您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Kết quả RB Leipzig vs MU, Kết quả bóng đá
NEWS2025-01-24 14:34:15【Thế giới】4人已围观
简介Đội hình ra sânRB Leipzig:Gulasci; Mukiele,ếtquảRBLeipzigvsMUKếtquảbóngđákết quả ligue 1 Konate, Orbkết quả ligue 1kết quả ligue 1、、
Đội hình ra sân
RB Leipzig:Gulasci; Mukiele,ếtquảRBLeipzigvsMUKếtquảbóngđákết quả ligue 1 Konate, Orban, Angelino; Haidara, Kampl, Sabitzer; Olmo (Kluivert 55'), Forsberg (Poulsen 55'), Nkunku.
MU:De Gea; Wan-Bissaka, Lindelof, Maguire, Luke Shaw (Pogba 60'), Telles (Van de Beek 46'); Matic (Williams 60'), McTominay, Bruno Fernandes; Rashford, Greenwood.
Bàn thắng:Angelino 2', Haidara 13', Kluivert 69' - Bruno Fernandes 80' (pen), Pogba 82'
Xem video bàn thắng Leipzig 3-2 MU
MU đã bị loại khỏi Champions League sau khi để thua 2-3 trên sân của Leipzig vs MU ở lượt trận cuối cùng bảng H.
很赞哦!(42)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Tractor vs Mes Rafsanjan, 18h30 ngày 21/1: Duy trì vị thế
- Bí quyết giúp chị em chăm sóc làn da nám sạm
- Chồng ngoại tình đưa bạn gái về nhà ép vợ ly hôn
- KOL cần minh bạch khi livestream quảng cáo sản phẩm
- Nhận định, soi kèo PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1: Tìm lại phong độ
- Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu rà soát tất cả các SGK
- Phạt như “muỗi đốt inox” KOL, bất chấp để phạm luật
- Điểm chuẩn Trường Đại học Y Dược TP.HCM năm 2022
- Nhận định, soi kèo Club Brugge vs Juventus, 3h00 ngày 22/1: Đâu dễ cho Lão bà
- Bé gái 3 tuổi ở Thanh Hóa bị bỏ quên trong nhà vệ sinh
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
- - Sau khi có điểm thi THPT quốc gia năm 2018, em Vương Xuân Hoàng (tỉnh Bắc Ninh) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A cao nhất cả nước với 29,05 điểm (Toán 9,8; Vật Lý 9,5 và Hóa học 9,75).
Vương Xuân Hoàng từng là học sinh của lớp 12A1 Trường THPT Thuận Thành 1 – một ngôi trường vùng quê thuộc xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Vương Xuân Hoàng (tỉnh Bắc Ninh) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A cao nhất cả nước với 29,05 điểm. Chia sẻ với VietNamNet, Xuân Hoàng cho hay lúc biết điểm thi em cảm thấy rất vui nhưng không quá bất ngờ.
“Sau khi thi xong các bài thi em cũng đã thử so đáp án trên mạng và cơ bản đã chấm được điểm thi của mình nên không quá bất ngờ. Thực tế số điểm em chấm bằng đúng số điểm thực tế nhận được”, Hoàng nói.
Tuy nhiên, Hoàng chia sẻ bản thân cũng mới biết tin rất bất ngờ trước thông tin mình là thí sinh có điểm thi các môn tổ hợp khối A cao nhất cả nước. “Mặc dù điểm đúng như em chấm sau thi nhưng em không nghĩ số điểm của mình không có con điểm 10 nào vẫn trở thành thủ khoa. Mặt khác em thấy nhiều bạn khác cũng rất giỏi”.
Hoàng cho rằng nếu so với năm ngoái thì đề thi THPT quốc gia năm nay khó hơn nhiều tuy nhiên không có đáp án của câu nào em phải khoanh bừa. “Gần hết giờ thì em mới có thể hoàn tất đề thi. Em hơi tiếc vì tất cả các câu đều biết cách làm nhưng vẫn bị sai mất 1-2 câu không đáng bởi đọc lướt nên bị nhầm hướng đề”, Hoàng kể về bài học của mình.
Với những câu hỏi không quá khó với bản thân, nhưng vì chút vội vàng Hoàng đã đọc thiếu đề dẫn đến mất cơ hội đạt được điểm 10 tuyệt đối ở môn Toán.
“Có những ý kiến cho rằng môn Toán năm nay để đạt điểm cao là do ăn may. Nhưng thực tế với em tất cả là do tính toán, tư duy chứ không phải nhờ may mắn”, Hoàng thẳng thắn.
Môn Hóa học cũng tương tự khi em làm sai một câu dễ cũng chỉ vì việc đọc lướt không kỹ đề.
Môn Vật lý, Hoàng làm sai 2 câu và không quá tiếc nuối như bài thi 2 môn kia.
Vương Xuân Hoàng và các bạn của mình. Tỏ ra rất khiêm tốn, nam sinh chỉ nhận lực học của mình chỉ ở mức bình thường trong lớp. Thế nhưng thực tế, Hoàng luôn là một trong những học sinh lọt top đầu của lớp.
Hoàng chia sẻ mình không có cách học nào đặc biệt hay khác lạ nhưng thời gian biểu cho việc học và nghỉ ngơi là rất rõ ràng. Cứ thế, mỗi ngày sau giờ học ở trường, buổi tối cứ 8h em ngồi vào bàn học và 12h đêm mới lên giường đi ngủ.
Hoàng cho biết, em dành 4 tiếng để học ở nhà mỗi ngày và mỗi tuần vẫn có 3 buổi đi học thêm để bổ trợ thêm kiến thức.
“Với hình thức thi trắc nghiệm, không cách nào hiệu quả hơn cần cho bản thân mình được thử sức, cọ xát thử với các đề để rèn luyện tư duy và thao tác nhanh nhạy hơn”, Hoàng nói.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình mà mẹ làm nghề buôn bán, bố làm cơ khí, nên Hoàng luôn tự nhủ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng và mai sau có thể giúp đỡ cho bố mẹ.
Sau những giờ học căng thẳng, thú vui thư giãn của cậu bạn rất đặc biệt là xem hoạt hình. “Đơn giản chỉ là em thấy thích những nhân vật và bộ phim đó chứ tính cách thì cũng không trẻ con”, Hoàng cười.
Ở đợt xét tuyển tới, Hoàng được cộng thêm 0,5 điểm ưu tiên khu vực như những thí sinh của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và sẽ có tổng điểm cuối cùng là 29,55.
Với kết quả này, Hoàng cho biết dự định sẽ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và nguyện vọng 2 vào ngành Dược học của Trường ĐH Dược Hà Nội.
Tuy nhiên, với điểm thi này, Hoàng mong muốn và tự tin có thể trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin để nuôi ước mơ trở thành một kỹ sư trong lĩnh vực này. “Em thích học về ngành kỹ thuật và theo hướng nghiên cứu”.
Thanh Hùng
10 thí sinh có điểm thi khối A năm 2018 cao nhất cả nước
Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, em Vương Xuân Hoàng (tỉnh Bắc Ninh) là thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A cao nhất cả nước với 29,05 điểm (Toán 9,8; Vật Lý 9,5 và Hóa học 9,75).
">Chàng thủ khoa khối A năm 2018 chỉ học trường làng
Ảnh minh họa: Sohu.
Người thứ ba thường được nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm. Nói đến người thứ ba, người ta mặc định đó là những người phụ nữ "cướp chồng", "chen vào hạnh phúc gia đình người khác", "phá hoại hạnh phúc gia đình người khác"... đáng bị người đời lên án, cười chê.
Nhưng cũng có những người phụ nữ, họ không may rơi vào vị trí này, vì những lời mật ngọt và sự lừa dối tinh vi của đàn ông. Họ đáng thương hay đáng trách?
Cô gái bắt đầu kể câu chuyện của mình. Lần về quá khứ, cô gặp anh khi hai người cùng đi trên một chuyến xe khách, cô về quê còn anh đi thăm nhà một người bạn. Trên đường đi vì ngồi gần nên họ tíu tít chuyện trò. Cô hồn nhiên nhí nhảnh, anh hiền lành điềm đạm, rất thích nghe cô nói, thỉnh thoảng anh sẽ bình luận về cô thật hài hước rồi cả hai phá lên cười. Nói chuyện quá hợp gu nên chuyến đi đường xa bỗng trở nên quá ngắn, 3 tiếng trôi qua cả hai vẫn cảm thấy chưa đủ để tìm hiểu về nhau, họ trao đổi số điện thoại, anh nói anh sẽ gọi lại cho cô.
Thế mà anh gọi thật. Họ đã có mấy ngày đi chơi rất vui ở miền đất nơi cô là "chủ nhà", cô đưa anh đi dạo phố, đi ăn, đi uống cà phê. Hai người như đôi bạn đã quen biết từ lâu, đến khi anh lên xe rời đi lòng cô lưu luyến chẳng muốn rời, anh hẹn anh sẽ trở lại vào một ngày rất gần.
Cô thoáng chút mộng mơ song đã đưa mình về thực tại, tự dỗ dành bản thân đừng quá trông mong gì. Ấy thế mà, một tuần sau anh lại bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà cô. Lần này anh nhanh chóng bày tỏ tình cảm, nói anh nhớ cô quá, anh nghĩ rằng anh đã yêu cô mất rồi.
Chỉ có một ngày anh ở lại, nên hai người không muốn uổng phí thời gian ở bên nhau. Khi đó, họ đã trao nhau nụ hôn đầu. Rồi từ ấy trở đi, dù yêu xa nhưng anh cứ một hai tuần sẽ thu xếp đến thăm cô. Bố mẹ cô cũng biết về sự có mặt của anh, nhìn con gái vui vẻ hạnh phúc, họ không có gì phản đối.
Cô đã trao cho anh tất cả những yêu đương nồng nàn nhất, anh thì nói rằng đời này chỉ yêu đúng mình cô. Anh dành nhiều lời tán dương để nói về cô, anh bảo cô là người con gái hồn nhiên vui vẻ nhất anh từng biết, như ngọn gió mát lành khiến tâm hồn anh trở nên nhẹ nhõm và thư thái sau những bận rộn bon chen với đời.
Hai người cứ thế yêu nhau được một năm, tình cảm vẫn thế, xa cách thì nhớ nhung, đến gần thì vồ vập, cứ như sợ thời gian ở bên nhau sẽ vụt trôi mất. Nhưng cô luôn thắc mắc một điều, tại sao đến giờ này anh vẫn chưa đưa cô về ra mắt gia đình, cô không biết nhiều về người thân, bạn bè của anh, chưa từng gặp họ, chỉ hình dung qua những gì anh kể.
Cô hỏi anh bao giờ thì đưa cô về giới thiệu với gia đình, anh lần lữa. Rồi cô cảm nhận anh bắt đầu đổi khác. Anh thưa về thăm cô hơn, cô gọi điện có lúc anh bảo anh đang bận, có lúc rì rầm vài câu rồi kết thúc ngay, cô nhắn tin anh mãi mới trả lời. Cô nhớ anh, đau khổ vì thấy anh đang dần lạnh nhạt. Cô gặng hỏi, mãi rồi anh mới nói thật ra anh là người đã có gia đình.
Đất trời dưới chân cô sụp đổ ngay khi nghe điều đó. Anh đã kết hôn từ bao giờ? Tại sao đã vậy mà còn yêu cô, lừa dối tình cảm của cô trong suốt một năm trời? Cô đã quen với cảm giác có anh, yêu anh và được yêu, bây giờ cô vĩnh viễn phải rời xa anh vì anh là của một người phụ nữ khác hay sao? Có công bằng với cô không? Cô đã sai ở chỗ nào mà phải chịu thiệt thòi như vậy?
Cô khóc lóc muốn làm ầm ĩ lên. Ban đầu anh nói bố mẹ anh ép cưới nên anh đã cưới cô gái ấy được 2 tháng nay rồi. Anh xin lỗi cô, an ủi cô, nói cô hãy quên anh đi vì như thế tốt cho cô, con gái có thì, anh mong cô tìm người đàn ông khác có thể mang lại cho cô hạnh phúc.
Nhưng như đứa trẻ bị cướp trên tay món đồ chơi mà nó vô cùng yêu thích, cô không cam chịu, cô nói sẽ đến nhà anh, nói cho rõ cô mới là người đến trước, cô mới là người yêu của anh đã một năm nay và hai người đã có quan hệ vợ chồng rồi.
Cô làm căng quá nên cuối cùng anh thú nhận, thật ra anh lấy vợ đã 3 năm, có một đứa con gần một tuổi. Khi anh gặp cô là lúc vợ đang mang bầu. Anh đã rung động trước cô và không kiềm được lòng mình, trong chuyện này anh là người hoàn toàn có lỗi, vợ anh và cô không có lỗi, anh xin cô đừng đến mà tan nát gia đình, tội vợ con anh. Tội này hãy để anh gánh, anh sẽ gửi tiền bù đắp cho những tổn thương trong lòng cô.
Cô cười nhạt, tiền ư, "anh nghĩ bao nhiêu là đủ?".
Vết thương trong lòng cô, chẳng tiền nào bù đắp được. Cô đã yêu người đàn ông này quá sâu đậm nhưng giờ phát hiện anh ta chỉ coi cô là trò vui qua đường, bến đỗ tạm thời giải quyết sự thiếu thốn khi vợ anh ta mang bầu. Cô đau đớn lắm và chẳng biết phải làm gì bây giờ nữa.
Cô cũng thương người phụ nữ kia, bị lừa dối như cô mà vẫn nghĩ mình đang hạnh phúc, nhưng cô cũng ghét người phụ nữ ấy, nếu không có người phụ nữ ấy, cô đâu có đau khổ thế này. Cô hận người đàn ông đó mà lại không thể sống thiếu anh ta. Cô dở sống dở chết trong vị trí "kẻ thứ ba" khi không hề muốn bước vào nhưng lại bị người ta giăng bẫy. Giờ cô biết phải làm gì?
Theo Dân trí
">Đau đớn vì yêu nhau một năm người yêu mới thú nhận đã có vợ
Tôi cần 2 năm để yêu, 3 năm để cưới nhưng tôi cần cả đời để khẳng định sự chung thủy của một người. Ảnh minh họa: Nguồn pxfuel Tôi chưa biết đối với một số người đàn ông có tư tưởng như vậy, họ định nghĩa tình yêu là gì, một lòng với vợ con là sao? Tôi cũng chưa hiểu từ bao giờ một số anh chồng lại cho rằng dù mình chơi bời bên ngoài nhưng sẽ không bao giờ bỏ vợ mà không sợ bị vợ bỏ? Người “một lòng” lại có thể ăn nằm với người phụ nữ khác ngoài vợ mình?
Nhưng tôi vẫn động viên cô bạn phải bình tĩnh phán xét mọi việc, đừng quá buồn mà suy nghĩ tiêu cực. Một người coi thường hôn nhân, sẵn sàng chà đạp lên tình yêu và niềm tin của vợ liệu có đáng để cô ấy ngày đêm mất ăn mất ngủ.
Tôi cũng là một người phụ nữ từng trải khi có 9 năm hôn nhân bên chồng. Dù không ai nói trước được gì nhưng ít ra cho đến lúc này tôi vẫn tin vào những gì vợ chồng dành cho nhau. Chồng tôi tôn trọng vợ, thương vợ, tôi cũng nể phục và yêu thương anh ấy. Khi vui vẻ, chúng tôi vẫn dặn nhau rằng, dù có thế nào cũng không được phản bội, lừa dối lẫn nhau. Nếu vợ chồng bất hòa hay chán đối phương, cả hai cùng ngồi lại nói chuyện nghiêm túc. Chồng tôi đồng ý và tôi coi đó là niềm tin để duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Tuy cho đến hiện tại, tôi chưa phải nhận cú sốc tình cảm nào từ hôn nhân nhưng tôi tin chuyện đàn ông thích “của lạ” và càng tin đàn bà cũng thích.
Cái “bản năng” mà nhiều người đàn ông tự nhận, phụ nữ chúng tôi cũng có. Nhưng tại sao chúng tôi rất ít người làm vậy? Là vì chúng tôi là đàn bà, chúng tôi nhát gan hay tại chúng tôi sinh ra là để chung thủy, hết lòng phục vụ chồng con? Không, chúng tôi có thừa cái gan ấy, cũng thích trai đẹp, cao to lực lưỡng, cũng ham “của lạ” nhưng thứ chúng tôi coi trọng chính là tình nghĩa vợ chồng, là lời hứa ngày dắt tay nhau vào lễ đường.
Ranh giới giữa cái “thích” và cái “làm” rất mong manh, ai đủ bản lĩnh thì kịp dừng lại. Có người chồng thực sự chung thủy, yêu thương vợ con, chỉ muốn vợ là người đàn bà duy nhất. Cũng có người dù muốn nhưng… sợ. Họ sợ hậu quả sau khi mắc sai lầm, họ sợ vợ phát giác vì đằng sau thú vui đó còn là sự nghiệp, là gia đình.
Tình yêu không có chỗ cho sự giả dối. Và khi bạn nói dối vợ để ăn nằm với người ta dù chỉ là “thử” thì bạn chính là kẻ dối trá trong cuộc hôn nhân này. Điều bạn mất đi sau đó có thể nhiều gấp trăm lần thứ niềm vui nhất thời có được.
Cô bạn thân của tôi sau khi biết chuyện hoàn toàn suy sụp, muốn ly hôn. Cô ấy nói không thể chấp nhận sống bên người đàn ông không hết lòng vì mình và ám ảnh mỗi lúc nằm bên cạnh chồng. Người phụ nữ vì quá tin chồng nên khi gặp biến cố khó lòng chấp nhận. Tôi vẫn khuyên bạn nên cho chồng một cơ hội nếu anh ta biết sửa sai. Nhưng có lẽ thứ mà cô ấy mất không chỉ là tình yêu mà còn là niềm tin nhiều năm vun đắp.
Bởi vậy mới nói phụ nữ hãy chừa cho mình một đường lui để bất cứ chuyện gì xảy ra, ta vẫn có thể vững vàng bước tiếp. Khi đã bước chân vào hôn nhân thì đó không phải là tình yêu đơn thuần nữa, đó còn là trách nhiệm với con cái, với gia đình, người thân. Vì một người lăng nhăng, phản bội mà mất hết ý chí thì thật không đáng chút nào.
Nếu hôm nay ai đó hỏi tôi chồng bạn có chung thủy không, tôi không trả lời được. Tôi cần 2 năm để yêu, 3 năm để cưới nhưng tôi cần cả đời để khẳng định sự chung thủy của một người.
Cũng có thể ngày mai một trong hai chúng tôi sẽ mắc sai lầm và khiến hôn nhân tan vỡ. Nhưng tôi sẽ luôn dặn lòng mình hôm nay phải sống hết mình với 4 chữ tình nghĩa vợ chồng.
Ở đời ai cũng một lần mắc sai lầm nhưng cũng có những sai lầm phải trả giá bằng cả cuộc đời.
Độc giả Thanh Hải (Hải Phòng)
Đại gia vừa thử lòng, chân dài đã chạy 'mất dép'
Tôi vừa tắm xong thì Quyên đến. Mỗi lần tôi đến thành phố này, chỉ cần nhắn cho em địa chỉ là ngay lập tức, em sẽ lao đến như một cơn gió.">Không thể hiểu nổi: Đàn ông lang chạ vẫn nói 'một lòng' với vợ con
Nhận định, soi kèo Al
- Chiều ngày 21/8, buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?” trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở đã diễn ra tại thư viện Tạ Quang Bửu (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).
Mở đầu buổi thảo luận, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Viện phó Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán liệt kê khoảng 20 cuộc thi Toán học trong nước và quốc tế mà rất nhiều học sinh Việt Nam có tham gia. Các kỳ thi này tốt hay nhảm nhí, có mang tính thương mại, đánh bóng tên tuổi hay không, làm thế nào để phụ huynh phân biệt được…là những vấn đề cần được nhìn nhận thấu đáo.
Các khách mời trong buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?” thuộc khuôn khổ Ngày hội Toán học mở diễn ra tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Trả lời câu hỏi chủ đề của buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?”, TS Trần Nam Dũng – thành viên Titan Education và Spunik Education cho rằng, các kỳ thi nhìn vào mặt tích cực đang tạo không khí học tập cho học sinh. “Đây là một trong những cái gốc của sự học. Học phải có thi. Thi trước hết là để kiểm tra, đánh giá. Thi cũng tạo ra những hiệu ứng tâm lý tốt. Thi là để thi đua, nếu đạt được thì trẻ rất là phấn khởi để tiếp tục học tiếp”.
Tuy nhiên, TS Dũng cũng đưa ra một số khuyến nghị. Ông cho rằng thi là để khuyến học, mà khuyến học thì nên dành cho tất cả các lớp, tất cả các đối tượng, chứ không chỉ cho một vài đối tượng như hiện nay.
Ông Dũng cũng chia sẻ về cách thức tổ chức kỳ thi ở một số nước. “Các kỳ thi của họ không gắn liền với cơ quan Chính phủ, mà là các tổ chức có chuyên môn, các tổ chức phi Chính phủ. Họ không lấy tiền của Nhà nước để tổ chức các kỳ thi, mà thu lệ phí của học sinh. Kinh phí được xã hội hoá, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, học sinh tất cả các khối lớp đều được thi”.
Đồng tình với quan điểm của TS Trần Nam Dũng, PGS Nguyễn Vũ Lương khẳng định, “ngay như ở trường của tôi, nếu như trường chuyên mà bỏ các kỳ thi thì trường chuyên mất ý nghĩa”.
“Các kỳ thi một mặt là để đánh giá trình độ của học sinh, một mặt quan trọng hơn là chăm sóc cho từng học sinh. Nếu như chỉ có các kỳ thi quốc tế, quốc gia thôi thì không đủ để đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của học sinh”.
Theo ông, “phần lớn các kỳ thi là cần thiết và có ích, chỉ có điều người lớn phải tổ chức như thế nào cho hiệu quả”.
Ngoài ra, ông cũng đề xuất, các kỳ thi nên được chuyển giao cho các nhà khoa học nắm chuyên môn vững, trình độ công nghệ thông tin tốt để tối ưu hoá, đảm bảo chất lượng các kỳ thi. Nếu như chất lượng kỳ thi được đảm bảo, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức các kỳ thi mà học sinh nước ngoài có thể tham gia.
Nói tiếp ý kiến “kỳ thi dành cho tất cả mọi người” của TS Dũng, PGS Lê Anh Vinh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Khoa học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, phần lớn các kỳ thi là dành cho học sinh giỏi, khiến nó xa rời với đại đa số học sinh. Ông Vinh chia sẻ, ông rất tâm đắc với ý “ngày hội Toán học mở” của GS Ngô Bảo Châu trong bài phát biểu khai mạc, nghĩa là nó không quá xa vời, mà phải gần gũi để trẻ con thấy rằng có rất nhiều cách để yêu thích Toán. PGS Lê Anh Vinh cũng đưa ý kiến, không cần cứ phải là học sinh giỏi mới được tham gia các kỳ thi, để phong trào học tập được lan rộng, chứ không phải chỉ ở một nhóm nhất định.
GS Ngô Bảo Châu đưa ra thắc mắc, liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi của thế giới?
Phát biểu tại buổi toạ đàm, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ câu chuyện riêng của mình với các kỳ thi: “Hồi tôi còn bé, tôi rất thích đi thi, chưa bao giờ tôi sợ thi cả. Đỗ cũng thích mà trượt cũng thích. Có lẽ do một số yếu tố về mặt di truyền, người Việt Nam thích đi thi, thì tôi cũng không phải là trường hợp cá biệt”.
Tuy nhiên, ông đặt ra một câu hỏi tại buổi toạ đàm: “Chẳng hạn khi tôi ở Pháp, học sinh Pháp có thi Kangaroo. Khi sang Mỹ thì họ thi IMC. Ở Singapore có kỳ thi của Singapore, ở Trung Quốc có kỳ thi của Trung Quốc. Nhưng liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi đó?”
Thắc mắc mà GS Châu đưa ra khiến câu chuyện chuyển hướng sang vấn đề chất lượng các kỳ thi. Theo PGS Lê Anh Vinh, chất lượng của một kỳ thi được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: uy tín của ban tổ chức, chất lượng thí sinh và chất lượng đề thi.
Ở một góc nhìn khác, TS Trần Nam Dũng cho rằng một kỳ thi tốt cần đảm bảo 2 yếu tố: sự công bằng và tính chuyên môn. “Ở Việt Nam đã có những kỳ thi không công bằng” – ông khẳng định. Tình trạng này xảy ra khi người trong ban chọn đề cũng có những học sinh đi thi. Họ sẽ chọn những đề thi mà mình đưa ra, và thường là những đề lắt léo, chỉ có học sinh của mình làm được. Và khi đã có tư tưởng học sinh của mình, học sinh của người khác, khi đã nghĩ tới thành tích thì yếu tố công bằng sẽ không được đảm bảo. Ông cũng chia sẻ, ở nhiều nước, ban ra đề rất đông, khoảng 30-50 người, mỗi người góp một ít, đề thi rất đa dạng. Nhưng ở Việt Nam, có thể vì lý do bảo mật hay gì đó mà ban ra đề chỉ là một nhóm rất ít.
Trước băn khoăn của một số phụ huynh, rằng liệu các kỳ thi có đang gây sức ép, đang biến các em thành “gà công nghiệp” hay không, và liệu có thể không có các kỳ thi mà vẫn tốt hay không, các khách mời toạ đàm cũng đưa ra một số quan điểm.
TS Trần Nam Dũng cho biết, bản thân ông không ủng hộ việc luyện thi trong một thời gian dài, có chăng chỉ cần 2, 3 buổi trước kỳ thi để giải thích cho các em về cách thức, hình thức đề thi. Bản thân là một nhà giáo dục, ông cũng thường xuyên giải thích cho phụ huynh hiểu có những kỳ thi hoàn toàn giống nhau, không nhất thiết phải tham gia tất cả. “Mục đích của kỳ thi là để khuyến học, chứ không phải là huy chương. Tôi không khuyến khích luyện thi là một khoá học dài”.
PGS Lê Anh Vinh cho rằng các kỳ thi không nên chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi
Trong khi đó, PGS Lê Anh Vinh khẳng định, hiện nay các kỳ thi đều dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia, không ai bắt ép các em phải tham gia cả. “Chúng ta nói về thành tích, tưởng rằng chúng ta đang nói về nhà trường nhưng đôi khi sức ép lớn nhất lại là từ phụ huynh. Nếu như cảm thấy việc học tập đang là áp lực thì chúng ta đừng nên tạo áp lực cho trẻ con nữa. Nếu như thấy con mình phải thi 4, 5 kỳ thi mệt mỏi quá, thì chúng ta đừng ép con mình phải làm như vậy”.
“Chúng ta nên đặt nhẹ thành tích xuống thì sẽ thấy mọi việc rất nhẹ nhàng, đặc biệt là về học tập, thi cử. Tôi nghĩ là đầu tiên phải từ gia đình, sau đó sẽ tác động đến nhà trường, chứ không nên cả hai bên đổ cho nhau để cuối cùng trẻ con là người thiệt thòi nhất”.
Nguyễn Thảo
">Thắc mắc của GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận ‘thi toán, ích gì?’
Đa số các ý kiến khác nhìn nhận vấn đề dưới góc độ một người chồng nói ra như vậy có đáng mặt đàn ông không, có đủ tin cậy để phụ nữ chọn làm chồng hay không.
Các ý kiến này cho rằng, đã là vợ chồng, đến với nhau vì tình, sống với nhau, sớm tối bên nhau còn hình thành thêm cả nghĩa. Con cái là món quà hạnh phúc lớn lao cho mỗi tổ ấm gia đình, vậy mà đem lên bàn cân, coi việc sinh con với người mình yêu không nặng được bằng trăm triệu thì đúng là người vợ có lý do để cảm thấy chua chát với lựa chọn hôn nhân của mình.
Các ý kiến này cho rằng người đàn ông nào sớm đã nghĩ thà ký giấy ly hôn nếu vợ không đẻ được chứ không lo tiền chạy chữa, thì anh ta chẳng qua chỉ xem việc lấy vợ là lấy về một người để đẻ con thôi, không có tình nghĩa gì hết.
"Bạn nên cảm thấy may mắn vì cuộc đời còn lại của mình được sang trang mới tươi sáng, rực rỡ, hạnh phúc hơn", "Cảm ơn vì họ bộc lộ bản chất sớm, chứ hãm kiểu này có vài trăm triệu chữa hiếm muộn xong vẫn ly hôn", "Đàn ông mà vô sinh thì vợ chấp nhận ở cạnh cả đời hoặc nhận con nuôi. Đàn bà mà không đẻ được thì vài năm cả nhà chồng tống cổ ra ngoài đường"... là các ý kiến chê trách người chồng, nặng hơn là phê phán sự khác biệt bất công, bất bình đẳng trong cách nhìn, thái độ của người đời đối với đàn ông hiếm muộn và đàn bà hiếm muộn.
Chị Phan Hà, nhà ở Định Công (Hà Nội) nhân câu chuyện đang được bàn luận rôm rả trên mạng xã hội cũng chia sẻ:
"Vợ chồng mình hiếm muộn, đằng đẵng 6 năm trời kiên trì làm đủ cách để có con, thụ tinh ống nghiệm vài lần hỏng, tiêm thuốc không biết bao nhiêu lần, tốn kém không biết bao nhiêu tiền, mà quan trọng là mỗi một lần hy vọng rồi lại thất vọng nó ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều. Tình cảm vợ chồng cũng có lúc bị ảnh hưởng, lung lay đấy, vì hành trình kiếm con gian nan quá. May mắn là sau 6 năm cuối cùng mình cũng có được 2 bé sinh đôi, vợ chồng mừng không tả xiết.
Nói thật nếu không phải chữa hiếm muộn thì tiền ấy trong ngần ấy năm nếu gom góp vợ chồng mình cũng đủ mua một cái nhà rồi. Nhưng có con hạnh phúc lắm. Mình cũng yêu chồng hơn vì anh đã luôn ở bên mình, vợ chồng cùng vượt qua những ngày tháng đó để có được hai cục vàng bây giờ. Thái độ của chồng quan trọng lắm, thật buồn cho bạn gái có người chồng suy nghĩ như vậy, thà nói rằng không có tiền chữa thì vợ chồng sớm tối bên nhau yêu thương, bù đắp cho nhau nhiều hơn, đằng này lại bảo là ký đơn ly dị...".
Bạn Tô Lan, nhân viên marketing làm việc cho một công ty ở Hà Nội thì cho rằng, đối với bạn, việc có con hay không không quá quan trọng: "Kết hôn thì chỉ cần hai người yêu thương nhau là được. Nếu vì bệnh tật mà không thể mang lại hạnh phúc làm cha mẹ cho nhau thì vẫn có thể bù đắp cho nhau bằng những hạnh phúc khác. Điều kiện kinh tế không có mà vay vài trăm triệu để chạy chữa sinh con thì cũng là chuyện cần cân nhắc. Trong thời này, đừng nói "trời sinh voi sinh cỏ". Bố mẹ không có tiền, em bé ra đời sẽ khổ và thiệt thòi đầu tiên".
Theo Dân trí
">Thà ly hôn còn hơn vay tiền chữa hiếm muộn
Theo Bộ GD-ĐT, trong thời gian qua, mưa bão liên tục đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản, nhiều cơ sở giáo dục từ Nghệ An đến Phú Yên bị thiệt hại, học sinh phải nghỉ học, một số địa phương có học sinh và giáo viên bị tử vong, đặc biệt các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Bộ trưởng và các thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã thăm hỏi, hỗ trợ, tặng sách giáo khoa, bàn ghế, thiết bị dạy học cho ngành giáo dục các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, do thiệt hại rất lớn, sự hỗ trợ của Bộ và các tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho học sinh khi trở lại trường học sau mưa lũ.
Giáo viên đẩy bùn đất ra khỏi trường lớp ở Quảng Bình để ổn định công tác dạy học. Để chung tay hỗ trợ học sinh vùng lũ, Bộ GD-ĐT kêu gọi các cơ quan, đơn vị và cá nhân quyên góp, ủng hộ bằng tiền, bàn ghế, thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em,... đảm bảo thiết thực, đúng đối tượng để hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng mưa lũ.
Các trường đại học, cao đẳng rà soát, nghiên cứu xem xét miễn giảm học phí cho sinh viên đến từ các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ.
Cơ quan, đơn vị, cá nhân ủng hộ liên hệ đại diện Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) qua số điện thoại 0906.200.099.
Thông tin chuyển tiền ủng hộ: Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài khoản số 115000001767 ngân hàng VietinBank, chi nhánh Hà Nội.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT trao gần 10 tỷ hỗ trợ ngành giáo dục 4 tỉnh miền Trung
Sáng 3/11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT có sự tham gia của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã trao tặng sách giáo khoa, bàn ghế học sinh... cho ngành giáo dục 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng.
">Bộ Giáo dục kêu gọi các trường ĐH, CĐ miễn giảm học phí cho sinh viên quê vùng lũ