Nhà thông minh đang là xu hướng công nghệ tất yếu của thế giới trong kỷ nguyên Internet Of Things (IoT). Tuy nhiên, đây vẫn được coi là “công nghệ của nhà giàu” bởi chi phí không hề rẻ. Nắm bắt thực tế đó, nhóm sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic vừa thực hiện dự án nhà thông minh, biến nhà thường thành Smarthome với chi phí chỉ 3 triệu đồng.

Khi thế giới dần tiến vào kỷ nguyên Internet Of Things (IoT), việc sử dụng các thiết bị thông minh như smartphone, tablet để kết nối, điều khiển mọi vật dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Theo đó, nhà thông minh nhanh chóng trở thành xu hướng nhà ở mà tất cả mọi người muốn sở hữu.

Về cơ bản, hệ thống nhà thông minh cho phép điều khiển các thiết bị trong nhà như đèn chiếu sáng, rèm cửa, điều hòa nhiệt độ, ti vi, giàn âm thanh, bình nóng lạnh… một cách tự động và tập trung, nhằm tạo ra sự tiện nghi, thoải mái, tiết kiệm năng lượng và an ninh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình này còn xa lạ với nhiều gia đình bởi lo ngại chi phí lắp đặt, vận hành.

Với mong muốn đem công nghệ này đến gần hơn với người dùng cùng chi phí hợp lý, nhóm sinh viên SHS gồm 4 thành viên: Phạm Tiến Dũng, Vũ Ngọc Đắc, Trần Nguyên Cường, Lê Thành Trường Sơn, những sinh viên đang theo học chuyên ngành Lập trình máy tính - Thiết bị di động tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã thực hiện dự án Nhà thông minh dành cho những gia đình tầm trung hoặc thấp.

Chia sẻ về ứng dụng này, Phạm Tiến Dũng cho biết: “Sản phẩm được nhóm dự án thực hiện với mục đích đem nhà thông minh đến gần hơn với người dùng Việt Nam. Giúp người dùng thoải mái hơn khi ở nhà. Thay vì người dùng phải bật từng công tắc, tự mở rèm cửa, bật tivi và chuyển kênh thủ công, nhấn nút để mở của cuốn thì bây giờ, người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại Android kết nối Internet và nói để ra lệnh cho điện thoại điều khiển tất cả các thiết bị điện trong nhà”.

Theo đó, để biến nhà thường thành Smarthome, mỗi gia đình sẽ lắp đặt các bộ thiết bị router Wi-Fi thay thế các hộp điện có sẵn trong nhà.Trung bình mỗi hộp điện có từ 2-4 công tắc, mỗi phòng có từ 1-3 hộp điện thì sẽ thay thế bằng 1-3 bộ thiết bị. Các bộ thiết bị này và điện thoại kết nối cùng một mạng Wi-Fi. Qua một ứng dụng trên điện thoại, người dùng có thể dễ dàng kết nối trực tuyến đến các bộ thiết bị và đặt lệnh điều khiển. Ví dụ như “Tiếp khách” là bật sẵn đèn, quạt, tivi phòng khách. “Về nhà” là bật đèn cổng, phòng khách, máy nước nóng, điều hòa...

" />

Sinh viên FPT Polytechnic biến nhà bình thường thành smarthome chỉ với 3 triệu đồng

Nhà thông minh đang là xu hướng công nghệ tất yếu của thế giới trong kỷ nguyên Internet Of Things (IoT). Tuy nhiên,ênFPTPolytechnicbiếnnhàbìnhthườngthànhsmarthomechỉvớitriệuđồxe pcx đây vẫn được coi là “công nghệ của nhà giàu” bởi chi phí không hề rẻ. Nắm bắt thực tế đó, nhóm sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic vừa thực hiện dự án nhà thông minh, biến nhà thường thành Smarthome với chi phí chỉ 3 triệu đồng.

Khi thế giới dần tiến vào kỷ nguyên Internet Of Things (IoT), việc sử dụng các thiết bị thông minh như smartphone, tablet để kết nối, điều khiển mọi vật dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Theo đó, nhà thông minh nhanh chóng trở thành xu hướng nhà ở mà tất cả mọi người muốn sở hữu.

Về cơ bản, hệ thống nhà thông minh cho phép điều khiển các thiết bị trong nhà như đèn chiếu sáng, rèm cửa, điều hòa nhiệt độ, ti vi, giàn âm thanh, bình nóng lạnh… một cách tự động và tập trung, nhằm tạo ra sự tiện nghi, thoải mái, tiết kiệm năng lượng và an ninh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình này còn xa lạ với nhiều gia đình bởi lo ngại chi phí lắp đặt, vận hành.

Với mong muốn đem công nghệ này đến gần hơn với người dùng cùng chi phí hợp lý, nhóm sinh viên SHS gồm 4 thành viên: Phạm Tiến Dũng, Vũ Ngọc Đắc, Trần Nguyên Cường, Lê Thành Trường Sơn, những sinh viên đang theo học chuyên ngành Lập trình máy tính - Thiết bị di động tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đã thực hiện dự án Nhà thông minh dành cho những gia đình tầm trung hoặc thấp.

Chia sẻ về ứng dụng này, Phạm Tiến Dũng cho biết: “Sản phẩm được nhóm dự án thực hiện với mục đích đem nhà thông minh đến gần hơn với người dùng Việt Nam. Giúp người dùng thoải mái hơn khi ở nhà. Thay vì người dùng phải bật từng công tắc, tự mở rèm cửa, bật tivi và chuyển kênh thủ công, nhấn nút để mở của cuốn thì bây giờ, người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại Android kết nối Internet và nói để ra lệnh cho điện thoại điều khiển tất cả các thiết bị điện trong nhà”.

Theo đó, để biến nhà thường thành Smarthome, mỗi gia đình sẽ lắp đặt các bộ thiết bị router Wi-Fi thay thế các hộp điện có sẵn trong nhà.Trung bình mỗi hộp điện có từ 2-4 công tắc, mỗi phòng có từ 1-3 hộp điện thì sẽ thay thế bằng 1-3 bộ thiết bị. Các bộ thiết bị này và điện thoại kết nối cùng một mạng Wi-Fi. Qua một ứng dụng trên điện thoại, người dùng có thể dễ dàng kết nối trực tuyến đến các bộ thiết bị và đặt lệnh điều khiển. Ví dụ như “Tiếp khách” là bật sẵn đèn, quạt, tivi phòng khách. “Về nhà” là bật đèn cổng, phòng khách, máy nước nóng, điều hòa...