VCPMC áp dụng công nghệ số thu trên 230 tỷ đồng tiền tác quyền trong năm 2022

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2002 - 2022).

Ông Đinh Trung Cẩn.

Tổng Giám đốc VCPMC Đinh Trung Cẩn cho biết,ápdụngcôngnghệsốthutrêntỷđồngtiềntácquyềntrongnăliver vs newcastle từ ngày đầu thành lập chỉ có 247 tác giả ủy quyền, đến hôm nay đã có trên 5.300 tác giả, nhạc sĩ Việt Nam ủy quyền cho VCPMC; trên 5 triệu tác giả quốc tế từ nhiều Tổ chức quản lý tập thể quyền (CMO) thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ủy quyền cho VCPMC để quản lý khai thác tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.

20 năm qua, VCPMC luôn đồng hành với các cơ quan quản lý Nhà nước trong tuyên truyền phổ biến pháp luật, đưa Luật Sở hữu trí tuệ từng bước đi vào đời sống. Kể từ đó đến nay, các đơn vị, doanh nghiệp khi sử dụng tác phẩm âm nhạc đã phần nào nhận thức và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bản quyền tác giả âm nhạc theo luật pháp quy định.

Định hướng của VCPMC trong 10 năm tới là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để tiếp tục tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước để thực hiện cấp phép và thu tiền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan của các thành viên... Ông Đinh Trung Cẩn cho biết Trung tâm đặt mục tiêu thu trên 230 tỷ đồng tiền tác quyền trong năm 2022, chạm chỉ tiêu thu về 10 triệu USD một năm.

Lễ kỷ niệm bao gồm chương trình văn nghệ chào mừng hoàng tráng với sự góp mặt của nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng. 

Cũng theo Giám đốc VCPMC, trong tương lai 10 năm tới, trung tâm đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao bộ máy; đón đầu các công nghệ hiện đại; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, cá nhân để thành lập các văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh thành-khu vực trên cả nước nhằm tiến tới đồng bộ quản lý; thực hiện quỹ phát triển theo tiêu chí của CISAS; khuyến khích và hỗ trợ kịp thời để các nhạc sĩ phát huy tài năng, yên tâm sáng tác…

Đặc biệt, VCPMC sẽ thực hiện Quỹ phát triển văn hóa nghệ thuật theo tiêu chí thành viên của Liên minh quốc tế các tổ chức Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (CISAC), nhằm phát triển những tài năng âm nhạc của nước nhà, mở các trại sáng tác hàng năm theo tiêu chí của VCPMC và CISAC, hỗ trợ kịp thời cho các tác giả, nhạc sĩ, chủ sở hữu tác phẩm có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật…

Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Đức Trịnh đánh giá cao VCPMC trong các hoạt động, đặc biệt là sự minh bạch và khoa học. “Thường vụ Hội Nhạc sĩ Việt Nam mong muốn và kỳ vọng Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, phối kết hợp với các cơ quan chức năng, đưa ra những cảnh báo vi phạm nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như hạn chế tối đa xâm phạm quyền tác giả âm nhạc, nhất là trên môi trường số hiện nay. Bởi các quốc gia đều thừa nhận rằng, lĩnh vực sở hữu trí tuệ là sản phẩm, đồng thời là một trong các công cụ đắc lực, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững”, nhạc sĩ Đức Trịnh cho hay.

Ông Benjamin Ng-đại diện CISAS khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận định thành công mà VCPMC đạt được trong hai thập kỷ qua là đáng nể. Theo ông, trung tâm đang từng bước phát triển lớn mạnh và đã tạo dựng được bộ phận cấp phép chuyên nghiệp, đưa ra quy trình chi trả tác quyền công khai minh bạch cũng như tổ chức được một hệ thống lưu trữ dữ liệu chính xác. 

Tại lễ kỷ niệm, VCPMC đã nhận bằng khen từ Ban Tuyên giáo cho tập thể và hai cá nhân là Giám đốc Đinh Trung Cẩn và Phó Giám đốc Hoàng Văn Bình; nhận cờ thi đua của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các bằng khen của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.