您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Soi kèo phạt góc Dalian Yifang vs Shanghai Shenhua, 15h30 ngày 9/8
NEWS2025-01-23 08:06:23【Nhận định】4人已围观
简介èophạtgócDalianYifangvsShanghaiShenhuahngàlịch thi đấu real madrid Pha lê - lịch thi đấu real madridlịch thi đấu real madrid、、
很赞哦!(8)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Boavista vs Casa Pia, 3h15 ngày 21/1: Nối mạch bất bại
- NSND Anh Tú nhập viện vì biến chứng tiểu đường, phải truyền máu
- Nhanh như chớp nhí tập 4: Cậu bé Hàn Quốc khiến Trấn Thành toát mồ hôi
- Ngon mắt ngon miệng với món bánh bí đỏ dừa
- Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Puebla, 08h00 ngày 20/1: Nối dài mạch toàn thắng
- Hệ lụy gây ám ảnh từ biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ
- Sao nối ngôi tập 4: Ngọc Ánh thảng thốt vì ngỡ thí sinh hát nhép
- Sức sống thanh xuân tập 1: Thu Thủy từng 'chạy mất dép' vì bạn trai có máu ghen
- Soi kèo phạt góc Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1
- Vợ người đàn ông có móng tay dài 1m: ‘Người ta nói tôi phải hầu chồng vất vả’
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1: Khách tự tin
- Trong phimhài-hành động, phiêu lưu mới The Lost City (Thành phố mất tích) Brad Pitt đảm nhiệm vai khách mời bên cạnh các diễn viên Channing Tatum, Sandra Bullock, Daniel Radcliffe.
Nhân vật của anh xuất hiện với ngoại hình vô cùng điển trai cùng khả năng đánh đấm hoàn hảo lấn át sức hút của nam chính. Đằng sau màn cướp spotlight của Brad Pitt là cả một câu chuyện “nhờ vả” của các tên tuổi Hollywood.
Brad Pitt trong một cảnh quay. Nổi tiếng khắt khe trong việc chọn kịch bản, Brad Pitt không phải lúc nào cũng gật đầu với các dự án phim đưa đến. Nhưng anh vừa làm điều khó tin vì lời ''đe dọa' của nữ diễn viên Sandra Bullock.
Số là Sandra Bullock có một vai khách mời trong phim mới Bullet Train của Brad Pitt. Thấy cơ hội ngay trước mắt, Sandra mời anh sắm một vai cameo trong Thành phố mất tích. Đi kèm với đó là lời “đe dọa” nếu Pitt từ chối, cô sẽ nhờ George Clooney - bạn thân của Brad Pitt khủng bố điện thoại của anh hàng ngày nói rằng: “Đóng phim của Sandra đi!”.
Brad Pitt lấn át cả nam chính của phim. Nhân vật huấn luyện viên Jack huấn luyện viên thể hình từng hoạt động trong lực lượng đặc biệt của tài tử đem đến luồng gió mới thực sự cool ngầu lấn át kép chính. Tuy nhiên hiện cát sê của Brad Pitt trong phim này vẫn không được tiết lộ.
Sắp tới Brad Pitt sẽ tái xuất trong phim hành động hài Bullet Trainvới vai chính cùng những màn đánh đấm mãn nhãn ở tuổi 60.
An Na
Brad Pitt cực ngầu trong lần trở lại màn ảnh ở tuổi 60
Tài tử 1m8 tự đóng 95% cảnh hành động trong phim 'Bullet Train' ở tuổi 60 với những pha đánh đấm ác liệt.
">Brad Pitt làm điều khó tin vì lời đe dọa của Sandra Bullock
- ">
Lý do không thấy sao trong ảnh chụp Mặt Trăng của Mỹ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các loại rau củ rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Cà rốt bào sợi, dưa chuột thái lái mỏng dài.
Bước 2: Lần lượt xếp hoa chuối, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, giò căn, đậu phụ vào một cái âu (nồi) lớn.
Bước 3: Chanh tươi vắt nước cốt bỏ hạt, sau đó hòa với đường, bột canh. Tùy theo sở thích bạn thích ngọt hay chua để trộn nhé. Ở bài này mình dùng 3 quả chanh tươi, 3 thìa đường loại to, 3 thìa bột canh loại cỡ vừa. Sau đó từ từ rưới lên phần rau củ trộn.
Bước 4: Trộn đều để tất cả các nguyên liệu ngấm gia vị.
Bước 5: Cuối cùng chỉ thêm ít rau thơm thái nhỏ trộn đều lại lần nữa là xong.
Bước 6: xếp nộm chay ra đĩa và thưởng thức ngay thôi Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với nộm chay thập cẩm trong ngày Rằm tháng Bảy nhé!
(Theo Eva)
">Rằm tháng Bảy làm nộm chay thập cẩm
Nhận định, soi kèo Al Shahaniya vs Al Khor, 20h30 ngày 22/1: Tin vào cửa dưới
- Kim chi là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay thường được ăn kèm để giảm độ ngấy khi thưởng thức các món nhiều dầu mỡ.
Kim chi là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay. Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau, hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay. Kim chi không chỉ nhận được sự yêu thích của người dân Hàn Quốc mà còn rất được ủng hộ bởi các gia đình Việt. Kim chi thường được ăn kèm với các bữa tiệc nướng, giảm độ ngấy khi ăn các món nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, kim chi cải thảo là món kim chi thông dụng nhất ở Việt Nam.
Nguyên liệu làm kim chi cải thảo Hàn Quốc
2 cây cải thảo loại vừa
290g muối biển nếu sử dụng muối thường thì cho ít hơn như thế
1500ml nước
400g cây củ cải trắng
5-7 cây hành lá xắt nhỏ
Hỗn hợp muối:
40g gochugaru (ớt bột Hàn Quốc)
80g muối tôm băm nhỏ
50g nước mắm
15g tỏi băm
2 muỗng cà phê gừng bào nhỏ
60g đường
Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc
Cắt bớt lá ngoài dập và thâm của cải thảo. Bổ cải thảo theo chiều dọc rồi rửa sạch. Lấy chậu pha 10 chén nước ấm với ½ chén muối ăn rồi hòa tan 2/3 chén muối ăn các bạn xát lên lá cải thảo, càng lõi ở trong càng xát nhiều hơn.
Xong xuôi ngâm cải thảo với nước muối ấm, rồi lấy vật nặng đè lên để cho cải ngập nước, ngâm trong vòng khoảng 4-5h để cho cải thảo ngấm muối mềm ra. Sau khi ngâm xong vớt ra rửa lại bằng nước lã rồi để khô ráo nước. Củ cải thái miếng vuông có kích thước 2,5cm dầy 0,5cm.
Trộn hỗn hợp muối lại với nhau, trong một tô lớn, đổ phần cải thảo, củ cải, hành lá và hỗn hợp muối ở trên vào, rồi trộn đều lên, quết hỗn hợp ướp lên từng lá cải thảo, sao cho tất cả bề mặt cải thảo đều được phủ lớp gia vị hỗn hợp, cho đến khi hỗn hợp thấm đều gia vị.
Xong xuôi cho kim chi vào lọ kín để bên ngoài khoảng 1 ngày rồi cho vào tủ lạnh. Cách làm này bạn có thể dùng kim chi sau 2 – 3 ngày và bảo quản trong vòng 1 tuần
(Theo Viet Q)
">Cách làm kim chi cải thảo chuẩn hương vị Hàn Quốc
Lạnh lùng sẽ khiến đàn ông trông mạnh mẽ hơn. Có một số khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong cách định nghĩa sự hấp dẫn. Sau khi các nhà khoa học cho 1.000 người trưởng thành xếp hạng các bức ảnh theo mức độ hấp dẫn về hình thể, người tham gia khảo sát đã đưa ra kết luận rằng một người đàn ông hay cười có thể kém hấp dẫn hơn một anh chàng tỏ ra tự tin hoặc thậm chí hơi bẽn lẽn. Nhưng ngược lại, đàn ông lại thích những phụ nữ hay cười hơn.
Điều quan trọng là người tham gia không được hỏi những người đàn ông này sẽ là bạn trai hoặc một người chồng tốt hay không. Các nhà nghiên cứu chỉ cần biết phản ứng của họ mà không cần phân tích xem ai có thể có những đặc điểm tốt nhất cho một mối quan hệ.
Khi phụ nữ ngừng suy nghĩ về những đặc điểm tính cách tốt, bản năng đầu tiên của họ là chọn một anh chàng có vẻ ngoài mạnh mẽ và lạnh lùng.
Sức mạnh của sự hấp dẫn đã được định hình qua nhiều thế kỷ. Sự tiến hóa và các khía cạnh văn hóa có ảnh hưởng đến nó. Các lý thuyết cho rằng phụ nữ bị thu hút nhiều hơn bởi những anh chàng thể hiện sự kiêu hãnh vì nó ngụ ý đến địa vị và khả năng bao bọc cho bạn đời.
Đàn ông yêu bản thân và có tính cách áp đặt có thể hấp dẫn phụ nữ. Theo các nhà nghiên cứu, biểu hiện tự hào là một đặc điểm cơ thể nam tính điển hình. Cơ bắp là một trong những đặc điểm cơ thể của nam giới hấp dẫn nhất đối với phụ nữ.
Ngoài ra, một số chuẩn mực văn hóa xã hội và tâm lý giới có thể ảnh hưởng đến sự hấp dẫn. Mỉm cười có thể liên quan đến sự thiếu thống trị. Một người phụ nữ hay cười được coi là dễ phục tùng và dễ bị tổn thương. Một chàng trai lạnh lùng có thể được coi là mạnh mẽ.
Điều thú vị là sự xấu hổ cũng có vẻ hấp dẫn đối với cả hai giới. Cảm xúc này có thể được coi như hành vi xoa dịu, giúp khơi gợi lòng tin ở người khác và ai thì cũng thích tin tưởng vào đối tác của mình.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nam giới theo chủ nghĩa Machiavellianism (bóc lột và gia trưởng) cũng hấp dẫn hơn đối với phụ nữ.
Đăng Dương(Theo Bright Side)
Nghề kéo đàn ông khỏi 'cạm bẫy tình'
Trung tâm tư vấn tình cảm của Xiao Sheng (Trung Quốc) đã giúp nhiều gia đình đoàn tụ nhờ khống chế 'cơn say nắng' của các ông chồng.
">Tại sao phụ nữ thích đàn ông lạnh lùng?
Lời tòa soạn: Không gian mạng dần dần không còn “ảo” nữa khi nhà nhà, người người đang dành rất nhiều thời gian cho mạng. Lẽ tất yếu, không gian mạng giờ không chỉ có lời hay ý đẹp, mà cũng đang bị ô nhiễm bởi tràn ngập những hành động bêu riếu, xúc phạm nhau, thậm chí cả ăn cắp, lừa đảo lẫn nhau…
Mọi thứ “lệch chuẩn” đó còn dễ dàng phát tán trên không gian mạng hơn bởi pháp luật và các công cụ quản lý còn chưa bao phủ được hết “cuộc sống” còn khá mới này.
Báo VietNamNet triển khai loạt bài "Dọn sạch không gian mạng" với mong muốn nêu ra thực trạng đau lòng về sự ô nhiễm của cuộc sống mạng, tìm ra nguyên nhân lý giải và nhất là gợi mở cách thức để quản lý cũng như kêu gọi mọi người chung tay xây dựng một không gian mạng sạch sẽ, văn minh và lành mạnh để mỗi chúng ta và con em mình đều được “sống đẹp” dù ở bất cứ đâu, trên mạng hay trong đời thật.
Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình. Bàn về hiện tượng “tố”, “bóc phốt”, “dìm hàng” nhau trên không gian mạng hiện nay, Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình đã có cuộc trò chuyện với báo VietNamNet.
PV: Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh và phổ biến rộng khắp ở Việt Nam. Một hiện tượng gây chú ý trong thời gian qua là việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ những thông tin được cho là “sự thật” về một ai đó, gọi nôm na theo ngôn ngữ mạng là “bóc phốt”. Theo anh, đâu là lý do khiến người ta chọn cách thức giao tiếp này ngày càng nhiều?
TS. Trịnh Lê Anh: Mạng xã hội là một cái cây ăn quả. Nó không chỉ mang lại những trái ngọt. Khả năng hay cơ hội cung cấp thông tin nhanh, nhiều, ít rào cản, tương tác gần như không giới hạn, đa chiều là những ưu điểm nổi trội của kênh truyền tin này, lại chính là yếu tố dung dưỡng những hành vi giao tiếp kém văn minh.
Theo tôi, có 2 lý do cho hiện tượng này. Thứ nhất là do sự bế tắc (ở phương diện cá nhân) về cách xử lý khủng hoảng trong giao tiếp ngoài đời thực giữa người với người, người ta tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm sự ủng hộ.
Rõ ràng, khi môi trường xã hội ngày một phức tạp, các cá nhân có thêm nhiều lựa chọn trong việc thể hiện mình trước công chúng thì những cách giao tiếp thông thường trước đây không còn đủ để giải quyết các vấn đề cá nhân, hoặc không còn được lựa chọn nữa.
Trong khi đó, nhiều người chưa nhận thức rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật của bản thân, vừa không hiểu biết lại vừa “ngại”, hay “không yên tâm” vào vai trò điều chỉnh các hành vi của pháp luật, nên cảm thấy chỉ còn cách “loa làng” để giải quyết vấn đề của bản thân!
Nguyên nhân thứ 2 là việc “loa làng” thời nay không gì tiện lợi và “hiệu quả” bằng sử dụng mạng xã hội. Vừa không tốn sức đi rao “chiềng làng chiềng chạ”, ngồi một chỗ nói chuyện với cả thế giới là nét hấp dẫn đặc biệt của cách thức này.
Môi trường mạng xã hội là môi trường mang tính quốc tế. Nên cảm giác của các cá nhân là “tự do”, “không biên giới”, “muốn nói gì thì nói”, biên độ giao tiếp rất lớn mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn đều có những tiêu chuẩn cộng đồng liên quan đến phát ngôn thù ghét hay công kích (hate speech), và các cá nhân sử dụng mạng xã hội đều có thể bị “xử lý” bởi những tiêu chuẩn đó.
Ở một diễn cảnh tự do như vậy, người ta dễ dàng bung toả năng lượng cả tốt lẫn xấu một cách thiếu cân nhắc. Nếu như ở ngoài đời thực, chúng ta phải kiềm chế rất nhiều những năng lượng xấu, thì trên môi trường mạng, người ta hoàn toàn được “thoát xác” trong giao tiếp, nhất là những người “không biết sợ” những “tiêu chuẩn cộng đồng”, nhiều phần trong đó là những quy phạm đạo đức xã hội được truyền lại từ lịch sử.
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh. - Chúng ta đã hiểu lý do vì sao người ta chọn môi trường mạng để tung ra các thể loại tin đồn, bóc phốt, hăm doạ… cho dù nó không đúng sự thật. Là người của công chúng - những người thường xuyên phải đối mặt với dư luận, ứng xử của anh như thế nào về hiện tượng này?
Tôi cũng như bạn đều có đời sống số, một cách phổ quát. Tôi từng cân nhắc việc nêu một trường hợp “người xấu, việc xấu” mà chính mình trải nghiệm lên trang cá nhân, hi vọng với sự ảnh hưởng của mình và cộng đồng ủng hộ mình ít nhiều vấn đề sẽ được làm rõ và người xấu, việc xấu kia sẽ bị vạch trần. Song, tôi lại quyết định không làm vậy! Tôi đã tự trả lời ba câu hỏi dưới đây, vấn đề dường như đã được giải quyết:
- Còn cách nào giải quyết vấn đề mà không ảnh hưởng đến nhiều người không?
- Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề? Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và của cả “người xấu” đó như thế nào?
- Việc tận dụng lợi thế “tạo dư luận” của mạng xã hội trong từng trường hợp cụ thể có phải con dao hai lưỡi? Vậy lựa chọn nào đồng nghĩa vơi chấp nhận rủi ro nào?
- Vậy, lên mạng “bóc phốt” theo anh là một cách nói lên sự thật nhanh chóng và rõ ràng nhất hay là một cách giao tiếp kém văn minh?
Phải phân định lại như thế nào là “bóc phốt” và mục đích của việc đó! Ngay ở quy mô quốc gia, trong đấu tranh ngoại giao quốc tế vẫn có khái niệm “phát ngôn” hay “công bố sách trắng” để nói thẳng quan điểm của một bên với một hay nhiều bên khác trong giao tiếp quốc tế. Và điều đó là phù hợp nếu đảm báo các điều kiện liên quan về tư liệu, dẫn chứng và căn cứ.
Trở lại với các cá nhân, rất nhiều hiện tượng cụ thể về việc “bóc phốt” gần với công kích cá nhân, xâm phạm riêng tư và thông tin cá nhân, vi phạm quyền được bảo vệ trước pháp luật của mỗi cá nhân.
Tôi lấy làm tiếc vì văn hóa ứng xử, thái độ với công chúng và hành ngôn của một bộ phận người Việt chúng ta bây giờ. Truyền thống “học ăn học nói”, “uốn lưỡi trước khi nói”, tế nhị và tôn trọng tập thể không đủ để gây sức ép lại lối giao tiếp quá coi trọng “cái tôi” của mỗi người trong xã hội. Khi chỉ nghĩ đến cái tôi, thì dù bạn nhân danh cộng đồng, nó vẫn là hành vi thiếu văn hóa, nhất là ở một đất nước duy tình như Việt Nam ta.
Tôi cho rằng, những hành vi như nói xấu, bóc phốt, chửi bới, không tôn trọng sự riêng tư cá nhân… trên không gian mạng hiện nay thực chất là một dấu hiệu thiếu lành mạnh của giao tiếp xã hội và là một biểu hiện rất không ổn của nền văn hoá đại chúng.
- Vì sao anh cho rằng việc cái tôi cá nhân được “thượng tôn” lại đem đến những hành xử kém văn hóa, văn minh trên không gian mạng?
Sự hoà nhập về văn hoá, sự phát triển của công nghệ cùng các xu hướng toàn cầu đẩy cái tôi cá nhân của người Việt lên vị trí cao hơn bao giờ hết. Ở các quốc gia phương Tây, văn hoá cá nhân cũng được coi trọng, mỗi cá nhân phải chịu rất nhiều những ràng buộc về cách thể hiện nơi đông người, hoặc trên mạng xã hội.
Ở đó, những người lạ không nhìn chằm chằm vào nhau, đàn ông đi chung thang máy với phụ nữ cần hết sức “khép nép” tránh đụng chạm kẻo phiền lụy, người với người không đương nhiên hỏi vay tiền mặt hàng trăm triệu không giấy tờ pháp lý, việc phát ngôn về người khác có thể là bằng chứng chống lại chính người phát ngôn liên quan đến những điều pháp luật cấm trong giao tiếp xã hội. Như vậy, cá nhân đươc coi trọng, nhưng không tự do vô độ như nhiều người tưởng!
Còn ở Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại, từ làng đến nước, đạo đức điều chỉnh xã hội mạnh mẽ hơn cả pháp luật. Thời nay, điều này đã có dấu hiệu bị phá vỡ. Nhiều người không còn e ngại những đánh giá về mặt đạo đức nữa, dẫn đến tình trạng tự do thái quá trong phát ngôn.
Với sự tiếp tay của những tâm địa xấu hợp lực nơi bàn phím - những “anh hùng bàn phím” vô hình, vô danh, sự tự tin hay “sức mạnh” của những cá nhân đó lại càng lớn hơn. Các chế tài pháp lý lại chưa theo kịp để điều chỉnh những hành vi này, vốn được coi là những hành vi chưa nghiêm trọng trong môi trường giao tiếp thực, thì lại trở nên ngày một nghiêm trọng khi thể hiện ở môi trường mạng xã hội.
- Theo anh, chúng ta có thể làm gì để lấy lại sự lành mạnh cho môi trường không gian mạng?
Đây là bài toán rất khó cho một đất nước đang sính mạng xã hội như Việt Nam. Bởi vì chúng ta đang nhìn thấy ở nó quá nhiều lợi ích, mà chưa nhìn nhận một cách công bằng để thấy được những hệ luỵ, hạn chế của nó.
Tôi nghĩ đến giải pháp trước mắt và lâu dài. Với giải pháp trước mắt, chúng ta buộc phải trông chờ vào việc kiện toàn lại khung pháp lý và thực thi pháp lý ở Việt Nam liên quan đến việc phát ngôn trên mạng xã hội.
Nội luật của chúng ta đã có khung quy định cho vấn đề nhưng còn thiếu nhiều quy chế, quy định, hướng dẫn, bộ quy tắc ứng xử, chưa có hoặc chế tài chưa đủ mạnh hoặc chưa có lực lượng thực thi, xử lý các bên liên quan vi phạm.
Một điều đáng cân nhắc là về phía vĩ mô, Chính phủ cần làm việc mạnh mẽ hơn với các nền tảng mạng xã hội để “nhập gia phải tùy tục”, có sự tôn trọng tính đặc thù của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Úc đã có bài học về việc này và tư tưởng về địa phương hóa một phần các mạng xã hội cùng tính năng của nó cho phù hợp đã tỏ ra có căn cứ thực tiễn.
Sự phát triển của công nghệ với trí tuệ nhân tạo AI cũng sẽ góp phần giúp chúng ta hữu hiệu trong quá trình “nhặt sạn” phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội, nhưng tôi cho rằng việc này chưa thể đạt mức lý tưởng ở thời điểm hiện tại.
Về giải pháp dài hạn, theo tôi, việc tương tác trên mạng như thế nào tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của chính mỗi cá nhân. Chúng ta phải tự nâng cao năng lực của mình trong việc sử dụng mạng xã hội, tự đi đến những quyết định cho việc chọn cái này mà không chọn cái kia. Và khi lựa chọn của chúng ta sáng suốt thì những cái xấu sẽ không còn “đất” để tồn tại nữa.
Bất cứ một nhóm xã hội nào đủ văn minh cũng sẽ tự đào thải những phát ngôn cuồng tín, những lời nói xằng bậy, những vu khống vô căn cứ. Chính người dùng mạng xã hội ở Việt Nam phải tự đào thải những cái xấu đó, không ai khác giúp được chính chúng ta cả.
Tôi cho rằng cốt lõi ở việc nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh.
Xin cảm ơn TS.Trịnh Lê Anh!
Nguyễn Thảo
Con tôi từng tự tử bất thành vì bị chế giễu trên mạng
Vào một buổi chiều, sau khi nhận được điện thoại cô giáo của con trai, tôi lao vào bệnh viện. Con tôi nằm đó dù đã tỉnh nhưng như một đứa trẻ vô hồn.
">MC Lê Anh: Học cách dùng mạng xã hội để tẩy chay văn hoá 'bóc phốt', 'dìm hàng'