Tiến sĩ Chris đemđếncơhộilớnđểViệtNamchuyểntừsảnxuấtcơbảnsangnâvalladolid đấu với atlético madridBerg, thành viên nghiên cứu chủ chốt của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain RMIT (Úc), cho biết công nghệ mới và thịnh hành blockchain đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam, một khi đất nước đẩy mạnh phát triển các kênh giao thương và đủ năng lực thay đổi quy định cũng như chính sách để bắt kịp xu thế.
Ảnh minh họa: Internet |
Lý giải rõ hơn về nhận định trên, Tiến sĩ Chris Berg giải thích: “Theo định nghĩa, blockchain là kỹ thuật quản trị dùng để quản lý sổ cái thông tin. Blockchain còn đóng vai trò như hạ tầng kinh tế nền tảng, trong đó chuỗi cung ứng thông tin, chẳng hạn như nguồn gốc và tài chính thương mại, có thể tin tưởng và phối hợp với nhau được. Đây chính là điểm mà blockchain có thể hỗ trợ chính phủ và các nền kinh tế trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam”.
Tiến sĩ Chris Berg cũng bổ sung thêm, dù container chuyển hàng đã được chuẩn hóa và các tổ chức thương mại được thành lập nhằm giảm thiểu chi phí như thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch và hạn chế nhập khẩu, cách tạo và quản lý thông tin trong các chuỗi cung ứng không hề thay đổi trong hàng thế kỷ qua.
“Như ở Việt Nam, hay bất kỳ nơi nào trên thế giới, phần lớn thông tin về đặc tính và xuất xứ hàng hóa đều ghi chép chủ yếu trên giấy tờ và khá rối rắm”, Tiến sĩ Chris Berg nói.
Tiến sĩ Chris Berg minh chứng cho điều này bằng ví dụ về việc chuyển một công hàng từ châu Phi sang châu Âu, mà theo ông: “cần khoảng hơn 200 trao đổi qua lại giữa hơn 30 tổ chức và cá nhân khác nhau. Hệ thống như vậy dễ bị lỗi và xảy ra gian lận". Tiến sĩ Berg nói: “Hiện tại, cắt giảm chi phí thông tin là việc hết sức quan trọng nhằm mở lối cho làn sóng toàn cầu hóa mới mà Việt Nam là một phần trong đó”.
Tin tưởng rằng đây là một điểm mà blockchain có thể hỗ trợ, Tiến sĩ Chris Berg chia sẻ: “Đây là cách mới để khắc phục vấn đề về chi phí thông tin và sự tín nhiệm mà các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như của Việt Nam đang phải đối mặt. Thay vì giao thương dựa vào giấy tờ như các bên trong chuỗi cung ứng vẫn làm, blockchain có thể đóng vai trò như sổ cái thông tin chung và đáng tin cậy, có thể là điểm tập trung đáng tin cậy để ghi nhận và lưu giữ thông tin. Mỗi lần hàng hóa đến một điểm nào đó trong chuỗi cung ứng, thông tin về món hàng sẽ được cập nhật vào sổ cái dựa trên nền tảng blockchain”.
Trong khi đó, Giáo sư Jason Potts - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain RMIT, lại thấy rằng blockchain là cơ hội để Việt Nam không chỉ trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn có thể nắm giữ vị trí "đầu tàu", đem đến các khung quy định chất lượng cho những nước láng giềng.