Thế giới

Hãng thiết bị chip Mỹ thiệt hại tiền tỷ vì lệnh cấm Trung Quốc

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Công nghệ   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Lam Research là nhà sản xuất thiết bị bán dẫn mới nhất đưa ra ước tính tổn thất tài chính từ lệnh cấlịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng mailịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng mai、、

Lam Research là nhà sản xuất thiết bị bán dẫn mới nhất đưa ra ước tính tổn thất tài chính từ lệnh cấm của Mỹ đối với Trung Quốc. Công ty cũng xác nhận đã rút đội ngũ hỗ trợ từ các xưởng đúc chip Trung Quốc sau khi Tổng thống Joe Biden ban hành các biện pháp mới hạn chế xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến sang nước này. Chính quyền Mỹ còn cấm “người Mỹ” làm việc tại các nhà máy bán dẫn Trung Quốc nếu không được cấp phép.

Khách thăm quan silicon wafer tại Triển lãm bán dẫn quốc tế Trung Quốc lần thứ 17 ngày 3/9/2019. (Ảnh: Xinhua) 

Trong cuộc họp qua điện thoại với những nhà phân tích hôm 19/10,ãngthiếtbịchipMỹthiệthạitiềntỷvìlệnhcấmTrungQuốlịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng mai CEO Timothy Archer cho biết đã thực hiện biện pháp cần thiết để tuân thủ quy định và ngừng giao hàng, hỗ trợ khách hàng. Theo Lam Research, các lệnh cấm vận thương mại có thể khiến doanh thu của hãng giảm tới 2,5 tỷ USD.

Nó phù hợp với cảnh báo trước đó của Applied Materials, nhà sản xuất thiết bị chip lớn nhất Mỹ. Tuần trước, Applied Materials dự đoán lệnh cấm sẽ khiến họ mất khoảng 250 triệu đến 550 triệu USD doanh số ròng trong 3 tháng kết thúc vào tháng 10.

Theo Financial Times, Lam Research, Applied Materials và KLA đều đang chạy đua để kết thúc một số dịch vụ cho khách hàng Trung Quốc nhằm chấp hành quy định.

Tờ SCMP cho biết, khi ghé thăm văn phòng của Lam Research tại Thượng Hải tuần trước, các nhân viên đều bỏ đi khi được phóng viên tiếp cận và hỏi chuyện. Trung Quốc là thị trường đóng góp doanh thu lớn nhất cho Lam Research với tỉ lệ 30%, còn Mỹ chỉ góp 6%. Applied Materials và KLA cũng xem Trung Quốc là khách hàng lớn, với tỉ trọng doanh thu lần lượt là 33% và 26%.

Bộ Thương mại Trung Quốc gọi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ là “bắt nạt” công nghệ. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích pháp lý và chính đáng của doanh nghiệp Mỹ mà còn cả lợi ích thương mại của các nhà xuất khẩu Mỹ.

Du Lam(Theo SCMP)

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap