您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Tổng thống Zelensky: Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất
NEWS2025-03-31 10:30:10【Công nghệ】7人已围观
简介Tổng thống Zelensky: Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mấtThành ĐạtThứ hai, 02/12/202lịch bóng đá ngoai hang anhlịch bóng đá ngoai hang anh、、
Tổng thống Zelensky: Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất

(Dân trí) - Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận quân đội Ukraine không có khả năng đẩy lùi lực lượng Nga và giành lại toàn bộ vùng lãnh thổ mà Moscow đã kiểm soát.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Kyodo News(Nhật Bản) vào ngày 2/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ám chỉ rằng Kiev muốn chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt và giành lại các khu vực Crimea, Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia sau khi triển vọng gia nhập NATO trở nên rõ ràng. Đây là những khu vực tại Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập sau các cuộc trưng cầu dân ý.
Tuy nhiên, ông Zelensky thừa nhận lực lượng Ukraine không thể giành lại những vùng lãnh thổ đã mất. Theo ông, ngoại giao là lựa chọn duy nhất với Ukraine, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được khi Kiev đủ mạnh.
"Quân đội của chúng tôi không đủ sức mạnh để làm điều đó… Chúng tôi phải tìm các giải pháp ngoại giao", nhà lãnh đạo Ukraine nói.
Theo tổng thống Ukraine, ngoại giao sẽ có cơ hội "chỉ khi chúng tôi biết rằng chúng tôi đủ mạnh" và Nga không thể tiến hành các cuộc tấn công mới.
Ông Zelensky nói thêm rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã bước vào "giai đoạn khó khăn".
Ông Zelensky cho biết, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2025, hiểu rõ các chi tiết trong "kế hoạch chiến thắng" của ông, đồng thời nói thêm rằng sáng kiến này sẽ đưa Ukraine vào "vị thế mạnh" để đàm phán.
Kế hoạch chiến thắng được Tổng thống Zelensky công bố vào tháng 10, trong đó kêu gọi lời mời ngay lập tức gia nhập NATO, sự hỗ trợ quân sự không hạn chế của phương Tây và áp dụng các biện pháp răn đe thông thường tại Ukraine để kiềm chế Nga.
Moscow đã bác bỏ kế hoạch này vì cho rằng đây là "một tập hợp các khẩu hiệu không mạch lạc" và là công thức cho sự leo thang.
Theo ông Zelensky, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Trump đang "nghiên cứu kế hoạch và chúng tôi sẽ nghe từ họ... nhưng sẽ không có sự nhượng bộ nào từ phía Ukraine".
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Sky News, Tổng thống Zelensky bất ngờ tuyên bố, Ukraine có thể ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu các vùng lãnh thổ Ukraine hiện kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO, trong khi các vùng bị Nga kiểm soát sẽ khôi phục sau này thông qua con đường ngoại giao.
Đây là một trong những tín hiệu gần đây cho thấy sự điều chỉnh trong lập trường của Kiev về đàm phán với Moscow.
Trước đây chính quyền của ông Zelensky khẳng định không nhượng bộ về lãnh thổ, và quyết theo đuổi chiến thắng trên chiến trường. Tuy nhiên, hiện tại, Kiev phát tín hiệu ưu tiên các cam kết an ninh hơn để đảm bảo Nga không thể phát động một chiến dịch tấn công nào khác trong tương lai.
Theo giới quan sát, những bước lùi trên chiến trường của Kiev cũng như việc Tổng thống đắc cử Trump theo đuổi giải pháp nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine là hai trong số các lý do khiến Ukraine thay đổi lập trường.
Hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu ra các điều khoản cụ thể hơn nhằm chấm dứt xung đột bao gồm: Ukraine sẽ phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, rút hết quân đội khỏi toàn bộ lãnh thổ của các khu vực mà Nga tuyên bố chủ quyền.
Moscow hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine, trong khi đó, Kiev kiểm soát hàng trăm km2 lãnh thổ ở tỉnh biên giới Kursk của Nga.
Theo Tass很赞哦!(18488)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Suwon FMC Nữ vs Changnyeong Nữ, 17h00 ngày 27/3: Tìm lại niềm vui
- Bệnh viện Mắt Hồng Sơn nhận giải thưởng Thương hiệu uy tín hàng đầu châu Á 2023
- Tâm sự: Ông chủ trẻ bay cả cơ nghiệp vì nghiện gái massage
- Năm học tới ĐH Công nghiệp Hà Nội thu học phí tối đa 14 triệu đồng/sinh viên
- Nhận định, soi kèo Brighton vs Nottingham, 0h15 ngày 30/3: Cơ hội phục thù
- Đi bộ trong xóm, bé trai 8 tuổi bị rắn độc cắn
- Nữ sinh đẹp như sao Hàn, mê bóng đá thi Miss World Việt Nam 2022
- Google, Facebook, Netflix….nộp 1.200 tỷ đồng tiền thuế
- Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Kheybar Khorramabad, 22h45 ngày 28/3: Khó đòi nợ
- Gene Solutions tặng thêm 300 xét nghiệm triSureFirst miễn phí cho thai phụ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3: 'Chung kết' sớm
Điểm giữ trẻ tự phát nơi bé trai 8 tháng tuổi tử vong - Ảnh: T.T Theo thông tin ban đầu, bé N.H.T (8 tháng tuổi) được gia đình đưa đến gửi tại điểm giữ trẻ tự phát của bà T.T.T.H ở phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương cả ngày lẫn đêm với số tiền 2,5 triệu/tháng.
Đến ngày 29/3, khi gia đình đến thăm thì thấy cháu bé có vết bầm sau vùng đầu nên hỏi bà H. thì được bà này giải thích là bé vui đùa bị va trúng vật cứng, không ảnh hưởng gì.
Sau khi nghe giải thích, gia đình tưởng bình thường nên không đưa bé đi khám mà tiếp tục gửi con ở lại đây. Tuy nhiên, đến chiều ngày 30/3, gia đình bất ngờ nhận được thông báo bé T. đã tử vong tại Trung tâm y tế thị xã Bến Cát.
Bức xúc trước sự việc, gia đình đã trình báo cơ quan công an đề nghị vào cuộc điều tra, làm rõ.
Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng nhận định bé T. có dấu hiệu bị tác động ngoại lực dẫn đến bị tổn thương vùng đầu, nạn nhân cũng được xác định tử vong trước khi được đưa đến Trung tâm y tế thị xã Bến Cát.
Được biết, điểm giữ trẻ nói trên do bà H. tự tổ chức được ít tháng gần đây. Bà này nhận giữ trẻ tại nhà cho những gia đình bận đi làm không có thời gian chăm con. Trong quá trình nhận trẻ, con gái bà H. cũng phụ mẹ giữ trẻ tại nhà.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra.
">Bé trai 8 tháng tuổi tử vong bất thường tại điểm giữ trẻ tự phát ở Bình Dương
Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết đề án tuyển sinh vào ĐH Đà Nẵng năm 2020 dựa trên 4 phương thức xét tuyển bao gồm: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và đề án tuyển sinh của từng trường thành viên; Xét học bạ; Dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT; Dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực (do ĐH Đà Nẵng phối hợp với ĐHQG TP.HCM tổ chức).
Tuy nhiên, ước tính mỗi năm, thí sinh của Đà Nẵng và Quảng Nam chiếm khoảng 50% tổng số thí sinh nhập học.
Vì vậy, trường đã điều chỉnh lại phương án tuyển sinh.
Học sinh lớp 12 của Đà Nẵng Theo đó, ĐH Đà Nẵng sẽ xét trúng tuyển có điều kiện bằng phương thức xét học bạ đối với thí sinh không thể thi tốt nghiệp được trong đợt này. Nghĩa là, những thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ nhưng chưa tốt nghiệp THPT thì được công nhận trúng tuyển tạm thời, khi thí sinh có chứng nhận tốt nghiệp sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức.
ĐH Đà Nẵng sẽ dành chỉ tiêu thích hợp để tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT đối với thí sinh không thi được trong đợt 1.
Trong trường hợp cần thiết, trường sẽ xin ý kiến Bộ GD-ĐT tăng chỉ tiêu năm 2020 cho ĐH Đà Nẵng để đảm bảo đủ chỗ cho các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển được nhập học.
Bên cạnh đó, ĐH Đà Nẵng đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép được linh hoạt chuyển đổi các chỉ tiêu của phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển bằng học bạ. Đối với thí sinh từ các địa phương khác, trường vẫn xét tuyển bình thường như phương án đã công bố.
Nhiều trường xét điểm học bạ
Trong khi đó, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã ra thông báo điểm chuẩn trúng tuyển vào trường bằng phương thức xét tuyển học bạ.
Với thông báo này, đa số các các ngành có điểm trúng tuyển là 18 (tổng điểm 3 môn xét tuyển), riêng ngành Điều dưỡng Đa khoa là 19,5. Các điều kiện kèm theo là thí sinh có học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 điểm trở lên.
Các ngành Dược sĩ, Y Đa Khoa và Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt có tổng điểm 3 môn xét tuyển là 24, học lực lớp 12 xếp loại Giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8 điểm trở lên.
Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Duy Tân quyết định sẽ công nhận trúng tuyển tạm thời đối với những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT để các thí sinh có thể nhập học. Khi thí sinh có chứng nhận tốt nghiệp sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức.
Đại diện Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn (Đà Nẵng) cũng cho biết sẽ công nhận trúng tuyển tạm thời với các thí sinh thi đợt 2, khi có kết quả tốt nghiệp THPT sẽ công nhận chính thức.
Cũng theo đại diện trường, trong phương án trước đây chỉ tiêu xét học bạ chiếm 40%, còn lại xét theo kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng tới đây, trường sẽ chuyển hết thành chỉ tiêu xét tuyển học bạ. Như vậy, về cơ bản đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh ở 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Hải Hoàn, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế - Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, cũng cho biết nhà trường đã điều chỉnh phương án tuyển sinh để phù hợp với tình hình hiện tại.
Cụ thể, các thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vẫn được tuyển sinh theo các phương thức đã đưa ra. Còn thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 được ưu tiên xét tuyển học bạ.
Nghĩa là trường sẽ công nhận trúng tuyển trước cho những thí sinh đủ điều kiện, sau khi thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT sẽ được công nhận chính thức. Trường sẽ dành tỷ lệ 60% cho phương thức xét tuyển học bạ và 40% dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
“Với phương án này, các thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vẫn có quyền lợi, cơ hội tương đương với các thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 1” - ông Hoàn khẳng định.
Ngoài ra, những thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT nếu muốn rút hồ sơ, nhà trường sẵn sàng tạo điều kiện cho các em.
Diệu Thuỳ
Trường ĐH dành bao nhiêu chỉ tiêu cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ chia làm 2 đợt. Dó đó, các trường đại học xét tuyển từ kết quả kỳ thi này sẽ dành một phần chỉ tiêu cho thí sinh thi vào đợt 2.
">Đại học tăng chỉ tiêu phương thức xét học bạ với thí sinh Quảng Nam, Đà Nẵng
- Về Hoành Bồ (Quảng Ninh) một ngày sát thềm năm học mới, trong khi đang tất bật chuẩn bị cho việc di chuyển đồ đạc để sáp nhập 2 điểm trường lẻ, cô hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi vẫn dành cho chúng tôi nửa buổi chiều để chia sẻ về hành trình mà cô gọi vui là “xấu mặt đi xin tương” của mình.
Cô Trần Thị Thư - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thảo Trường Tiểu học Lê Lợi là một trong những ngôi trường tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh về việc làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong nhiều năm nay. Và cô Trần Thị Thư – hiệu trưởng nhà trường – được ví như người luôn “xông pha” để mang về cho học sinh những bộ bàn ghế mới, một phòng học vi tính hiện đại, một sân thể chất khang trang… như ngày hôm nay.
Về công tác tại Lê Lợi từ năm 2011, cô Thư đảm nhận vị trí hiệu phó nhà trường trong vòng một năm trước khi được giao vị trí hiệu trưởng. Tính đến nay, giá trị những cơ sở vật chất mà cô “xin” về cho trường lên tới 900 triệu đồng, trong đó sân thể chất trị giá 380 triệu đồng vừa mới được bàn giao vào lễ khai giảng năm học vừa rồi.
Sân thể chất trị giá 380 triệu đồng vừa được nhà trường vận động xã hội hoá từ 3 doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Thảo Tất cả những kinh phí ấy đều có được nhờ cô “muối mặt” đi xin các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương. Có những doanh nghiệp thân thiết năm nào cũng ủng hộ lên tới gần 100 triệu, đơn vị nào ít thì 10-20 triệu đồng. Số tiền ấy đều được quy ra những bộ bàn ghế, suất bảo hiểm, sửa sang khuôn viên, xây dựng nhà ăn, sân thể chất, thư viện…
“Hiện tại trường có 380 bộ bàn ghế chuẩn nhưng chỉ có 100 bộ là do Phòng Giáo dục cấp, còn lại là từ nguồn xã hội hoá” – cô Thư chia sẻ.
Nhớ lại những lần “đi xin”, chị kể, có lần gọi điện cho lãnh đạo doanh nghiệp không nhấc máy, lại phải nhờ mối quan hệ cá nhân để liên hệ với họ. Có những doanh nghiệp mà lãnh đạo là người nước ngoài, chị phải nhờ con gái dịch thư trình bày sang tiếng Anh để gửi đi. Cũng có những doanh nghiệp đề nghị muốn gặp thì phải đi cùng lãnh đạo địa phương, chị đều đáp ứng mọi yêu cầu. Bù lại cho những nỗ lực ấy, lần nào chị đi cũng đều mang về kết quả, không nhiều thì ít – chị Thư chia sẻ.
“Hình như mình cũng có duyên. Đến các doanh nghiệp, người ta bảo có nhiều người vào đây xin tiền nhưng người ta không cho, chỉ có chị là xin được”.
Hỏi chị bí quyết là gì, chị bảo, “có lẽ do mình làm thật”. “Họ cũng nói với mình là nhiều đơn vị xin bàn ghế mới nhưng đến thì chẳng thấy bàn ghế mới đâu, toàn đưa ra bàn ghế cũ. Đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, họ không thích sự thiếu trung thực. Nếu mất lòng tin một lần thì sẽ không bao giờ xin được những lần sau nữa”.
“Tôi nói có thể không phải ai cũng tin, nhưng làm ngần ấy năm trời, tôi chưa bao giờ lấy của tập thể một đồng. Đi xin được bao nhiêu đều chi hết cho trường”.
Chị kể, chồng chị hay nói vui là toàn đi “vác tù và hàng tổng” là vì thế.
Người lãnh đạo phải gợi mở, truyền cảm hứng
Cô Thư liên tục tiếp phụ huynh học sinh trong những ngày sát thềm năm học mới. Ảnh: Nguyễn Thảo Nói về chương trình giáo dục phổ thông mới, chị chia sẻ rằng chị quan tâm và hiếu kỳ về nó không chỉ với tư cách một người làm giáo dục, mà còn với tư cách một phụ huynh có con sẽ thụ hưởng nó.
“Trong một tập thể, có những giáo viên luôn thích khám phá cái mới, nhưng cũng có những người thì bằng lòng với hiện tại, ngại thay đổi. Chuyện đó không bao giờ tránh được. Nhưng để đạt được sự thành công trong chương trình mới, theo tôi, trách nhiệm, vai trò của người quản lý rất quan trọng. Người lãnh đạo phải là người gợi mở, dẫn dắt, động viên, khích lệ để giáo viên được truyền cảm hứng, truyền đam mê cho sự đổi mới này”.
Chị Thư tin rằng, nếu bản thân người quản lý luôn hừng hực sự đổi thay và đón nhận cái mới thì đội ngũ giáo viên cũng sẽ cảm nhận được tinh thần đó. “Còn nếu người quản lý lại truyền cho họ những chùn bước, tụt hậu thì tự nhiên người ta cũng sẽ theo mình”.
Cô hiệu trưởng trường làng tâm sự, giáo viên của chị hay nói đùa rằng chị là con người “xông pha ta đi lên”, luôn thích sự thay đổi và không bao giờ ngồi yên.
Tuy vậy, quay trở lại với thực tại, chị luôn trăn trở cho mình và cho giáo viên của mình bằng câu hỏi: “Làm thế nào để sống bằng nghề của mình?”
“Nghề làm giáo dục được xã hội tôn vinh là cao quý, nhưng các cụ đã nói ‘có thực mới vực được đạo’”.
Nhiều giáo viên của chị gia đình rất hoàn cảnh, đi dạy nhiều năm rồi mà lương vẫn thấp, phải trang trải nuôi cả gia đình. “Trường có 35 cán bộ, giáo viên thì đến 20 người không có gì ngoài đồng lương để nuôi gia đình. Tôi có 12 năm làm giáo viên nên rất thấu hiểu và chia sẻ điều đó”.
Chính vì thế, khi đã không thể chia sẻ về mặt vật chất, chị đặt ra mục tiêu cho mình: “Đã đến trường là các cô phải vui”.
“Để các cô cảm thấy là dù còn nghèo khó, vất vả nhưng đến trường là thấy vui, thấy ấm cúng. Thậm chí, đến giờ tan trường, nhiều giáo viên không muốn về. Để làm được điều đó, bản thân mình cũng phải đặt mục tiêu đã bước chân đến cổng trường là phải vui vẻ. Tôi không bao giờ cho phép mình mang khó khăn ở nhà đến trường để làm khó giáo viên. Đó là cái mà tôi cảm thấy mình đã làm được”.
Kỷ niệm với bó hoa dại ven đường
Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi chơi cầu lông trên sân thể chất mới của trường. Ảnh: Nguyễn Thảo Từ khi về Lê Lợi, chị được ghi nhận sự đóng góp ở vị trí quản lý nhưng khi hỏi về kỷ niệm, cô hiệu trưởng lại kể về một kỷ niệm mà cô không bao giờ quên được với tư cách giáo viên đứng lớp.
“Trong rất nhiều khó khăn thì nguồn động viên, an ủi của mình lại là học sinh. Hiện tại mình vẫn lên lớp dạy 2 tiết mỗi tuần. Mình còn nhớ mãi một kỷ niệm cách đây 5 năm với một nhóm học sinh khối 5”.
Hôm đó là ngày 20/11 nhưng trùng vào ngày nghỉ. Cô lên trường để lấy tệp tài liệu bỏ quên ở văn phòng. Lên đến nơi thì thấy 8 em học sinh của mình đang đợi. “Mình mở cửa là các em ùa ra, đẩy cô vào phòng. Các em chúc cô 20/11 vui vẻ và tặng cô mấy bông hoa dại mà dân gian hay gọi là ‘hoa cứt lợn’. Các em hái ở lề đường, gói vào vỏ gói bim bim cũng nhặt ở vệ đường. Nhưng trong đó là đủ 35 lời chúc của 35 học sinh. Nhưng câu văn còn chưa gãy gọn được viết trên những mẫu giấy xé vội còn nham nhở. Có em viết “sao cô lại đi làm hiệu trưởng, phí thế hả cô”, “cô có phải ông Bụt không mà lại biết tất cả những gì nhà em có”, “cảm ơn cô về bài văn mà cô chữa”, “con gọi cô là mẹ”…”
Đến bây giờ cô Thư vẫn nhớ và vẫn còn giữ những bông “hoa cứt lợn” đã được ép khô ấy.
“Đó là một kỷ niệm làm cho tôi nhớ lại những ngày vẫn còn là giáo viên đứng lớp ở Phú Thọ. Mình cảm thấy thành công khi được ở trong suy nghĩ và trí nhớ của học trò”.
Nguyễn Thảo
Bán trú vùng cao: Chuyện bữa cơm học sinh và chế độ giáo viên
Những vướng mắc nảy sinh trong công tác bán trú sau khi sáp nhập vẫn đang được đặt ra không chỉ với Quảng Ninh mà với ngành giáo dục nói chung.
">Cô hiệu trưởng ‘xông pha ta đi lên’
Nhận định, soi kèo Young Lions vs Albirex Niigata, 19h00 ngày 28/3: Trận đấu thủ tục
Bài đăng của Cục thuế Trùng Khánh có nội dung như sau: “Gần đây, Cục thuế Trùng Khánh đã phân tích và phát hiện Viên Băng Nghiên tồn tại nghi vấn trốn thuế. Sau khi được nhắc nhở, giám sát sửa đổi, hẹn gặp cảnh cáo, cô vẫn không sửa đổi triệt để.
Cùng với đó là doanh nghiệp của nữ diễn viên cũng vướng nghi vấn trốn thuế. Vì vậy, Cục thuế đã tiến hành mở cuộc điều tra thuế vụ của Viên Băng Nghiên và công ty.
Phát hiện sai phạm, Cục thuế đã yêu cầu nữ diễn viên trả các khoản thuế và nộp bổ sung những khoản phí trễ hạn cùng với tiền phạt sai phạm, tổng cộng khoảng 9,8 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp của Viên Băng Nghiên, Cục thuế tổng truy thu khoảng 4,4 tỷ đồng. Hiện tại, Viên Băng Nghiên và doanh nghiệp có liên quan đã nộp thuế và các phí khác theo yêu cầu”.
Năm 2022, nữ chính phim Lưu ly mỹ nhân sátbị phạt 3,3 tỷ đồng vì hành vi trốn thuế. Thời điểm đó, công ty quản lý của nữ diễn viên đăng tải bài viết: “Chúng tôi xin nhận lỗi vì không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế kịp thời. Khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã kiểm điểm sâu sắc, tích cực phối hợp làm việc với cơ quan chức năng để đóng phạt đầy đủ. Một lần nữa xin lỗi đã chiếm dụng tài nguyên công cộng”.
Viên Băng Nghiên sinh năm 1992, tốt nghiệp Học viện Hý kịch Thượng Hải. Cô được gia đình cho học múa chuyên nghiệp từ bé và đạt nhiều giải thưởng lớn. Nữ diễn viên được yêu thích trong showbiz Hoa ngữ những năm gần đây với các tác phẩm: Chúc Khanh Hảo, Lão Cửu Môn, Tương dạ, Thính tuyết lâu.
Lê Phương(Theo Sina)
Viên Băng Nghiên trốn thuế, nhà sản xuất nguy cơ tổn thất hơn 300 tỷ đồngSau khi tin tức trốn thuế bị phanh phui, nhà sản xuất phim có sự tham gia của Viên Băng Nghiên lo lắng phim không được lên sóng, tổn thất ước tính lên tới hơn 300 tỷ đồng.">
Viên Băng Nghiên tiếp tục trốn thuế, bị phạt 14 tỷ đồng
Các người đẹp diện trang phục bikini 2 mảnh, đem đến những phần trình diễn nóng bỏng với năng lượng dồi dào; hoà chung với màn biểu diễn sôi động của ca sĩ Văn Mai Hương. Hầu hết các thí sinh đều sải bước tự tin, khoe trọn hình thể săn chắc cùng kỹ năng trình diễn được rèn luyện trong thời gian qua tại cuộc thi.
Một vài thí sinh có phần thể hiện thu hút khi thêm các động tác xoay, đá chân, bước chậm. Khác với 2 đêm thi Người đẹp Thời trang, đêm chung khảo không còn xuất hiện nhiều sự cố như vấp ngã hay luống cuống trên sân khấu.
Nhiều gương mặt đã có kinh nghiệm tại các cuộc thi trước đó: Nam Em, Huỳnh Nguyễn Mai Phương, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Lê Trúc Linh, Võ Thị Thương, Nguyễn Ngọc Thanh Ngân... tiếp tục giữ vững phong độ; nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả tại sân khấu.
Bên cạnh đó, nhiều thí sinh lần đầu dự thi nhan sắc cũng gây được dấu ấn và có phần trình diễn tốt như: Nguyễn Thuỳ Linh, Bùi Khánh Linh, Lương Hồng Xuân Mai, Nguyễn Phương Nhi, Nguyễn Thị Phương Linh...
Dàn thí sinh Miss World Vietnam 2022 được đánh giá khá đồng đều về nhan sắc và hình thể. Sau phần thi áo tắm, các cô gái tiếp tục khoe nét đẹp kiêu sa trong trang phục dạ hội lộng lẫy. Dù là gương mặt đã có kinh nghiệm thi nhan sắc hay thí sinh mới, các người đẹp đều có phần thể hiện tự tin và nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ khán giả tại sân khấu.
Sau đó, ban giám khảo đã chọn ra Top 38 Miss World Vietnam 2022 vào chung kết toàn quốc và công bố những giải thưởng phụ: Người đẹp Thời trang: Lê Nguyễn Bảo Ngọc (SBD 228), Người đẹp Tài năng: Huỳnh Nguyễn Mai Phương (SBD 216), Người đẹp du lịch: Nguyễn Thị Phương Linh (SBD 104), Người đẹp Truyền thông – vòng Chung khảo: Nguyễn Thị Lệ Nam Em (SBD 088),Người đẹp được yêu thích nhất – vòng Chung khảo: Vũ Như Quỳnh (SBD 499), Người đẹp Đệ nhất danh trà: Lý Thị Thanh Thuý (SBD 189).
Vòng chung kết Miss World Vietnam 2022 sẽ diễn ra từ 16/7 đến 13/8/2022 tại Bình Định.
Đức Thắng
">Thí sinh Miss World Vietnam 2022 nóng bỏng với áo tắm
Xã Liên Vị (TX Quảng Yên) phối hợp với nhà mạng Viettel hỗ trợ người dân chuyển đổi sang sim 4G. Thị xã Quảng Yên là một trong 6 địa phương có số lượng người dân sử dụng sim, điện thoại 2G cao trong tỉnh. Theo số liệu thống kê thời điểm giữa năm 2023, TX Quảng Yên có gần 18.000 thuê bao 2G. Để thực hiện lộ trình ngắt mạng 2G, chuyển sang sử dụng mạng 4G theo mục tiêu của Chính phủ, từ tháng 8/2023, TX Quảng Yên đã chủ động phối hợp với các đơn vị viễn thông trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc ngắt mạng 2G và lộ trình ngắt mạng 2G của Chính phủ. Đồng thời, triển khai thí điểm ngắt mạng 2G và mạng Internet 3G (băng thông hẹp) trên địa bàn phường Yên Giang, xã Cẩm La trong thời gian thí điểm đã chuyển đổi 1.668 sim, điện thoại 2G sang sim, điện thoại 4G.
Với mục tiêu phấn đấu đến ngày 18/7/2024, 100% người dân được chuyển đổi sim, điện thoại 4G, TX Quảng Yên đang đồng loạt triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch 90 ngày đêm chuyển đổi sim, điện thoại 2G sang sim, điện thoại 4G, điện thoại thông minh.
Để đạt mục tiêu trên, thời gian qua thị xã đã chỉ đạo UBND các xã, phường, tổ công nghệ số cộng đồng xây dựng kế hoạch phối hợp với Viettel Quảng Ninh, Viễn thông Quảng Ninh tổ chức thông báo, gọi điện, nhắn tin liên lạc tới các thuê bao 2G mời tới các nhà văn hóa thôn, khu phố để chuyển đổi sang sim 4G.
Bên cạnh đó, thị xã cũng làm việc, thống nhất với các đơn vị viễn thông, siêu thị điện máy đưa chính sách trợ giá 25-45% khi mua điện thoại 4G, điện thoại thông minh cho người dân.
Nhân viên nhà mạng Viettel đến nhà dân hỗ trợ chuyển đổi sim 2G sang sim 4G. Ông Hoàng Văn Vẻn (xã Liên Vị, TX Quảng Yên) chia sẻ: Chuyển sang dùng điện thoại thông minh tôi thấy rất thuận tiện. Ngồi đâu cũng có thể tìm hiểu tình hình KT-XH, an ninh trong nước, trong tỉnh. Đặc biệt, tôi thấy rất tiện ích nhất là việc đóng tiền điện, tiền nước online mà không phải chờ đợi như trước đây.
Tính đến ngày 24/6/2024, trên địa bàn thị xã đã chuyển đổi được 8.326 sim, điện thoại 2G, trong đó đã hỗ trợ 850 điện thoại 4G (trợ giá 35%) cho người dân; còn 6.387 thuê bao 2G trên địa bàn thị xã đang tiếp tục thực hiện chuyển đổi.
Để hoàn thành mục tiêu, lộ trình ngắt mạng 2G của Chính phủ, góp phần đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện, trong thời gian tới Quảng Yên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh thông minh của thị xã, cổng thông tin điện tử, trang thông tin Zalo OA của thị xã và các xã, phường, để mọi người dân chủ động đến các điểm giao dịch chuyển đổi sim 2G, điện thoại 2G sang sim, điện thoại 4G, hoặc điện thoại thông minh.
Đồng thời phối hợp với các nhà mạng rà soát mạng 3G, 4G trên toàn thị xã, phát hiện vùng lõm sóng 4G để nâng cấp kịp thời; thực hiện ngắt mạng 3G trên toàn thị xã cùng với lộ trình ngắt mạng 2G; đề xuất với nhà mạng cho thí điểm hạ tầng mạng 5G tại khu vực trung tâm thị xã.
Ông Lê Minh Cường, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX Quảng Yên, cho biết: Thị xã tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, phường, tổ công nghệ số cộng đồng chủ động phối hợp chặt chẽ với các nhà mạng rà soát từng thuê bao điện thoại và đi đến từng gia đình để hỗ trợ người dân chuyển đổi sang sim, điện thoại 4G.
Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực để mua mới điện thoại 4G và miễn phí dịch vụ 4G cho người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn; kêu gọi nhà cung cấp mạng, điện thoại trợ giá cho người dân chuyển đổi sang điện thoại 4G.
Với các giải pháp đồng bộ, TX Quảng Yên phấn đấu là địa phương hoàn thành sớm lộ trình ngắt mạng 2G và 3G trên địa bàn, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh, góp phần đẩy nhanh chuyển đổi số, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn.
Theo Ngọc Trâm(Báo Quảng Ninh)
">Quảng Yên đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ di động 2G lên 4G