- TheĐãxácđịnhtrườnghợphọcsinhcóbàithiTHPTquốcgiabịxửlýlịch 2023o Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, hiện nay đã phát hiện chính thức xử lý 11 người sai phạm theo đúng quy định của pháp luật, xử lý với 151 trường hợp thí sinh theo quy chế.
Đó là nội dung được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình trước Quốc hội trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội mới đây.
Về kỳ thi THPT quốc gia, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng theo quan sát thì kỳ thi nào cũng có vi phạm, cũng có vấn đề, nhưng vấn đề là khắc phục đến tối đa.
“Khi xảy ra hiện trượng có dấu hiệu sai phạm, Bộ đã phối hợp cùng Bộ Công an bắt tay vào xử lý ngay và quan điểm là làm đến nơi đến chốn, rõ nghiêm minh. Sai đến đâu xử lý đến đấy”.
Hiện nay đã phát hiện chính thức xử lý 11 người theo đúng quy định của pháp luật, xử lý với 151 trường hợp học sinh và tới đây còn làm tiếp.
Số cán bộ giáo dục, nhà giáo đã bị xử lý kỷ luật, bắt giam là 11 (trong đó Hà Giang 2; Sơn La 6; Hòa Bình 3). Số học sinh đã bị xử lý là 151 (trong đó Hà Giang 114; Sơn La 29 và Lạng Sơn 8).
“Tinh thần sai là xử và xử nghiêm đúng quy chế. Bộ GD-ĐT và cá nhân tôi là Bộ trưởng phản đối, kiên quyết chống tiêu cực”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay, 29/10, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện các vụ án liên quan đến gian lận tại kỳ thi THPT quốc gia vẫn đang được điều tra ở các tỉnh, thành có dấu hiệu sai phạm.
“Ba vụ án ở 3 tỉnh thì chúng tôi vẫn đang triển khai. Hiện nay trong phạm vi vụ án thì lực lượng công an vẫn đang điều tra chứ chưa có kết luận”, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.
Về thông tin cho rằng việc điều tra đã được mở rộng ra các tỉnh, thành khác, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay, hiện Bộ GD-ĐT và các cơ quan đang kiểm tra, Bộ Công an chỉ vào cuộc khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thanh Hùng
"Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi THPT quốc gia còn nóng vội"
Đó là một nội dung được chỉ ra trong Báo cáo giám sát kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 mà Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng (Ủy ban) của Quốc hội vừa công bố.