hop nghi vien chau Au.jpg
Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu. Ảnh: TouteEurope 1

Số nghị sĩ của mỗi nước thành viên EU được phân bổ theo quy mô dân số, trong đó không nước nào có ít hơn 6 nghị sĩ và nhiều hơn 96 nghị sĩ. Đây là cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu thứ 10 kể từ năm 1979 và là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau sự kiện Anh rời khỏi liên minh (Brexit) vào năm 2020.

Theo đài RT, kết quả thăm dò sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc hôm 9/6 đã cho thấy các đảng của hai nhà lãnh đạo EU là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều hứng chịu thất bại nặng nề.

Tại Pháp, sau khi đảng trung hữu Phục hưng của Tổng thống Macron dự kiến chỉ giành được từ 14,8 - 15,2% phiếu bầu, chưa bằng một nửa tổng số phiếu đạt được của đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN), ông đã thông báo giải tán quốc hội và sẽ tổ chức tổng tuyển cử sớm, với vòng đầu tiên vào ngày 30/6 và vòng thứ hai vào ngày 7/7.

Tại Đức, theo kết quả sơ bộ công bố ngày 9/6, các đảng trong chính phủ liên minh cầm quyền đã phải đối mặt với thất bại nghiêm trọng trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm nay. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Scholz ghi nhận kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử các cuộc bầu cử toàn quốc. Cụ thể, SPD chỉ giành được 13,9% tổng số phiếu bầu, xếp thứ 3 ngay sau đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) với 15,9% số phiếu. Liên minh các đảng bảo thủ Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đã về nhất với 30,2% tổng số phiếu bầu.

Tại Hà Lan, đảng Vì tự do (PVV) theo đường lối bảo thủ giành được vị trí thứ 2 trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu nhờ 17% số phiếu và được dự đoán sẽ tăng từ 1 ghế lên 7 ghế trong cơ quan lập pháp của EU. Cũng giống như đảng AfD ở Đức, PVV phản đối việc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, với lí do những động thái như vậy sẽ khiến quân đội Hà Lan giảm khả năng bảo vệ đất nước.

Tại Bỉ, Thủ tướng Alexander De Croo đã tuyên bố từ chức sau khi đảng VLD của ông chỉ giành được 5,8% phiếu bầu, trong khi đảng cánh hữu Vlaams Belang và đảng N-VA theo chủ nghĩa dân tộc quốc gia lần lượt giành được hơn 14,8% và 14,2% tổng số phiếu.

Tại Italia, đảng Fratelli d'Italia cánh hữu của Thủ tướng Giorgia Meloni đã chiến thắng với 28% số phiếu bầu, giành được 28 ghế tại Nghị viện châu Âu, tăng đáng kể so với 5 ghế tại cuộc bầu cử năm 2019. Bà Meloni hiện cũng là chủ tịch của Nhóm Cải cách và bảo thủ châu Âu (ECR) cánh hữu, từng chỉ trích Tổng thống Macron về ý tưởng cử binh lính phương Tây đến trợ giúp Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Thủ tướng Italia tin động thái đó sẽ làm leo thang căng thẳng giữa NATO và Moscow.

Theo báo Guardian, cuối ngày 9/6, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tuyên bố, đảng Nhân dân châu Âu (EPP) của bà đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. EPP dự kiến sẽ thâu tóm 189 ghế tại cơ quan lập pháp của EU, tiếp theo là đảng Xã hội và Dân chủ với 135 ghế và đảng Đổi mới châu Âu với 83 ghế. Song, nhóm ECR của bà Meloni dự kiến nắm tổng cộng 72 ghế, còn đảng Bản sắc và dân chủ cực hữu chiếm 58 ghế.

Bà von der Leyen cho rằng, diễn biến vừa qua đã mang đến 2 thông điệp. Trước hết, phe trung dung vẫn thắng thế trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và điều đó rất quan trọng cho sự ổn định. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các phe cực hữu và cực tả ở các nước EU cho thấy “thế giới quanh chúng ta đang trong tình cảnh hỗn loạn” và đòi hỏi các bên phải dẹp bỏ những bất đồng để hướng tới đảm bảo một châu Âu mạnh mẽ và ổn định.

Tổng thống Pháp giải tán quốc hội sau thất bại trong bầu cử nghị viện châu Âu

Tổng thống Pháp giải tán quốc hội sau thất bại trong bầu cử nghị viện châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã giải tán quốc hội nước này và thông báo sẽ tổ chức tổng tuyển cử sớm sau khi đảng Phục hưng của ông hứng thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu." />

Cánh hữu áp đảo bầu cử Nghị viện châu Âu, liệu có 'hỗn loạn'?

Khoảng 370 triệu cử tri thuộc 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần qua đã đi bỏ phiếu bầu chọn 720 nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu (EP) cho nhiệm kỳ 5 năm tới,ánhhữuápđảobầucửNghịviệnchâuÂuliệucóhỗnloạbảng xếp hạng giải ý theo phương thức bỏ phiếu phổ thông trực tiếp một vòng.

hop nghi vien chau Au.jpg
Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu. Ảnh: TouteEurope 1

Số nghị sĩ của mỗi nước thành viên EU được phân bổ theo quy mô dân số, trong đó không nước nào có ít hơn 6 nghị sĩ và nhiều hơn 96 nghị sĩ. Đây là cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu thứ 10 kể từ năm 1979 và là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau sự kiện Anh rời khỏi liên minh (Brexit) vào năm 2020.

Theo đài RT, kết quả thăm dò sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc hôm 9/6 đã cho thấy các đảng của hai nhà lãnh đạo EU là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều hứng chịu thất bại nặng nề.

Tại Pháp, sau khi đảng trung hữu Phục hưng của Tổng thống Macron dự kiến chỉ giành được từ 14,8 - 15,2% phiếu bầu, chưa bằng một nửa tổng số phiếu đạt được của đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN), ông đã thông báo giải tán quốc hội và sẽ tổ chức tổng tuyển cử sớm, với vòng đầu tiên vào ngày 30/6 và vòng thứ hai vào ngày 7/7.

Tại Đức, theo kết quả sơ bộ công bố ngày 9/6, các đảng trong chính phủ liên minh cầm quyền đã phải đối mặt với thất bại nghiêm trọng trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm nay. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Scholz ghi nhận kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử các cuộc bầu cử toàn quốc. Cụ thể, SPD chỉ giành được 13,9% tổng số phiếu bầu, xếp thứ 3 ngay sau đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) với 15,9% số phiếu. Liên minh các đảng bảo thủ Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đã về nhất với 30,2% tổng số phiếu bầu.

Tại Hà Lan, đảng Vì tự do (PVV) theo đường lối bảo thủ giành được vị trí thứ 2 trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu nhờ 17% số phiếu và được dự đoán sẽ tăng từ 1 ghế lên 7 ghế trong cơ quan lập pháp của EU. Cũng giống như đảng AfD ở Đức, PVV phản đối việc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, với lí do những động thái như vậy sẽ khiến quân đội Hà Lan giảm khả năng bảo vệ đất nước.

Tại Bỉ, Thủ tướng Alexander De Croo đã tuyên bố từ chức sau khi đảng VLD của ông chỉ giành được 5,8% phiếu bầu, trong khi đảng cánh hữu Vlaams Belang và đảng N-VA theo chủ nghĩa dân tộc quốc gia lần lượt giành được hơn 14,8% và 14,2% tổng số phiếu.

Tại Italia, đảng Fratelli d'Italia cánh hữu của Thủ tướng Giorgia Meloni đã chiến thắng với 28% số phiếu bầu, giành được 28 ghế tại Nghị viện châu Âu, tăng đáng kể so với 5 ghế tại cuộc bầu cử năm 2019. Bà Meloni hiện cũng là chủ tịch của Nhóm Cải cách và bảo thủ châu Âu (ECR) cánh hữu, từng chỉ trích Tổng thống Macron về ý tưởng cử binh lính phương Tây đến trợ giúp Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Thủ tướng Italia tin động thái đó sẽ làm leo thang căng thẳng giữa NATO và Moscow.

Theo báo Guardian, cuối ngày 9/6, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tuyên bố, đảng Nhân dân châu Âu (EPP) của bà đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. EPP dự kiến sẽ thâu tóm 189 ghế tại cơ quan lập pháp của EU, tiếp theo là đảng Xã hội và Dân chủ với 135 ghế và đảng Đổi mới châu Âu với 83 ghế. Song, nhóm ECR của bà Meloni dự kiến nắm tổng cộng 72 ghế, còn đảng Bản sắc và dân chủ cực hữu chiếm 58 ghế.

Bà von der Leyen cho rằng, diễn biến vừa qua đã mang đến 2 thông điệp. Trước hết, phe trung dung vẫn thắng thế trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và điều đó rất quan trọng cho sự ổn định. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các phe cực hữu và cực tả ở các nước EU cho thấy “thế giới quanh chúng ta đang trong tình cảnh hỗn loạn” và đòi hỏi các bên phải dẹp bỏ những bất đồng để hướng tới đảm bảo một châu Âu mạnh mẽ và ổn định.

Tổng thống Pháp giải tán quốc hội sau thất bại trong bầu cử nghị viện châu Âu

Tổng thống Pháp giải tán quốc hội sau thất bại trong bầu cử nghị viện châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã giải tán quốc hội nước này và thông báo sẽ tổ chức tổng tuyển cử sớm sau khi đảng Phục hưng của ông hứng thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu.