您现在的位置是:NEWS > Giải trí

Chống bạo lực học đường bằng cách phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

NEWS2025-01-18 11:47:08【Giải trí】5人已围观

简介Bạo lực học đường với những vụ việc nhức nhối thời gian qua đã khiến dư luận không khỏiđt vnđt vn、、

Bạo lực học đường với những vụ việc nhức nhối thời gian qua đã khiến dư luận không khỏi lo lắng. Theốngbạolựchọcđườngbằngcáchpháttriểnvănhóađọctrongnhàtrườđt vno tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương, muốn chống bạo lực học đường phải chú trọng vào văn hóa và cải cách hành chính giáo dục để trường học trở nên dễ thở.

Việc học theo kiểu tập trung ôn thi trong khi thiếu hụt các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi và hoạt động tự chủ là những yếu tố góp phần làm bạo lực gia tăng. 

Ông Vương cho rằng, trẻ em bây giờ dễ bị căng thẳng và ức chế nhưng lại không có người hướng dẫn và môi trường thuận lợi để hóa giải căng thẳng đó. Căng thẳng tích tụ rất dễ biến thành hành vi bạo lực.

Trong lịch sử con người, để hóa giải căng thẳng không gì hơn ngoài nghệ thuật, văn chương, hoạt động xã hội và suy ngẫm. Trong nhà trường cần phát triển văn hóa đọc.

VietNamNetcó cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Vương cụ thể hơn về vấn đề này:

Vì sao ông có niềm tin rằng phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường sẽ khiến giảm tình trạng bạo lực học đường?

Sự căng thẳng của trẻ em và xã hội là nguồn gốc của bạo lực. Câu chuyện bạo lực trường học luôn gắn liền với cuộc chạy đua bằng cấp ngoài xã hội và gánh nặng thi cử ở trường học. Nước Nhật trong những năm 80-90 của thế kỉ trước đã chứng kiến điều này. Học sinh bắt nạt, đánh nhau, kết thành băng đảng trong trường tấn công cả thầy cô giáo… Khi đó giáo dục của Nhật hết sức nặng nề bởi điểm số, bằng cấp và sự nhồi nhét. 

Khi trẻ em bị căng thẳng, áp lực, chúng sẽ nổi loạn, quậy phá, tấn công, đập phá một cái gì đó để phản kháng, tự vệ, xả căng thẳng. Sự căng thẳng đó cùng với sự thiếu vắng trải nghiệm xã hội, trải nghiệm văn hóa lành mạnh ở trong nhà trường và xã hội sẽ làm cho học sinh dễ phạm tội, dễ làm điều ác. 

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương. Ảnh: Thanh Hùng

Vì vậy, muốn ngăn ngừa bạo lực, cần phải “xả van” bằng cải cách giáo dục, nhất là hành chính giáo dục để trao quyền tự chủ cho các trường về cả nội dung, phương pháp giáo dục và các hoạt động văn hóa trong trường. 

Xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, phong phú, trong đó có văn hóa đọc là nền tảng, việc làm chiến lược, lâu dài. Thực tế, những ngôi trường có văn hóa đọc tốt ở Nhật ít có bạo lực học đường. 

Có thể thấy các trường học ở Việt Nam hầu như đều có thư viện. Nhưng thực tế bạo lực học đường vẫn diễn ra, thậm chí ngày một nhiều hơn và mức độ các vụ việc nghiêm trọng hơn. Liệu văn hóa đọc có thực sự chống được bạo lực học đường không, thưa ông?

Nếu đến thăm các trường và nghe thuyết minh ta sẽ thấy mọi việc đều “very good”. Nhưng nếu bước chân vào thư viện ta sẽ thấy choáng vì nó quá… ngay ngắn. Các cuốn sách bìa cứng, to, dày nằm nghiêm trang trên giá; không ai đọc, không ai mượn! 

Tức là có sách nhưng sách “chết”. Thư viện ngắc ngoải hoặc đã “chết lâm sàng”. Thư viện có, thủ thư có, sách có nhưng không mấy ai đọc, mấy ai mượn. Giáo viên có mượn cũng chỉ mượn sách thiết kế bài giảng, sách tham khảo soạn bài, bộ đề... 

Tệ hơn, ở nhiều trường, thư viện chỉ có tấm biển và không có gì trong đó. Vài cuốn sách giáo khoa cũ phủ bụi, vài cái bàn chỏng chơ. Tôi đã đến hai, ba trường THCS không xa Hà Nội nhưng không hề có thư viện dù trường thành lập được trên 20 năm. Có một căn phòng gọi là thư viện nhưng ngó vào nó là một căn phòng bỏ hoang. Nhiều trường còn không có nhân sự phụ trách thư viện mà phó mặc cho giáo viên kiêm nhiệm...

Nếu làm một cuộc điều tra tổng thể xem giáo viên mỗi năm đọc bao nhiêu sách, đọc sách gì, học sinh mượn sách gì, đọc sách gì, tôi nghĩ kết quả sẽ làm cho tất cả chúng ta phải suy nghĩ. Tôi có số liệu do chính thủ thư một số trường cung cấp. Nhìn vào đó tôi thấy nhói lòng vì số sách học sinh mượn rất nhỏ, số học sinh đến thư viện ít không thể tin nổi. 

Nếu so sánh với Nhật - nơi mỗi năm trẻ em mượn hàng trăm triệu bản sách từ thư viện công, ta sẽ thấy rất buồn, rất choáng váng. Chính vì vậy, có thể nói, văn hóa đọc ở trường học nói chung chưa có, chưa mạnh. Trong cái chung đó cũng có những trường làm tốt nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ. 

Hãy làm một phép thử, điều tra xem các trường xảy ra bạo lực học đường nghiêm trọng xem thư viện hoạt động thế nào, giáo viên, học sinh đang đọc sách gì, đọc thế nào, tôi tin sẽ có kết quả khớp với dự đoán của tôi.  

Ông nhìn nhận và đánh giá việc phát triển văn hóa đọc ở các nhà trường hiện nay như thế nào?

Về cơ bản mới ở bước chập chững ban đầu. Một số trường làm được một số việc tốt. Song tổng thể chúng ta phải can đảm thừa nhận rằng còn rất yếu. Các thư viện chưa thu hút được giáo viên và học sinh. Học sinh chỉ đọc sách giáo khoa, giáo viên chỉ đọc sách tham khảo soạn bài là xu hướng chủ lưu.

Hiếm có các trường thư viện là trung tâm của các hoạt động thông tin, giáo dục. Nhiều nơi tổ chức ngày sách và văn hóa đọc nhưng mới chỉ là lễ lạt. Nhìn vào số lượng sách trong thư viện và số lượng học sinh đến thư viện là rõ. Kể cả các trường chuyên, tình hình cũng không mấy khả quan hơn. 

Để chống bạo lực học đường bằng văn hóa đọc, theo ông, có cần quan tâm, “kén chọn” kỹcác loại sách?

Sách chọn vào thư viện trường học cần phải được lựa chọn kĩ dựa trên các tiêu chuẩn liên quan đến giáo dục. Như ở Nhật, Hiệp hội thư viện trường học có đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn sách rất nghiêm ngặt, chi tiết. 

Nếu vào thăm các thư viện trường học Việt Nam hiện nay và khảo sát, ta sẽ thấy có rất nhiều sách “cúng cụ” ở đây. Đó là những sách có nội dung không phù hợp với học sinh, giáo viên, hoặc không có nội dung thiết thực, vô thưởng vô phạt, thậm chí vi phạm bản quyền (xào xáo) nhưng các trường vẫn mua vì bị “gợi ý” hoặc vì chiết khấu của chúng rất cao. Vì vậy số lượng có vẻ nhiều nhưng thực ra lại không hề hữu ích. 

Nên tham khảo các chuyên gia, giáo viên… để lựa chọn sách cho phù hợp. Sách cho học sinh cần đảm bảo phong phú và cân bằng. Phong phú là đầy đủ các lĩnh vực: Văn học, lịch sử, địa lý, đời sống, khoa học, triết học... Cân bằng là tỉ lệ sách học tập, khai phóng phải lớn hơn sách giải trí.

Xin cảm ơn ông!

Xử lý qua loa như 'giấu bụi dưới thảm', bạo lực học đường chưa chấm dứt

Xử lý qua loa như 'giấu bụi dưới thảm', bạo lực học đường chưa chấm dứt

Bạo lực học đường vẫn là câu hỏi khó chưa có lời giải của ngành giáo dục. Khi xử lý các vụ việc, chúng ta không đi sâu tìm hiểu nguyên nhân cụ thể sẽ không giải quyết được ngọn ngành, còn khiến tình hình tồi tệ hơn.

很赞哦!(14128)