di động”.
Stefan Achleitner, nhà nghiên cứu trưởng của Unit42, cho biết, người dùng còn đối mặt với nguy cơ bị tội phạm mạng tấn công, vì nó có khả năng phát hiện và chuyển hướng cuộc gọi nhờ thông tin bị lộ. Một tin tặc có thể chuyển hướng cuộc gọi mà người dùng đang thực hiện đến ngân hàng để giả vờ làm đại diện ngân hàng, hỏi thông tin ngân hàng. Từ đây, chúng sẽ truy cập được tài khoản ngân hàng người dùng và đánh cắp tiền của họ.
Sau khi Palo Alto thông báo cho Google về các vấn đề hồi tháng trước, Google đã xác nhận phát hiện và gỡ hai ứng dụng vào ngày 28/10. Baidu App quay lại Google Play vào ngày 19/11 sau khi cập nhật, nhưng Baidu Maps vẫn bị cấm.
Baidu phủ nhận kết quả nghiên cứu của Palo Alto Networks dẫn tới ứng dụng của họ bị Google cấm. Công ty Trung Quốc cho biết, đang cập nhật Baidu Maps theo hướng dẫn của Google và hi vọng đưa ứng dụng lên Google Play vào đầu tháng 12.
Baidu khẳng định dữ liệu được thu thập dùng để kích hoạt tính năng Push như được nêu trong thỏa thuận quyền riêng tư.
Đầu năm nay, một nhà sản xuất Trung Quốc khác là Xiaomi bị phát hiện ghi lại thói quen duyệt web của người dùng thông qua ứng dụng Android, ngay cả khi họ dùng chế độ ẩn danh.
Du Lam (Theo Forbes)
Cục PTTH&TTĐT đã phát đi cảnh báo về tình trạng một số doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng đưa bản đồ phi pháp vào các sản phẩm văn hóa và trò chơi điện tử trên mạng.
" alt=""/>Hai ứng dụng Baidu làm lộ dữ liệu ‘nhạy cảm’ trên 1,4 tỷ điện thoại Android