Các nghệ sĩ ra đường từ sáng sớm bán xôi gây quỹ ủng hộ miền Trung.
Diệp Bảo Ngọc cho biết, cô và các đồng nghiệp dậy từ sáng sớm cùng với các thành viênhuẩn bị mọi thứ để kêu gọi mọi người mua xôi ủng hộ. Nữ diễn viên cùng cô bạn thân Thúy Diễm ăn vận đơn giản phụ việc và livetream kêu gọi fans đến ủng hộ. Đồng thời các nghệ sĩ nhiệt tình đóng gói và giao tận tay cho người mua, dự án này vẫn được tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày tới.
Diệp Bảo Ngọc kêu gọi fans của mình mua xôi ủng hộ từ sáng sớm.
Vừa kết thúc những phân đoạn của cuối cùng của hai dự án phim ngắn, Diệp Bảo Ngọc hăng hái tham gia dù cô chưa có nhiều kinh nghiệm bán hàng ngay tại lề đường. Nữ diễn viên Sức nặng tình thâmhy vọng với những hành động của mình cùng các nghệ sĩ sẽ lan tỏa ý thông điệp vì miền Trung như tên gọi của dự án này.
Bên cạnh việc bán xôi, vợ chồng Lương Thế Thành – Thúy Diễm cùng Diệp Bảo Ngọc cũng thực hiện buổi livetream đấu giá các vật phẩm để gây quỹ cho đồng bào miền Trung. Cặp đôi vợ chồng này sẽ tiếp tục lên đường ra miền Trung ủng hộ những hoàn cảnh đang gặp khó khăn trong ít ngày tới.
Hiện tại, cặp đôi của làng giải trí Việt vẫn đang kêu gọi ủng hộ vào số tài khoản cá nhân của Thúy Diễm để có thêm nhiều kinh phí trao tặng cho bà con miền Trung đang gặp khó khăn sau cơn bão lũ.
Trước đó, vợ chồng Thúy Diễm và Lương Thế Thành kêu gọi được số tiền hơn 1 tỷ đồng và đã ra Huế và một số tỉnh miền Trung ủng hộ bà con bị lũ lụt.
Ngân An
Bộ ảnh dịu dàng Diệp Bảo Ngọc mừng sinh nhật
Sinh nhật đúng lúc dịch Covid-19 quay trở lại, Diệp Bảo Ngọc không tổ chức rình rang mà chỉ chụp bộ ảnh kỷ niệm gửi tặng khán giả yêu mến.
" alt="Diệp Bảo Ngọc, Thúy Diễm bán xôi ủng hộ miền Trung" />Diệp Bảo Ngọc, Thúy Diễm bán xôi ủng hộ miền Trung
Bổ sung đệm tai với nhiều kích cỡ khác nhau là một nâng cấp đáng chú ý trên Airpods Pro 2. Ảnh: Apple.
Thời lượng pin sử dụng trên sản phẩm này cũng được cải tiến đáng kể. Apple khẳng định hộp sạc cho tai nghe cũng được cải thiện khi cho phép sạc lên đến 30 giờ, trong khi đời cũ chỉ là 24 giờ.
Thêm vào đó, sẽ có rất nhiều nâng cấp đến khả năng bảo mật giúp người dùng dễ dàng tìm thấy chiếc tai nghe của mình thông qua ứng dụng Find My và loa ngoài tích hợp. Đồng thời, hộp sạc của AirPods Pro 2 còn được trang bị những vị trí để luồn thêm dây đeo an toàn.
Cuối cùng, công ty đang bổ sung thêm đệm tai với nhiều kích cỡ khác nhau để AirPods Pro 2 có thể vừa vặn với tai của người dùng hơn.
AirPods Pro 2 sẽ chính thức lên kệ từ ngày 23/9 tại thị trường Mỹ với mức giá 249 USD. Sản phẩm sẽ được phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam với giá 6,99 triệu đồng.
(Theo Zing)
iOS 16 cảnh báo khi dùng AirPods nhái
Tính năng mới trên iOS 16 sẽ cảnh báo người dùng nếu sử dụng các loại tai nghe AirPods nhái không rõ nguồn gốc xuất xứ.
" alt="Tính năng bị Apple 'quên' trên AirPods Pro 2" />
...[详细]
Việc xếp loại hạnh kiểm học sinh là căn cứ vào Điều 42, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số:12/2011/TT – BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), đặc biệt là theo Điều 3, Điều 4 Thông tư số 58/2011/TT – BGDĐ (Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh phổ thông).
Tuy nhiên, thực tế hành vi, vi phạm của học sinh về nội quy của trường diễn ra muôn màu muôn vẻ về hình thức, tính chất, động cơ, mức độ vi phạm.
Mỗi trường hợp đều khác nhau, không thể lấy học sinh A làm chuẩn để xét học sinh B…, và cũng không thể so sánh hạnh kiểm em này với em khác được.
Vì vậy, việc xét hạnh kiểm học sinh cuối năm khiến thầy cô rất đau đầu, không thể tránh khỏi bất đồng và mất thời gian.
Nhiều khi, thầy cô còn phải chịu tai tiếng với phụ huynh, học sinh.
Ngoài ra, còn nguyên nhân khiến việc xét hạnh kiểm gây mất hòa khí trong giáo viên là vấn đề tâm lý.
Điều này xuất phát từ việc giáo viên chủ nhiệm lớp luôn muốn bảo vệ học sinh của mình, muốn lớp có nhiều học sinh hạnh kiểm tốt, khá hơn lớp đồng nghiệp, nên tìm mọi lý lẽ để bảo vệ việc xếp hạnh kiểm của mình là chính xác - giống như luật sư bảo vệ thân chủ của mình trước tòa.
Còn việc xếp loại hạnh kiểm học sinh trung bình, yếu là việc cực chẳng đã, ngoài ý muốn đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, cũng bởi vì cái gọi là thủ tục hành chính trói buộc giáo viên.
Để có căn cứ xếp loại học sinh hạnh kiểm trung bình hay yếu thì cần phải có hồ sơ đầy đủ: Bản tường trình vi phạm, bản kiểm điểm, biên bản vi phạm do lớp lập, biên bản vi phạm do Đội lập, tang chứng, vật chứng…
Rồi phải mời phụ huynh học sinh vi phạm đến để thông báo. Nếu phụ huynh không đồng ý thì lập hội đồng kỉ luật để xem xét.
Hỏi thủ tục như vậy thử hỏi giáo viên nào có đủ quyết liệt theo đuổi cái gọi là “tranh tụng”?
Thôi thì “dĩ hòa vi quý” cho qua, bởi không khéo lại "rước họa vào người" như nhiều thầy cô tâm sự.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Một ví dụ là cuối năm học trước, một học sinh lớp 8 có “bản thành tích” thường xuyên vi phạm nội quy trường: Không đeo khăn quàng, bỏ áo ra ngoài, để tóc kiểu nhuộm màu râu bắp, trong lớp thì quậy phá không học bài, chép bài, vô lễ với thầy cô.
Ấy vậy mà khi hội đồng xét hạnh kiểm em xếp loại trung bình, tôi bất ngờ khi phụ huynh phản đối với lý do “cháu nhỏ dại, mong thầy bỏ qua, nếu để hạnh kiểm trung bình sau này cháu mặc cảm với bạn bè, hàng xóm, ảnh hưởng đến tương lai…”, đủ điều.
Phụ huynh em học sinh đó tìm đến nhà tôi cố thuyết phục (vì tôi là chủ nhiệm lớp).
Tôi trả lời việc xét hạnh kiểm học sinh là do hội đồng nhà trường căn cứ vào mức độ vi phạm, căn cứ vào điều lệ trường quyết định, không phải do cá nhân tôi.
Nhưng phụ huynh cũng không chịu, khi ra về có thái độ bực tức và lẩm bẩm “Thầy ác quá!”. Tôi tự cảm thấy xót xa cho mình.
Không bằng lòng, hôm sau phụ huynh còn đến trường gặp thầy hiệu trưởng để chất vấn vì sao, tại sao?
Sau khi nghe chuyện, thầy hiệu trưởng giải thích và khuyên em sang năm cố gắng rèn luyện, không vi phạm nội quy nữa thì nhà trường sẽ đánh giá tốt. Đây chỉ là hạnh kiểm của năm lớp 8 thôi, vẫn còn cơ hội cho em rèn luyện trong những năm học sau...
Nhưng tiếc rằng, sau học kỳ I năm lớp 9/3, em học sinh này đã nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm lớp của em nhiều lần đến nhà vận động đi học lại nhưng không có kết quả.
Qua đây, mong phụ huynh, học sinh thông cảm cho thầy cô khi xét hạnh kiểm con em mình.
Bởi vì, có thầy cô nào lại không thương học sinh khi đã chọn ngành sư phạm, phải không?
Nguyễn Văn Lực (Giáo viên trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
" alt="Đau đầu với việc xét hạnh kiểm học sinh cuối năm học" />
...[详细]
Người thân khóc trong giây phút tiễn biệt cố nghệ sĩ Ánh Hoa. Ảnh: Chí Hùng.
Lễ đưa tang diễn ra trong không khí buồn bã, cô quạnh. Những người có mặt không nén nổi xúc động. Họ thương xót cho số phận của nghệ sĩ Ánh Hoa. Chồng bà mất sớm. Bốn người con cũng lần lượt ra đi vì bạo bệnh. Những năm tháng cuối đời, diễn viên Đồng tiền xương máusống cô đơn trong căn nhà nhỏ.
Có mặt trong buổi lễ, diễn viên Kiều Trinh òa khóc trước linh cữu của cố nghệ sĩ. Nữ diễn viên cho biết những ngày qua, chị đi quay phim ở tỉnh nên không kịp có mặt trong lễ tang của nghệ sĩ Ánh Hoa. "Tối hôm qua, tôi gấp rút đi từ TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) xuống TP.HCM để kịp lễ đưa tang của cô", chị kể.
Diễn viên Kiều Trinh xúc động khi nhắc nhớ những kỷ niệm cùng cố nghệ sĩ.
Diễn viên Kiều Trinh nói bản thân may mắn khi được đóng chung với cố nghệ sĩ trong phim Mùa len trâucủa đạo diễn Nghiêm Minh. "Nghe tin má ra đi, tôi vô cùng bàng hoàng. Tôi luôn nhớ những ngày cùng má rong ruổi ở Châu Đốc tập chèo xuồng, ăn cơm canh chua, cá kho tộ khi đóng phim", cô bày tỏ.
Lễ di quan diễn ra vào lúc 6h15 sáng cùng ngày. Người cháu nội cầm di ảnh dẫn đầu đoàn đưa tang, theo sau là một số người thân. Các thành viên trong gia đình òa khóc trước giây phút cuối cùng tiễn biệt người nghệ sĩ gạo cội.
Sau đó, thi thể của cố nghệ sĩ được hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa (TP.HCM).
Lễ di quan diễn ra vào sáng ngày 3/11.
Nghệ sĩ Ánh Hoa sinh năm 1941 tại huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống cải lương. Năm 7 tuổi, bà bước lên sân khấu với vai giả trai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt của gánh hát Tỷ Phượng. Năm 15 tuổi, bà trở thành đào chính hội tụ cả thanh và sắc.
Năm 16 tuổi, nữ nghệ sĩ kết duyên với nghệ sĩ Minh Chí có biệt danh "Vua Xàng Xê". Từ đây bà bắt đầu nghiệp làm bầu gánh dìu dắt gánh hát Minh Chí phát triển, đi khắp mọi nơi biểu diễn, phục vụ khán giả.
Nữ diễn viên được khán giả yêu mến qua nhiều bộ phim như Mùa len trâu, Xóm nước đen, Giao thời, Người đẹp Tây Đô, Đồng tiền xương máu...
Ở tuổi xế chiều, nghệ sĩ Ánh Hoa sống trong căn nhà nhỏ dưới chân cầu Kênh Tẻ. Bà tìm niềm vui trong công việc, vẫn nỗ lực cống hiến trong nhiều tác phẩm.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nở, sau một lần té ngã trong phòng, nghệ sĩ Ánh Hoa được người nhà chở vào bệnh viện thăm khám. Khi khỏe lại, bà về nhà nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Đến trưa 1/11, bà lặng lẽ ra đi không có bất cứ người thân nào bên cạnh.
"Sự ra đi của chị Hoa là cú sốc đối với gia đình. Nhà có hai chị em gái, giờ chị mất đi, chỉ còn lại mình tôi. Tôi thương chị không thể diễn tả thành lời", bà Nở xúc động.
Theo Zing
Những ngày cuối đời nhiều buồn đau của diễn viên Ánh Hoa
Qua lời kể của bà Nở - em gái cố nghệ sĩ Ánh Hoa, chân dung "bà mẹ khắc khổ phim Việt" hiện lên đầy xúc động.
" alt="Gia đình, đồng nghiệp tiễn biệt nghệ sĩ Ánh Hoa" />
...[详细]