Cụ thể,đanghútmáuNASAhàngtỷđôsex trẻ khi cơ quan hàng không vũ trụ này đưa ra quyết định dừng chương trình phóng vệ tinh của mình vào năm 2011, chính họ cũng đang đổ tiền vào những dự án thương mại của SpaceX và Boeing về mặt thiết kế, xây dựng, chế tạo và thử nghiệm hệ thống, với mục đích tiếp tục đưa những phi hành gia của mình lên thực hiện các nhiệm vụ cao cả vào năm 2015.
Thế nhưng toàn bộ dự định đó sẽ bị trì hoãn lên đến 3 năm, theo như một công bố chính thức tạm hoãn đầu tư trong khâu kiểm toán do Bộ phận Thanh tra của NASA (OIG) chỉ đạo vào ngày 1/9/2016.
Do đó, NASA chỉ còn một lựa chọn duy nhất nếu muốn thực hiện sứ mệnh đã đặt ra của mình: nhờ cậy vào phi thuyền Soyuz của Nga để di chuyển tới Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Có vẻ như phía Nga sẽ được hưởng rất nhiều lợi thế nếu như bắt tay vào hợp tác trong quá trình này. Được biết, Roscosmos - cơ quan hàng không vũ trụ của Nga - từng “móc ví” NASA đến 21,8 triệu USD cho mỗi ghế ngồi lên phi thuyền vào năm 2008.
Tuy nhiên, bất ngờ là tới năm 2018, họ dự định sẽ nâng mức giá đó lên 81 triệu USD - mức tỷ lệ tăng 372% chỉ trong 10 năm:
Bản báo cáo mới nhất của NASA OIG tình cờ được đưa ra vào đúng buổi sáng ngày chiếc tên lửa không người lái Falcon 9 của SpaceX bị phát nổ trong một cuộc thử nghiệm định kỳ (không có thiệt hại về người, nhưng vệ tinh đầu tiên của Facebook đã bị phá hủy hoàn toàn). Được biết, văn bản này cũng lấy cơ sở từ một thống kê số liệu được đăng tải bởi chính họ vào tháng 11 năm 2013.
Tài liệu kiểm toán sổ sách trên đồng nghĩa với việc NASA sẽ phải trả giá đắt, bởi cả nghĩa đen và nghĩa bóng, khi bắt tay với Roscosmos.
"Giá như mà NASA hoàn thành mọi kế hoạch đúng như dự định đã đặt ra tính đến năm 2015, họ đã có thể tránh được hậu quả mất cho phía Nga số tiền đến gần 1 tỉ USD khi nhờ đến Soyuz vào năm 2017 và 2018, hoặc thậm chí còn có thể hơn nếu như số người theo dự tính vượt quá khả năng trong một lần di chuyển," OIG nhận định.
Biểu đồ dưới đây chỉ ra mối liên hệ giữa chi phí cho một ghế ngồi và số thành viên tham gia của NASA (khoảng 6 người/năm), từ đó tính toán tổng số tiền mà NASA phải bỏ ra cho Nga. Nhìn chung, sau 12 năm, con số đó đã đạt đến ngưỡng khổng lồ: 3,36 tỉ USD.