Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
Thông thường,ênnhânphổbiếnkhiếntrẻchậmtăngtrưởngchiềbảng xếp hạng bóng đá hạng nhất anh trẻ mới sinh có chiều cao 48-52cm, trong năm đầu, bé tăng khoảng 20-25cm, sang năm thứ 2 tăng 12cm, năm thứ 3 tăng 10cm, năm thứ 4 tăng 7cm.
Khi trẻ 4 tuổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của con. Khi 4-11 tuổi, trẻ sẽ tăng trung bình 4-6cm/năm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng đó, cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao.
Nguyên nhân phổ biến
Theo thông tin của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), một số yếu tố khiến trẻ thấp lùn trong đó thiếu hormone tăng trưởng (GH) là nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, trẻ chậm phát triển chiều cao còn do suy dinh dưỡng, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu…
GH có tác dụng kiểm soát sự phát triển của xương, cơ và một số cơ quan trong cơ thể. Thiếu hụt GH xảy ra khi não không sản xuất đủ hormone tăng trưởng. Điều này thường do các vấn đề ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên - phần cấu trúc não chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Nguyên nhân thiếu GH có thể do bẩm sinh, u vùng dưới đồi, u tuyến yên, chấn thương, thâm nhiễm (lymphoma, bạch cầu cấp), nhiễm trùng vi khuẩn, virus, nấm, chiếu xạ vùng sọ, tiền dậy thì, suy giáp trạng.
Trẻ thiếu GH ở thể nhẹ, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chiều cao hạn chế. Điều này có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti cũng như không thể tham gia các hoạt động/công việc kèm theo yêu cầu về chiều cao. Trẻ thiếu GH thể nặng xuất hiện các biểu hiện như tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nhỏ ở nam, có mỡ quanh vùng bụng. Bệnh nhi cũng dễ mệt mỏi, thiếu tập trung, trí nhớ kém…
Nếu trẻ có các biểu hiện trên, cha mẹ nên cho con đi khám để bác sĩ nội tiết đánh giá chuẩn xác.
Cách cải thiện
Trẻ được chẩn đoán chậm tăng trưởng do thiếu GH được chỉ định bổ sung GH. Mục tiêu của việc điều trị này là giải quyết sự thiếu hụt GH cho sự phát triển chiều cao, các hoạt động chuyển hóa và tình trạng sức khỏe nói chung.
Sau 3-6 tháng điều trị, trẻ sẽ được đo lại chiều cao và xét nghiệm máu để đánh giá kết quả, điều chỉnh liều thuốc nếu cần. Trẻ đáp ứng với điều trị sẽ tăng chiều cao từ 8-12 cm/năm. Khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ được đánh giá lại xem có tiếp tục hay ngưng bổ sung GH.
Bổ sung GH ngoài chỉ định cho các trường hợp thiếu GH, còn phù hợp với trẻ chậm cao do suy thận mạn, hội chứng Turner, hội chứng Prader-Willi, trẻ sinh ra co chiều cao thấp so với tuổi thai, lùn vô căn.
Bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh - Khoa Nội tiết (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM) cho biết: “Nếu trẻ chậm cao do thiếu GH, việc điều trị cần được thực hiện sớm, tốt nhất là trong giai đoạn 4-13 tuổi. Nếu để qua tuổi dậy thì (sau 13 tuổi), khi các sụn xương đóng lại, việc điều trị sẽ không còn hiệu quả nữa. Mục tiêu của điều trị thiếu GH là giúp các bé tăng chiều cao càng gần mức bình thường càng tốt. Với trường hợp chậm cao do thiếu GH, nếu điều trị sớm, có thể bắt kịp tăng trưởng của các bạn và hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ".
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 hướng tới mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. Trong đó có một số mục tiêu hỗ trợ trẻ phát triển thể chất bao gồm cả chiều cao, cân nặng như:
- 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm.
- 80% trường học bố trí ít nhất 1 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định.
- 85% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao.