您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Soi kèo phạt góc Zenit vs Krylya Sovetov, 0h ngày 23/7
NEWS2025-01-24 14:32:38【Giải trí】6人已围观
简介èophạtgócZenitvsKrylyaSovetovhngàket qua bong da hom nay Phong Lan - 22/0ket qua bong da hom nayket qua bong da hom nay、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Soi kèo góc Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1
- Cách CEO Nvidia Jensen Huang đốc thúc nhân viên
- Nhân viên Uber bị tố theo dõi khách VIP
- Bị Angelina Jolie tố túm tóc, bóp cổ trên máy bay, Brad Pitt phản pháo
- Nhận định, soi kèo RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1: Điểm số danh dự
- Diệu Nhi bất ngờ viết thư 'xin lỗi' trước đám cưới ngày 10/10
- Chân dung các 'sao' cún cưng nổi nhất mạng xã hội
- Diễn viên Thanh Hương kết đôi cùng nhạc sĩ Dương Trường Giang
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Thitsar Arman, 16h00 ngày 20/1: Những kẻ khốn cùng
- Sử dụng công nghệ AI để tối ưu hóa truyền thông khu vực hành chính công ở Mỹ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Slovan Bratislava vs Stuttgart, 3h00 ngày 22/1: Mục tiêu phải thắng
- Được mệnh danh là ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành Khách sạn - Ẩm thực ngày càng phát triển, thu hút các bạn trẻ. Để làm việc và phát triển trong ngành này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Hội thảo về ngành Khách sạn - Ẩm thực luôn được đông đảo giới trẻ quan tâm, theo dõi.
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Bạn sẽ giúp một vị khách chọn đồ ăn phù hợp với rượu vang ra sao nếu bản thân không có kiến thức? Làm thế nào để bạn dọn dẹp hàng trăm căn phòng một ngày nếu không hiểu biết về những quy tắc, quy trình chuẩn?
Tích cực trau dồi tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, học tập ở môi trường chuyên nghiệp với giảng viên đầu ngành có kinh nghiệm sẽ giúp học viên ngành Khách sạn - Ẩm thực có kiến thức vững vàng, dễ dàng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Học viên ngành Khách sạn tại trường Quốc tế CHM được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên lâu năm trong nghề.
Kỹ năng tay nghề
Nhu cầu tuyển dụng của khối ngành nghề này mỗi năm càng một cao, số lượng nhân sự vì thế cũng tăng dần nhưng chất lượng tay nghề còn chưa đủ đáp ứng. Để trở thành nhân sự tiềm năng thì cần tự biết trang bị cho mình kỹ năng tay nghề cần thiết.
Sáng suốt lựa chọn một trường đào tạo với chương trình học ứng dụng, có đủ cơ sở vật chất, học thuật hiện đại sẽ giúp bạn có những giờ học thực tế nhất. Đây cũng là cách giúp bạn hiện thực hóa kiến thức chuyên môn vào thực tế, nâng cao kỹ năng cá nhân.
Thực hành liên tục trong quá trình học sẽ giúp hiện thực hóa lý thuyết chuyên môn. Trong ảnh: Học viên lớp bếp Bánh của trường CHM tự tay thực hiện sản phẩm dưới sự chỉ dẫn của giảng viên.
Bằng cấp
Hoàn thiện bằng cấp nghiệp vụ là một điểm cộng để bạn có một xuất phát điểm vững chắc và nhanh chóng thăng tiến trong ngành này.
Cụ thể hiện nay, 80% các khách sạn, nhà hàng 4-5 sao yêu cầu nhân viên phải có chứng chỉ nghề VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) do Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp khi ứng tuyển. Với chứng chỉ này, bạn có thể tự do di chuyển, làm việc tại các nước trong khối ASEAN.
Nâng cao hơn, hệ thống bằng chuyên ngành được cấp bởi các tổ chức Giáo dục hàng đầu Anh quốc như Edexcel hay CTH (Confederation of Tourism and Hospitality) mở ra cơ hội việc làm rộng khắp tại hơn 164 quốc gia trên thế giới.
Sinh viên trường Quốc tế CHM trong lễ tốt nghiệp nhận bằng cấp CTH của Anh quốc về Nghệ thuật Ẩm thực.
Thành thạo kỹ năng mềm và ngoại ngữ
Kỹ năng mềm được hiểu là cách xử lý tình huống, khéo léo trong giao tiếp, tư duy, tổ chức công việc. Theo chị Hoàng Thị Tuyết Mai, Giám đốc nhân sự CHM cho biết, ở góc độ nhà tuyển dụng, những sinh viên có kỹ năng mềm tốt sẽ được ưu tiên hơn cả.
Với đặc thù công việc phải tiếp xúc thường xuyên với khách quốc tế, người trong ngành Khách sạn - Ẩm thực phải có khả năng ngoại ngữ tốt. Việc thông thạo ngoại ngữ sẽ mang đến lợi thế lớn trong công việc, cũng như có nhiều cơ hội đảm nhận những vị trí quan trọng.
Kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm là yếu tố quyết định bạn có được nhà tuyển dụng đánh giá cao hay không.
Tại trường đào tạo nghề quốc tế Citysmart Hotel Management, sinh viên được nuôi dưỡng đam mê bằng môi trường học tập chuyên nghiệp. Thực hành chiếm tới 80% thời lượng học, hệ thống bằng cấp bởi các tổ chức giáo dục có uy tín, giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên nhiều năm trong ngành cùng lộ trình học hợp lý. Đích đến của CHM là đào tạo ra các nhà quản lý khách sạn tương lai trong lĩnh vực ẩm thực, du lịch và khách sạn ở Việt Nam cùng khu vực. Hiện trường đào tạo 2 ngành Quản trị Khách sạn và Nghệ thuật Ẩm thực với số lượng mỗi khoá là 100 học viên.
Trường Quốc tế CitySmart Hotel Management (CHM)
Địa chỉ: 162A Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 098 428 6161– Tel: 024 7108 6161.
Website: www.CHM.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/chm.edu/
Email: [email protected]Nguyễn Trang
">Kỹ năng cần có trong ngành Khách sạn
Sao Việt ngày 7/10: NSND Thu Quế và NSND Thu Hà hẹn hò quán café. Hai diễn viên gạo cội trẻ đẹp không ngờ so với tuổi ngoài ngũ tuần. "Chúng em vẫn dịu dàng như mùa thu Hà Nội", Thu Quế viết. ">Sao Việt 7/10: NSND Thu Quế đọ sắc NSND Thu Hà, Hà Thanh Xuân mua hàng hiệu
Mây sóng thần cuồn cuộn trên bầu trời Mỹ
Nhận định, soi kèo PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1: Tìm lại phong độ
- Các công ty trên toàn cầu ngày 27/6 đồng loạt phản ánh họ vừa trở thành nạn nhân của một vụ tấn công mạng đòi tiền chuộc chấn động.
Hãng quảng cáo WPP của Anh nằm trong số nạn nhân của vụ tấn công mới nhất này cho biết các hệ thống công nghệ thông tin (IT) của họ đã bị gián đoạn.
Kaspersky Lab cho rằng mã độc lần này là một loại mã độc đòi tiền chuộc chưa từng thấy trước đây. Ảnh: BBC
Virus - vốn chưa rõ xuất phát từ đâu, đã đóng băng các máy tính của người dùng cho tới nạn nhân đáp ứng khoản tiền chuộc trả bằng Bitcoin.
Các công ty của Ukraine, trong đó có công ty năng lượng nhà nước và sân bay chính của Kiev nằm trong số những nạn nhân đầu tiên phản ánh vụ tấn công.
Phó Thủ tướng Ukraine Pavlo Rozenko ngày 27/6 cho biết mạng máy tính của chính phủ nước này đã bị đánh sập, đồng thời đăng tải lên mạng xã hội Twitter hình ảnh chụp một màn hình có thông điệp lỗi.
Ông Rozenko khẳng định trên Facebook: "Chúng tôi cũng bị 'sập' mạng. Hình ảnh (thông điệp lỗi) này xuất hiện trên tất cả các máy tính của chính phủ".
Nhà máy năng lượng hạt nhân Chernobyl của Ukraine cũng phải giám sát chặt mức phóng xạ bằng tay sau khi hệ thống cảm biến dùng Window bị đánh sập.
Hãng Kaspersky Lab của Nga cho biết các phân tích của họ cho thấy có khoảng 2.000 cuộc tấn công, chủ yếu ở Ukraine, Nga và Ba Lan.
Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol nói rằng họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình và giữ liên lạc với các nước thành viên.
Các chuyên gia cho rằng phần mềm mã độc (ransomware) trong vụ tấn công lần này cũng khai thác các điểm yếu của người dùng máy tính từng được sử dụng trong vụ tấn công Wannacryhồi tháng trước.
“Ban đầu, vụ tấn công lần này dường như là một biến thể của một loại tấn công đòi tiền chuộc nổi lên hồi năm ngoái”- chuyên gia máy tính - Giáo sư Alan Woodward nói với BBC.
“Mã độc tống tiền đó được gọi là Petya và nó có một phiên bản cập nhật là Petrwrap. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lắm về vụ tấn công lần này”- vị chuyên gia cho biết thêm.
Theo Kaspersky Lab, họ cho rằng mã độc lần này là một loại mã độc đòi tiền chuộc chưa từng thấy trước đây dù nó có vẻ giống với Petya. Vậy nên công ty an ninh mạng này của Nga gọi nó là NotPetya.
Kaspersky Lab cũng cho biết thêm rằng họ phát hiện các dấu hiệu tấn công ở Ba Lan, Ý , Đức, Pháp và Mỹ, bên cạnh Anh, Nga và Ukraine.
Ông Andrei Barysevich - người phát ngôn công ty an ninh mạng Recorded Future nói với BBC rằng những vụ tấn công kiểu này sẽ không chấm dứt bởi những tên tội phạm mạng nhận thấy chúng quá có lợi.
Theo lời ông Barysevich, một công ty của Hàn Quốc đã trả 1 triệu USD để chuộc lại dữ liệu và đó rõ ràng là một số tiền đáng kể.
Theo NLĐ/BBC
">Mã độc tống tiền chưa từng thấy tấn công chấn động toàn cầu
TS. Trần Thế Sơn- Phó Hiệu trưởng Trường đại học VKU phát biểu tại hội thảo. Chia sẻ về ATC 2023, TS. Trần Thế Sơn- Phó Hiệu trưởng Trường đại học VKU, Trưởng Ban Tổ chức địa phương cho biết: Hội thảo Quốc tế Công nghệ truyền thông tiên tiến ATC là chuỗi hội nghị thường niên, được tổ chức từ năm 2008, với 2 mục tiêu chính là: Thúc đẩy một diễn đàn quốc tế trao đổi khoa học và công nghệ giữa các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và các lĩnh vực liên quan; thu hút những nghiên cứu chất lượng cao đóng góp cho sự phát triển của CNTT và TT trong nước và trên thế giới.
Hội thảo ATC 2023 bao gồm một loạt các chủ đề quan trọng và có tính thời sự của thông tin và truyền thông hiện nay như vi mạch bán dẫn,mạng sau 5G và 6G. Đây là diễn đàn mở và thân thiện cho các nhà khoa học và chuyên gia để thảo luận và chia sẻ ý tưởng mới, kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển cũng như các kết quả có tính đột phá trong việc phát triển hệ thống, sản phẩm và công nghệ.
ATC 2023 lần thứ 16 đã có 151 bài báo khoa học của hơn 600 tác giả, đồng tác giả trong và ngoài nước. Sau quá trình phản biện nghiêm túc, chặt chẽ và kỹ lưỡng kết quả, có hơn 90 bài báo được lựa chọn để xuất bản trong Kỷ yếu Hội thảo ATC 2023. Toàn văn của tất cả các bài báo này được đăng trên cơ sở dữ liệu của IEEEXplore.
Tại phiên toàn thể của ATC 2023, hội thảo sẽ được nghe báo cáo đề dẫn về các vấn đề và xu hướng phát triển trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và các lĩnh vực liên quan do các GS đầu ngành ở Đại học Northumbria, Vương Quốc Anh, Đại học Kyung-hee, Hàn Quốc trình bày.
Hội thảo sẽ diễn ra 20 phiên song song với nhiều chủ đề hay và phát triển mạnh hiện nay trong điện tử - truyền thông gồm: Xử lý tín hiệu số; Truyền thông; Vi mạch bán dẫn; Hệ thống mạng; Điện tử; Anten và Truyền sóng; Truyền thông không dây sau 5G và 6G
Cũng trong khuôn khổ của Hội thảo ATC 2023, ngày 21/10, sẽ diễn ra Workshop Công nghệ vi mạch bán dẫn với chủ đề “Các xu hướng mới của công nghệ vi mạch bán dẫn” với phần trình bày của các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông, (ETRI), Hàn Quốc; trong khuôn khổ của workshop này, các chuyên gia về lĩnh vực vi mạch bán dẫn, đại diện nhà quản lý, cơ sở đào tạo đại học sẽ cùng nhau thảo luận về chủ đề phát triển nguồn nhân lực thiết kế và chế tạo vi mạch bán dẫn cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Cùng với sự chia sẽ từ các góc nhìn khác nhau của các chuyên gia sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục đại học xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo vi mạch bán dẫn phù hợp đối với phù hợp với điều kiện hiện tại của mình đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực này trong thời gian tới.
">Hơn 600 nhà khoa học tham gia hội thảo vi mạch bán dẫn, mạng 6G
- - Những lo ngại về nội dung không phân biệt bằng chính quy và tại chức được đưa ra tại hội nghị tham vấn sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 15/12.
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng Luật cần xây dựng hiện đại, phù hợp với xu thế chung. Do đó, ông Tớp ủng hộ đề xuất này
Theo ông Tớp, xã hội Việt Nam “sính” bằng cấp, trong khi tuyển dụng vị trí làm việc phải xuất phát từ nhu cầu và năng lực ứng viên phù hợp với vị trí công việc.
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. Ở nhiều nước vẫn tồn tại hình thức đào tạo full time (chính quy – tập trung) và part time (không tập trung – vừa học vừa làm) và họ không phân biệt bằng cấp giữa 2 hình thức đào tạo này. Vì vậy theo ông Tớp, nếu đảm bảo chất lượng đào tạo hệ tập trung và hệ không tập trung và xoá bỏ khoảng cách về bằng cấp giữa hai hình thức đào tạo này là đúng, phù hợp với xu thế và triết lý đào tạo học suốt đời.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đây là việc rất khó vì những lý do sau:
Thứ nhất, để đảm bảo chất lượng của các loại hình đào tạo, thì mọi quy trình đào tạo phải giống nhau và có chất lượng như nhau từ tuyển sinh đầu vào đến quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cách thức thi cử, đánh giá phải như nhau. Tuy nhiên hiện tại giữa 2 loại hình đào tạo nói trên vẫn còn khoảng cách về các khâu nói trên, do thời gian tập trung cho việc học tập, do quan niệm của cả người học và các cơ sở đào tạo gồm giảng viên và cán bộ quản lý.
Thứ hai, người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian để đảm bảo học và tự học. Thời gian tập trung chỉ khoảng 5-6 tháng so với hệ chính quy là 10 tháng/1 năm. Sinh viên hệ không tập trung phải cần thời gian dài hơn khoảng 1,6 lần hoặc thời gian tự học phải gấp đôi so với hệ tập trung.
Vì vậy, nếu muốn đảm bảo chất lượng đào tạo hệ tại chức như của chính quy, cần tuyển sinh chặt chẽ như tuyển sinh đại học tập trung.
Nhưng nếu tuyển sinh chặt chẽ như đại học chính quy thì các trường sẽ khó, thậm chí không thể tuyển sinh được. “Ngay cả khi xét tuyển được thì khả năng tốt nghiệp cũng thấp” - ông Tớp nói.
Hai hệ này cũng có 2 quy chế quản lý đào tạo khác nhau dù thời gian đào tạo tối đa được quy định như nhau. Do đó, ông Tớp cho rằng nếu đề xuất này được chấp nhận thì tất cả các khâu trong đào tạo 2 hình thức phải giống nhau.
“Riêng đối với hệ đào tạo tiến sĩ, theo tôi chỉ nên quy định 1 hình thức đào tạo tập trung, không nên có hình thức đào tạo không tập trung. Nếu 1 người đi làm hoặc được cử đi làm nghiên cứu sinh thì nên toàn tâm, toàn ý thì mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo như yêu cầu”.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay đây là ý tưởng của Thường trực Tổ biên tập, đồng bộ với việc thay đổi các hình thức đào tạo.
“Nếu ngay bây giờ áp dụng quy định cấp một loại bằng chung cho hai hình thức đào tạo chính quy và vừa học vừa làm thì chắc là chưa hợp lý, không công bằng với nhiều sinh viên. Tuy nhiên, chúng ta đã có Khung trình độ quốc gia với chuẩn chất lượng đầu ra chung cho mỗi trình độ đào tạo. Nếu mãi duy trì hai loại văn bằng theo hình thức đào tạo trong 5-10 năm tới thì không thực hiện được khung trình độ quốc gia và không bao giờ nâng được chất lượng đào tạo hệ vừa học vừa làm theo một chuẩn chất lượng chung như đã được quy định và theo chuẩn chất lượng đào tạo chính quy của mỗi trường…".
Trước những băn khoăn của các đại biểu và dư luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho hay: “Hiện tại, trong Điều 6 Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi vẫn chưa đề cập cụ thể việc ghi hình thức đào tạo trên văn bằng. Điều 38 khoản 3 nêu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quy định thống nhất các nội dung chính ghi trên văn bẳng.
Như vậy, ghi hay không ghi thì Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc qua sự góp ý của các chuyên gia. Đa phần các nước trên thế giới không ghi rõ bằng chính quy và bằng không chính quy, nhưng ở nước ta thực tế vẫn còn nhiều lo ngại về chất lượng. Ghi thế nào thì sau này Bộ trưởng sẽ quyết định cụ thể”.
Thanh Hùng
">Lo ngại khi không phân biệt bằng chính quy và tại chức