Hoạt động đào bitcoin ở Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với việc đóng cửa sau khi mức giá của đồng tiền mã hóa này cắm đầu đi xuống,ụtgiảmthêthảmcáccôngtyđàotiềnmãhóađuanhauphásảtin tức nóng nghĩa là nó không còn mang lại lợi nhuận nữa.
Đồng tiền mã hóa giá trị nhất thế giới này hiện đang giao dịch quanh mốc 3.700 USD, sau khi đã mất gần 2/5 giá trị của mình chỉ trong một tuần.
Đào bitcoin – quá trình tạo ra đơn vị tiền điện tử mới bằng cách giải các câu đố phức tạp – đòi hỏi một lượng năng lượng khổng lồ để cung cấp cho các máy tính thực hiện các phép tính đó.
Điều này có nghĩa là lợi nhuận từ hoạt động đào tiền mã hóa sẽ giảm xuống khi giá bitcoin sụt giảm, và nếu mức giá này giảm xuống quá sâu, hoạt động đào tiền mã hóa sẽ không còn khả thi về mặt kinh tế nữa.
Cho đến nay, công ty bị thiệt hại nặng nề nhất là Giga Watt tại Mỹ, khi đã buộc phải nộp đơn xin phá sản theo Điều 11 trong tuần này sau khi hãng không thể trả nổi khoản nợ 7 triệu USD.
Theo CoinDesk, đơn phá sản của công ty cho biết. "Công ty đang mất khả năng thanh toán và không thể trả nổi các khoản nợ của mình khi đến hạn. … Công ty và các chủ nợ sẽ được bảo đảm tốt nhất bằng cách tái tổ chức lại công ty theo Điều 11 của Luật Phá sản."
Phần lớn hoạt động đào bitcoin đang diễn ra ở Trung Quốc, nơi có giá điện ở mức thấp nhất thế giới. Cho dù có giá điện rẻ, hình ảnh và các đoạn video về việc hoạt động đào tiền mã hóa phải đóng cửa ở quốc gia này vẫn đang lan rộng trên các phương tiện truyền thông.
Theo SCMP, trong tuần này, Suanlitou, nền tảng đào tiền mã hóa tại Hong Kong ra thông báo cho biết, họ không thể chi trả nổi tiền điện trong thời gian 10 ngày của tháng 11.
Một nhóm những nhà đào tiền mã hóa khác của Trung Quốc cũng cho biết đã phải dừng hoạt động 20.000 máy đào tiền mã hóa do sự sụt giảm lợi nhuận.
Vẫn chưa rõ tương lai nào cho giá của đồng bitcoin, nhưng theo một số dự báo của các nhà phân tích, nó sẽ tiếp tục sụt giảm, trong khi những người khác kỳ vọng thị trường sẽ đảo chiều trước cuối năm nay.
Theo GenK