Hồ sơ sức khoẻ điện tử giúp người thầy thuốc theo dõi,ànhphốBắcNinhtriểnkhaicậpnhậtHồsơsứckhoẻphiênbảnnâtottenham đấu với chelsea chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện. Từ những dữ liệu này, ngành Y tế có căn cứ để tổng hợp, phân tích, kịp thời về công tác phòng, chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn.
Thành phố Bắc Ninh đang triển khai các bước đầu tiên trong lộ trình cập nhật hồ sơ sức khoẻ phiên bản nâng cao từ giữa tháng 4 và gặp không ít khó khăn do đặc điểm dân cư đô thị.
Việc lập hồ sơ quản lý sức khoẻ người dân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh được triển khai từ năm 2017, đến hết năm 2023, đã thực hiện quản lý hồ sơ sức khoẻ cho gần 195 nghìn người dân, đạt 85,4%. Dân cư trên địa bàn thành phố có sự biến động, số lượng tạm trú, tạm vắng nhiều nên việc điều tra, thu thập thông tin khó khăn.
Trong khi đó, số khác chưa được quản lý trên phần mềm hồ sơ sức khoẻ điện tử do không đến trạm, chưa được khám, đội ngũ cộng tác viên y tế dân số còn thiếu nên không lấy được thông tin để cập nhập trên phần mềm này.
Đây cũng là những khó khăn, thách thức mà thành phố Bắc Ninh tiếp tục gặp phải trong quá trình cập nhật hồ sơ sức khoẻ điện tử phiên bản nâng cao đang được triển khai trên địa bàn.
Cũng như các địa phương khác, phường Suối Hoa đang tích cực triển khai thu thập thông tin hành chính của người dân để từng bước làm sạch “Hồ sơ gốc” trước khi đẩy lên hệ thống phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử phiên bản nâng cao.
Bác sĩ Nguyễn Đức Tiệp, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Suối Hoa cho biết, theo danh sách quản lý hộ khẩu của Công an, trên địa bàn phường có khoảng 9,7 nghìn người, tuy nhiên, số người dân sống thực tế theo quản lý của cán bộ Dân số chỉ có khoảng 6,7 nghìn người, chênh lệch khoảng 3 nghìn người.
Cùng với việc số dân biến động liên tục, gây khó khăn cho việc thu thập, cập nhật thông tin hành chính cơ bản thì dung lượng thông tin về sức khỏe người dân cũng mỏng, ít do trên địa bàn thành phố có nhiều bệnh viện lớn, người dân ít đến khám tại Trung tâm Y tế thành phố và trạm y tế.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh, tình trạng tương tự như Suối Hoa cũng xảy ra tại các phường Tiền An, Ninh Xá: “Việc trùng thông tin, chưa khớp thông tin khá phổ biến, do đó, các địa phương đang tích cực thu thập, sàng lọc, làm sạch dữ liệu. Trước tiên là thu thập đủ các trường thông tin, sau đó mới rà soát xem thiếu, thừa ra sao. Trung tâm đã thành lập Tổ hỗ trợ các trạm, công tác tập huấn đến lãnh đạo, lực lượng Công an các phường, cán bộ, nhân viên y tế các trạm cũng được tổ chức để việc triển khai đồng bộ, cố gắng đạt đúng tiến độ”.
Kỹ sư Trần Bá Khiêm, cán bộ phụ trách dịch vụ y tế của Viettel Bắc Ninh cho biết, vào thời điểm triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe người dân phiên bản cũ, người dân chưa có mã định danh cá nhân, chưa có Căn cước công dân, BHYT thay đổi liên tục, dẫn đến việc không có thông tin cố định phục vụ cho liên thông dữ liệu từ hệ thống khám, chữa bệnh sang hồ sơ sức khỏe điện tử, do đó có tình trạng “chập chờn” trong liên thông. Bên cạnh đó, thông tin còn ít, không được cập nhật thường xuyên theo lịch sử khám, chữa bệnh.
Chưa kể, thông tin ít, không được cập nhật thường xuyên. “Khi đã xây dựng xong dữ liệu, mỗi người dân được định danh trên hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử thì việc liên thông, chia sẻ dữ liệu, phục vụ cho khai thác, quản lý y tế có nhiều thuận lợi. Qua mỗi lần khám, chữa bệnh, thông tin trong hồ sơ sức khỏe được đa dạng, làm đầy lên mà người dân không cần phải nhớ chi tiết, bác sĩ có thể tra cứu dễ dàng thông qua hệ thống. Trong tương lai gần, người dân dễ dàng tra cứu thông tin, lịch sử bệnh tật của mình tại ứng dụng trên điện thoại thông minh”, anh Khiêm thông tin thêm.
Nhằm bảo đảm liên thông hai chiều giữa hệ thống Phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) và nền tảng hồ sơ sức khỏe, đồng bộ lịch sử khám, chữa bệnh của người dân lên hồ sơ sức khỏe điện tử phiên bản nâng cao, việc thu thập thông tin, rà soát, chỉnh sửa, bổ sung dữ liệu đòi hỏi sự chính xác. Theo đó, hồ sơ sức khỏe được coi là trục gốc, các hoạt động liên quan chuyên môn sẽ được cập nhật vào hồ sơ sức khỏe điện tử để khai thác sử dụng, phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo, dự báo.
Ngay khi bắt đầu triển khai trên địa bàn, lãnh đạo thành phố Bắc Ninh nhấn mạnh, việc cập nhật thông tin lên hệ thống phần mềm là nhiệm vụ chung của Ban chỉ đạo Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các cấp, do đó, đòi hỏi sự tham gia trách nhiệm của ngành Y tế và các ban, ngành, đoàn thể mỗi địa phương.
Việc cập nhật dữ liệu phải gắn với các nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt gắn với triển khai thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu y tế dân số.
Khi bổ sung thông tin lên hệ thống, các trạm y tế phải bảo đảm xác minh thông tin chính xác rồi mới cập nhật lên hệ thống, khi bổ sung các thông tin bệnh tật lên hệ thống phải bảo đảm thông tin hành chính chính xác rồi mới cập nhật lên.
Theo Thùy Vy(Báo Bắc Ninh)