Tết là mùa của các chương trình hài kịch. Sau nhiều năm được coi như một món ăn lạ thì nay thể loại hài này đã trở nên nhàm chán và tiếng cười vô hình trung cũng lỗi thời…

{keywords}

“Chôn nhời 3”, bộ phim hài Tết vẫn khai thác tiếng cười theo mô típ quen thuộc.

Khai thác chuyện phòng the quá đà

Tết đến, nhu cầu mua băng đĩa hài của khách hàng tăng. Nắm bắt được nhu cầu này, các hãng băng đĩa đều tung ra thị trường các sản phẩm mới nhất với sự góp mặt của các danh hài nổi tiếng. Điều đáng nói, sản phẩm băng đĩa hài năm 2016 loanh quanh vẫn là tiếng cười sau lũy tre làng, các mô típ hài đã quá quen thuộc với khán giả. Không khó để nhận ra, các đĩa hài như “Đại gia chân đất”, “Chôn nhời 3”, “Làng ế vợ” vẫn đề cập những câu chuyện quen thuộc tới mức nhàm chán, những câu chuyện “khổ lắm biết rồi nói mãi” như trưởng giả học làm sang, thói xấu, phong tục  lạc hậu sau lũy tre làng…

Cho đến thời điểm này, đã có khoảng chục đĩa hài vừa “đánh tiếng” ra mắt. Dù không vi phạm những điều cấm nhưng về ý tưởng và thông điệp lại không có gì đáng nói. Đặc biệt, các đĩa hài tung ra thị trường đều chú trọng khai thác các yếu tố gợi dục, chuyện phòng the một cách quá đà đã khiến những câu chuyện ngày xuân trở nên nhảm nhí, phản cảm và thiếu văn hóa.

Nếu như một sản phẩm văn hóa mang tiếng cười đến với khán giả cần tập trung đả kích các thói hư tật xấu trong xã hội thì các đạo diễn hài dường như đang đi chệch hướng, sa đà vào việc khoe da thịt trên màn ảnh. Dù các các sản phẩm hài Tết có sự góp mặt của các nghệ sỹ nổi tiếng của hai miền Bắc Nam nhưng khán giả vẫn lắc đầu ngao ngán vì nội dung nhạt nhẽo. Đặc biệt, lối diễn hài tưng tửng, diễn mà như không diễn của các diễn viên tên tuổi đã không được tìm thấy, thay vào đó là sự “lên gân lên cốt”. Vì thế, các đĩa hài ngày xuân đều khô cứng và thiếu duyên.

Chuyện phòng the và các yếu tố gợi dục được chú trọng khai thác trong các đĩa hài 2016.

{keywords}

 Hài kiểu “ăn xổi ở thì”

Lý do của tình trạng này lại bắt nguồn từ sự khan hiếm kịch bản hài ngày Tết có chất lượng. Nhà biên kịch Lê Quý Hiền nhận định: “Nguồn kịch bản cho hài Tết không thiếu. Cái thiếu ở đây nằm ở việc phát hiện ra các kịch bản hay và hấp dẫn, mang hơi thở cuộc sống đương đại. Tôi biết có nhà biên kịch sở hữu trong tay cả chục kịch bản nhưng để lọc ra lấy một tác phẩm tốt đem dàn dựng lại chưa đạt”.

Một lý do khác khiến các băng đĩa hài Tết kém chất lượng nghệ thuật còn bắt nguồn từ suy nghĩ “làm tất ăn cả”, tức là có diễn viên sau thời gian lăn lội với nghề, tích lũy được ít kiến thức đã tự viết kịch bản, vừa làm đạo diễn vừa làm diễn viên. Nghề nào nghiệp ấy, một nghệ sỹ quá “đa di năng” chưa chắc sẽ mang lại một sản phẩm nghệ thuật đạt chất lượng. Vì thế, cứ vào dịp cuối năm, điệp khúc nhảm, nhạt luôn được dùng để nói về hài Tết.

Nhà biên kịch Chu Thơm cảnh báo: “Chúng ta cần gióng lên hồi chuông về nạn hài nhảm ngày Tết. Những “món ăn” độc hại không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn nguy hại tâm hồn mỗi người. Tôi thực sự lo ngại với lối dàn dựng hài theo kiểu “ăn xổi ở thì” của các đạo diễn”. Năm 2016, đất nước sẽ bước vào vận hội mới với nhiều kỳ vọng nhưng không ít thách thức. Vì thế, những câu chuyện vui ngày xuân cũng cần được đổi mới, cập nhật tình hình thời sự. Có như vậy, văn học nghệ thuật mới trở lại vị trí đúng của mình là người “đi tắt đón đầu”, chứ không phải con ngựa già lẽo đẽo đi đằng sau đám bụi.  

Theo ANTĐ

Cận cảnh nhà ở quê của Sơn Tùng M-TP và Hòa Minzy" />

Hài kịch Tết ngày càng nhạt

Tết là mùa của các chương trình hài kịch. Sau nhiều năm được coi như một món ăn lạ thì nay thể loại hài này đã trở nên nhàm chán và tiếng cười vô hình trung cũng lỗi thời…

{ keywords}

“Chôn nhời 3”,àikịchTếtngàycàngnhạmc vs liver bộ phim hài Tết vẫn khai thác tiếng cười theo mô típ quen thuộc.

Khai thác chuyện phòng the quá đà

Tết đến, nhu cầu mua băng đĩa hài của khách hàng tăng. Nắm bắt được nhu cầu này, các hãng băng đĩa đều tung ra thị trường các sản phẩm mới nhất với sự góp mặt của các danh hài nổi tiếng. Điều đáng nói, sản phẩm băng đĩa hài năm 2016 loanh quanh vẫn là tiếng cười sau lũy tre làng, các mô típ hài đã quá quen thuộc với khán giả. Không khó để nhận ra, các đĩa hài như “Đại gia chân đất”, “Chôn nhời 3”, “Làng ế vợ” vẫn đề cập những câu chuyện quen thuộc tới mức nhàm chán, những câu chuyện “khổ lắm biết rồi nói mãi” như trưởng giả học làm sang, thói xấu, phong tục  lạc hậu sau lũy tre làng…

Cho đến thời điểm này, đã có khoảng chục đĩa hài vừa “đánh tiếng” ra mắt. Dù không vi phạm những điều cấm nhưng về ý tưởng và thông điệp lại không có gì đáng nói. Đặc biệt, các đĩa hài tung ra thị trường đều chú trọng khai thác các yếu tố gợi dục, chuyện phòng the một cách quá đà đã khiến những câu chuyện ngày xuân trở nên nhảm nhí, phản cảm và thiếu văn hóa.

Nếu như một sản phẩm văn hóa mang tiếng cười đến với khán giả cần tập trung đả kích các thói hư tật xấu trong xã hội thì các đạo diễn hài dường như đang đi chệch hướng, sa đà vào việc khoe da thịt trên màn ảnh. Dù các các sản phẩm hài Tết có sự góp mặt của các nghệ sỹ nổi tiếng của hai miền Bắc Nam nhưng khán giả vẫn lắc đầu ngao ngán vì nội dung nhạt nhẽo. Đặc biệt, lối diễn hài tưng tửng, diễn mà như không diễn của các diễn viên tên tuổi đã không được tìm thấy, thay vào đó là sự “lên gân lên cốt”. Vì thế, các đĩa hài ngày xuân đều khô cứng và thiếu duyên.

Chuyện phòng the và các yếu tố gợi dục được chú trọng khai thác trong các đĩa hài 2016.

{ keywords}

 Hài kiểu “ăn xổi ở thì”

Lý do của tình trạng này lại bắt nguồn từ sự khan hiếm kịch bản hài ngày Tết có chất lượng. Nhà biên kịch Lê Quý Hiền nhận định: “Nguồn kịch bản cho hài Tết không thiếu. Cái thiếu ở đây nằm ở việc phát hiện ra các kịch bản hay và hấp dẫn, mang hơi thở cuộc sống đương đại. Tôi biết có nhà biên kịch sở hữu trong tay cả chục kịch bản nhưng để lọc ra lấy một tác phẩm tốt đem dàn dựng lại chưa đạt”.

Một lý do khác khiến các băng đĩa hài Tết kém chất lượng nghệ thuật còn bắt nguồn từ suy nghĩ “làm tất ăn cả”, tức là có diễn viên sau thời gian lăn lội với nghề, tích lũy được ít kiến thức đã tự viết kịch bản, vừa làm đạo diễn vừa làm diễn viên. Nghề nào nghiệp ấy, một nghệ sỹ quá “đa di năng” chưa chắc sẽ mang lại một sản phẩm nghệ thuật đạt chất lượng. Vì thế, cứ vào dịp cuối năm, điệp khúc nhảm, nhạt luôn được dùng để nói về hài Tết.

Nhà biên kịch Chu Thơm cảnh báo: “Chúng ta cần gióng lên hồi chuông về nạn hài nhảm ngày Tết. Những “món ăn” độc hại không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn nguy hại tâm hồn mỗi người. Tôi thực sự lo ngại với lối dàn dựng hài theo kiểu “ăn xổi ở thì” của các đạo diễn”. Năm 2016, đất nước sẽ bước vào vận hội mới với nhiều kỳ vọng nhưng không ít thách thức. Vì thế, những câu chuyện vui ngày xuân cũng cần được đổi mới, cập nhật tình hình thời sự. Có như vậy, văn học nghệ thuật mới trở lại vị trí đúng của mình là người “đi tắt đón đầu”, chứ không phải con ngựa già lẽo đẽo đi đằng sau đám bụi.  

Theo ANTĐ

Cận cảnh nhà ở quê của Sơn Tùng M-TP và Hòa Minzy