Cisco 'khai tử' dòng máy quay bỏ túi Flip
TIN BÀI KHÁC
YouTube ra mắt dịch vụ phát hình trực tiếp
HTC và Nokia 'chạy đua' tại London
Công nghệ nhận dạng hình ảnh chưa từng thấy
Cận cảnh 3 siêu phẩm X7,E6 và HTC Sensation
iPad 3 màn hình "khủng" gấp 4 lần iPad 2
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Augsburg vs RB Leipzig, 2h30 ngày 15/2: Khách kém cỏi
- Nữ ca sĩ có thể chi một nửa tiền thu nhập của mình cho những hàng thời trang cao cấp mà không cần nghĩ đến tương lai xa. Miu Lê: Người yêu của tôi phải lịch sự, sạch sẽ!" alt="Miu Lê tiết lộ tiêu một nửa thu nhập để chơi đồ hiệu" />
Hành động của cậu bé phút tạm biệt ông bà gây xúc động
Một cậu bé đã khóc và ném tiền tiêu vặt lại cho ông bà khi họ phải chia tay nhau khi kỳ nghỉ kết thúc khiến người xem xúc động.
" alt="Hành động của tài xế xe hơi giúp người giao hàng xe máy gây xúc động" />- Cải cách tuyển sinh và thay đổi đầu tư cho giáo dục là nội dung của cuộc họp ngày 4/10 giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận với lãnh đạo UBND TP.HCM cùng hiệu trưởng để lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.
" alt="Ra đề bài tuyển sinh cho các trường" />- Hoa hậu Ngọc Hân phấn khích khi được chụp ảnh cùng diễn viên Việt Anh, NSND Lan Hương và thừa nhận là fan ruột của bộ phim.Bảo Thanh gây tò mò về cái kết 'Sống chung với mẹ chồng'" alt="Tin tức Sao Việt ngày 23/6: Hoa hậu Ngọc Hân là fan Sống chung với mẹ chồng" />
-"Xuất thân là một nhà giáo, nhà khoa học, sau đó trở thành chính khách, nhưng dù ở cương vị nào thì trong sâu thẳm trong con người ông vẫn là cốt cách của một nhà giáo" - sau sự ra đi đột ngột của ông Vũ Đình Cự, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội trợ lý của ông, ông Võ Đăng Thiên đã gửi tới VietNamNet bài viết chia sẻ về cuộc đời của một con người trầm lặng ở chính trường nhưng là nhà vật lý chất rắn được thế giới biết tiếng. Dưới đây là bài viết của ông Thiên.
" alt="‘Đối với tôi, nhiều tiền chỉ phức tạp’" />GS Vũ Đình Cự. Ảnh: tư liệu Diễm My 9X lần đầu nhận lời làm đại sứ của sự kiện từ thiện Mottainai bên cạnh MC Bình Minh. Cả hai đều làm MC mà không nhận thù lao.Hoa hậu Giáng My U50 vẫn đẹp không tưởng" alt="Bình Minh, Diễm My 9X làm MC không nhận cát sê" />
- ·Nhận định, soi kèo Gulf Heroes vs Dubai United, 20h20 ngày 14/2: Khó cho chủ nhà
- ·Tập đoàn Công nghệ G
- ·Trường tư 'gõ cửa' Bộ Chính trị
- ·Hội nghị bàn tròn ITU: Động lực chuyển đổi số ở khu vực công
- ·Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Thái Lan, 16h15 ngày 14/2: Không thể cản bước
- ·Lại thêm Hải Dương 'nói không' với tại chức
- ·Cho nhân viên học tiếng Anh, nâng “chất” nguồn nhân lực
- ·Mốt 'khoe' đường cong nóng bỏng của nữ sinh
- ·Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 20h00 ngày 14/2: Cửa dưới thất thế
- ·Cô gái Hà Lan:Xây trường để chia hạnh phúc, cộng tương lai
Thành viên CLB đang xăm cho khách." alt="Lạ lùng CLB xăm mình thích 'đuổi khách'" />
Viettel phối hợp với Ericsson và Qualcomm thiết lập được tốc độ 5G lên tới 4,7Gb/s trong phòng Lab mới - cao nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Điều này có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển 5G ở Việt Nam?
4,7Gb/s chắc chắn là tốc độ cao nhất tại Việt Nam. Đó là một kết quả vô cùng ấn tượng, được phát triển từ tiền đề của các cuộc thử nghiệm 5G chúng tôi đã làm trước đây, khi đó tốc độ vẫn chỉ vào khoảng 1,5 đến 2Gb/s.
Khi đạt được tốc độ này, ở khía cạnh người dùng, chúng ta có thể tận hưởng nhiều trải nghiệm sống động như Cloud gaming, hay còn gọi là dịch vụ chơi game trên nền tảng đám mây hay xem các sự kiện thể thao ở sân vận động với toàn bộ trải nghiệm 360° như thật trong thế giới ảo.
Về khía cạnh doanh nghiệp, nhờ tốc độ này, chúng ta có thể áp dụng robot điều khiển bằng đám mây hoặc robot từ xa tại các nhà máy. Trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất 4.0 như hiện nay, các nhà máy có thể áp dụng robot điều khiển bằng đám mây với robot không dây để sản xuất.
Và điều này đỏi hỏi mạng kết nối có tốc độ cao và độ trễ thấp. Tương tự đối với các phương tiện tự hành, giao thông tự động, chăm sóc sức khoẻ từ xa hay nhiều trường hợp khác nữa. Điểm mấu chốt ở đây là là tốc độ càng cao, các ứng dụng càng trở nên tốt hơn.
Để đạt được tốc độ ở mức này, công ty của ông đã hỗ trợ Viettel ra sao trong quá trình thử nghiệm? Các giải pháp có gì đặc biệt và bài học thu được qua việc hợp tác này là gì?
Thực chất là không chỉ thử nghiệm, Ericsson cũng có 97 mạng 5G thương mại trên toàn cầu, và đã hoạt động được một thời gian. Theo đó, chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong sự hợp tác này. Điển hình như giải pháp công nghệ có tên là Ericsson Streetmacro.
Đây là một giải pháp 5G rất dễ cài đặt, có tốc độ vô cùng cao và độ trễ thấp. Chúng tôi có một danh mục các giải pháp 5G cho mỗi khu vực địa lý khác nhau. Ví dụ như ở vùng nông thôn, với phạm vi phủ sóng thường kém, chúng tôi có giải pháp 5G khác. Nhưng với các khu vực có mật độ dân cư cao, các thành phố lớn như Hà Nội thì giải pháp phù hợp là Ericsson Streetmacro. Đây cũng là giải pháp mà chúng tôi sử dụng cho đợt thử nghiệm với Viettel.
Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp kinh nghiệm toàn cầu với nguồn lực là các chuyên gia và kỹ sư trong nước. Hạ tầng mạng không thể đứng độc lập, bạn cần thiết bị, ứng dụng để có một giải pháp hoàn chỉnh. Vì vậy, Viettel, Ericsson và Qualcomm đã cùng hợp tác xây dựng và đóng góp vào Viettel Innovation Lab, trong đó Ericsson cung cấp giải pháp về 5G, sử dụng cơ sở hạ tầng mạng của Viettel và Qualcomm đóng góp ứng dụng, thiết bị.
Ông có nhận xét gì về tốc độ 5G này ở Việt Nam so với mạng 5G trong khu vực cũng như các quốc gia mà công ty ông kinh doanh?
Ericsson đã khai thác và có rất nhiều hợp đồng 5G trên thế giới, trong đó có 97 nhà mạng đã thực sự được triển khai thương mại như Telstra ở Úc, hay Verizon ở Mỹ, SK Telecom của Hàn Quốc… và rất nhiều thử nghiệm khác đang diễn ra.
Bởi vậy mà tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ sớm chính thức thương mại hóa 5G. Đây là điều mà tất cả chúng tôi đều mong đợi, nhất là khi đã đạt được tốc độ 5G cao kỷ lục như vậy.
Theo ông, để thúc đẩy 5G phát triển rộng rãi, mạnh mẽ hơn nữa, Việt Nam nói chung và các nhà mạng như Viettel cần thêm điều kiện, yếu tố gì?
Tôi nghĩ cách làm sẽ là mở rộng trên nền tảng 4G đã có bởi vì 4G vẫn là nền tảng cho 5G. Một số thiết bị 4G của Ericsson đã sẵn sàng cho 5G, chỉ cần nâng cấp phần mềm. Vì vậy, chúng tôi muốn đề xuất, tiếp tục mở rộng cho 4G để chuẩn bị thúc đẩy 5G.
Cái thứ hai đó là đảm bảo những thử nghiệm đem lại kết quả tích cực. Ericsson đã thực hiện những thử nghiệm với Viettel trên 5G từ rất sớm, vào năm 2019 và thử nghiệm thương mại vào cuối năm 2020. Lần này, chúng tôi thử nghiệm giải pháp sóng 5G mmWave trong khuôn khổ Viettel Innovation Lab. Điều này rất quan trọng, nhất là khi các bên cùng hợp tác để giúp xây dựng hệ sinh thái, bởi 5G không chỉ về công nghệ mà còn về quan hệ đối tác, sự hợp tác.
Công nghệ là yếu tố thúc đẩy, nhưng thực sự hợp tác cũng quan trọng không kém. Qua đây, chúng tôi muốn thúc đẩy xây dựng một sinh thái để đảm bảo khi cơ sở hạ tầng 5G được triển khai trong tương lai, nó sẽ không chỉ là triển khai về mặt công nghệ, mà sẽ là sự hợp tác qua đó các ứng dụng và thiết bị sẽ giúp mang lại lợi ích thực sự cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Việt Nam đang lập kế hoạch để đảm bảo triển khai cơ sở hạ tầng đúng cách. Việt Nam có nhiều lợi thế vì nhân lực sáng tạo, hiểu biết công nghệ, ham học hỏi. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt ở Việt Nam, đang phát triển mạnh mẽ, cùng với sự xuất hiện ngày càng đông của các startup. Việt Nam hiện là 1 trong ba quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á về khởi nghiệp, như vậy đây là một nền tảng tương đối vững chắc.
Điều này cũng giống như việc xây dựng đường xá, đường hầm, cầu, sân bay và cảng biển trước đây khi đất nước xây dựng cơ sở hạ tầng, để từ đó tạo tiền đề cho nhiều ngành công nghiệp, nhiều doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, thông qua đó nhiều mô hình doanh nghiệp mới xuất hiện. Ví dụ như 20, 30 năm trước, không ai có thể dự đoán được những cơ hội mà các công ty như Facebook, Airbnb, Twitter mang lại. Như vậy thì chúng ta cũng không thể dự đoán những gì công nghệ mới, tự động hoá sẽ đem đến trong tương lai.
Nếu nhìn vào triển vọng 5G ở Việt Nam qua những bước thử nghiệm tốc độ, lắp đặt hệ thống của đối tác Viettel, ông có dự báo gì?
Chúng tôi dự đoán vào năm 2026, khoảng 40% tổng số người dùng điện thoại di động sẽ sử dụng 5G. Tức là chỉ còn 5 năm nữa, người dùng sẽ sử dụng 5G thay thế cho 4G, 3G hay các thế hệ trước đó. Đây là một con số đáng chú ý.
Và tôi cũng kỳ vọng điều tương tự ở Việt Nam. Từ góc độ người tiêu dùng, tôi cho rằng sẽ có nhiều người muốn sử dụng công nghệ 5G tốc độ cao. Bởi vì người dân Việt Nam muốn có công nghệ tốt nhất, muốn trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng thiết bị thông minh, khi chơi game, khi phát video, khi lướt mạng xã hội…
Đối với góc độ doanh nghiệp, như tôi đã chia sẻ, mọi ngành nghề đều có nhu cầu về kết nối ngày càng tăng. Ví dụ như với nông nghiệp, nhu cầu về tự động hoá cũng tăng khi ngày càng nhiều trang trại ở quê, nhưng người dân lại có xu hướng dịch chuyển sang thành thị. Khi áp dụng công nghệ 5G, họ có thể điều khiển tại những cánh đồng khổng lồ trong các trang trại từ xa, mà không cần phải đến tận nơi làm việc.
Hay như với thương mại điện tử, mọi người đều thấy vai trò của lĩnh vực này trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều xu hướng mua sắm trên nền tảng số hơn. Tương tự với ngư nghiệp, lâm nghiệp, vận tải, năng lượng và nhiều ngành công nghiệp khác, cũng sẽ hưởng lợi từ 5G.
Một điểm nữa đó là khi mọi người có thể làm việc từ xa mọi lúc, mọi nơi thì học tập cũng tương tự. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người có thể tiếp cận với giáo dục ở bất cứ đâu. Như vậy, nó cũng sẽ thay đổi cơ hội của mỗi cá nhân, để không ai bị bỏ lại phía sau. Điều đó, theo tôi là lợi ích cho xã hội, không chỉ Việt Nam mà còn là toàn cầu.
Thu Quỳnh
" alt="Phát triển hạ tầng 5G giống như xây đường, cầu, sân bay và cảng biển trước đây" /> Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại giao ban Quản lý nhà nước của Bộ TT&TTQuý 3 năm 2021, Việt Nam chúng ta đã chứng kiến đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta mạnh hơn, lây lan nhanh hơn rất và rất nhiều so với chủng gốc. Thiệt hại là không nhỏ, nhưng Việt Nam đã đi qua và trưởng thành hơn lên rất nhiều.
Chúng ta không chỉ có khó khăn, thách thức mà còn có rất nhiều điểm sáng, cơ hội để phát triển. Đất nước, nhân dân đang rất cần niềm tin và sự mạnh mẽ để vươn lên. Và đây chính là lúc cần nhìn rõ những điểm sáng đó! Các báo đài phải thổi lên khát vọng phát triển cho đất nước mình.
Các tâm dịch đã dần được kiểm soát, nhất là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Số ca bệnh nặng, ca tử vong đều giảm sâu. Năng lực y tế tăng, tỷ lệ trang thiết bị phòng chống Covid đang trong sử dụng giảm.
Những kinh nghiệm ban đầu được rút ra từ đợt bùng phát dịch thứ 4 là rất quan trọng, giúp chúng ta có khả năng chống dịch tốt hơn, tự tin hơn để ngăn chặn bùng phát mới cũng như để xử lý tốt hơn nếu có bùng phát mới. Gần đây, các địa phương đã xử lý hiệu quả hơn mà không phải cách ly diện rộng.
Các tỉnh kiểm soát được dịch thì vẫn có tăng trưởng tốt, các dự án lớn vẫn được khởi công.
Vắc xin sẽ về nhiều hơn trong tháng 10 này, việc tiêm chủng đạt tỷ lệ cao trong tháng 10 và 11 sẽ thay đổi cục diện phòng chống dịch của chúng ta, thực sự chuyển từ thế phòng ngự sang tấn công, sang thích ứng an toàn. Tốc độ tiêm chủng, từ chỗ rất thấp, đã cao hơn trung bình thế giới. Tỷ lệ tiêm chủng đến cuối tháng sẽ tiếp cận trung bình thế giới và cao hơn một số nước trong khu vực. Đây là thành công của Chiến lược vắc xin.
Con đường phía trước đã rõ hơn. Từ nay đến cuối năm 2021, các tỉnh có dịch sẽ chuyển sang thích ứng an toàn. Từ năm 2022, chuyển trạng thái bình thường mới, chung sống an toàn, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Có kế hoạch khôi phục an toàn các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như dịch vụ, du lịch, hàng không.
Covid không chỉ là thách thức, khó khăn mà còn là cơ hội cho phát triển. Báo chí cần viết nhiều hơn về các cơ hội do Covid mang lại, nếu không tận dụng được cơ hội này để vươn lên thì mất mát sẽ chỉ là mất mát: Sự điều chỉnh của toàn cầu hoá; coi trọng thị trường trong nước; coi trọng hơn sự tự cường; y tế là trụ cột, nhất là y tế cơ sở, và cần đầu tư nhiều hơn; phát triển ngành công nghiệp dược, trang thiết bị y tế; đẩy nhanh chuyển đổi số; sự bộc lộ các điểm yếu của hệ thống quản trị và năng lực quản trị để từ đó khắc phục; ra những quyết định lớn; cân bằng hơn cuộc sống vật chất và tinh thần; thúc đẩy phát triển bền vững là phát triển xanh và số; sự linh hoạt, thích nghi nhanh của người Việt Nam là lợi thế trong lúc thay đổi này...
Trong phòng chống dịch, không chỉ ngành Y tế ra tuyến đầu mà còn các ngành khác nữa, trong đó có báo chí truyền thông và ứng dụng công nghệ số. Nguồn thu của báo chí giảm mạnh, anh em phóng viên gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta đã làm được rất nhiều việc, không quản ngày đêm, không kêu ca phàn nàn, không ngại đi vào tâm dịch, sẵn sàng góp công, góp của cho phòng chống dịch, Đảng và Nhà nước đã đánh giá ngành của chúng ta đóng góp vào thành công chung của đất nước.
Công thức phòng chống dịch được phát triển từ 5K thành 5K + Vắc xin + Công nghệ + Ý thức người dân, thì có đến hai thành tố liên quan đến ngành chúng ta là công nghệ và truyền thông để tạo ra ý thức người dân. Chưa bao giờ người dân và chính quyền các cấp thấy rõ hơn vai trò vô cùng quan trọng của báo chí truyền thông và của CNTT.
Nhưng cũng vì ra tuyến đầu mà các vấn đề của ngành chúng ta được bộc lộ rõ ràng hơn và cũng vì thế mà trở thành động lực để phát triển ngành.
Covid bùng phát trên diện rộng, lại là vấn đề chưa có tiền lệ, khó dự đoán, vô cùng khó khăn, động chạm đến hàng chục triệu người dân, trong khi kinh nghiệm về CNTT, về truyền thông của nhiều bộ ngành, nhiều địa phương lại chưa nhiều. Các vấn đề nảy sinh cũng là điều khó tránh.
Truyền thông có lúc, có nơi thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu sự chuẩn bị trước, thiếu thống nhất, các văn bản điều hành của chính quyền chưa chuyển thành ngôn ngữ truyền thông đại chúng, chưa cân bằng về thông tin chống dịch và phát triển kinh tế, mới chỉ dừng lại ở việc đưa tin về dịch mà chưa có nhiều bài về hướng dẫn người dân, về phân tích sâu, có giá trị, truyền cảm hứng, thiếu bài viết về kinh nghiệm hay của các địa phương, các nước trên thế giới có giá trị tham khảo, học tập, khích lệ.
Trong phản ánh thực tế vẫn còn bị chi phối bởi xu hướng bi kịch, bi luỵ, mà nhiều khi là do mạng xã hội dẫn dắt, chưa thấy hết được những góc nhìn nhân văn khác, chưa thấy hết được sức chống chịu, sự kiên cường đáng khâm phục của người Việt Nam, sự cố gắng của các cấp chính quyền, chưa chỉ ra các cơ hội để Việt Nam vươn lên.
Vẫn còn giật tít câu view, làm nóng vấn đề và qua đó gián tiếp gây khó khăn cho các địa phương, các lực lượng chống dịch. Một số tổng biên tập vẫn chưa chỉ đạo nội dung phòng chống dịch mà còn ủy quyền quá rộng rãi.
Các thế lực thù địch thì lợi dụng mạnh mẽ mạng xã hội để chống phá chúng ta, làm to lên các tồn tại, đưa tin giả, tin sai gây kích động làm khó thêm cho công tác phòng chống dịch bệnh vốn đã vô vàn khó khăn.
Nhiều vấn đề công nghệ thông tin cũng đã bộc lộ. Có những lỗi bảo mật khá sơ đẳng, người viết phần mềm quá chiều người sử dụng, Cục An toàn thông tin phát hiện lỗ hổng bảo mật nhưng đã không chỉ đạo đơn vị viết phần mềm xử lý đến cùng và đúng hạn, Bộ TT&TT được giao chỉ đạo phát triển phần mềm phòng chống dịch nhưng lãnh đạo Bộ đã chưa bao quát hết các vấn đề.
Phần mềm viết ra cho hàng chục triệu, hàng trăm triệu người dùng, nhưng những phiên bản đầu là chưa đơn giản, chưa tiện lợi cho người dân. Chúng ta đã nhận ra, viết một phần mềm đơn giản trong sử dụng, ít lỗi là không hề dễ. Làm một phần mềm đến xuất sắc chưa phải thói quen của chúng ta. Và đây chính là câu trả lời cho câu hỏi, tại sao người Việt Nam nghe nói là giỏi CNTT mà người dân vẫn dùng nhiều phần mềm nước ngoài.
Chúng ta luôn nói là dữ liệu phải liên thông, phải chia sẻ. Nghị định có chưa thì có rồi. Trục kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu có chưa thì có rồi. Các bộ ngành, địa phương kết nối vào trục chưa thì kết nối rồi. Mọi cái đều “rồi” mà sao thực tế vẫn “chưa”? Ai chịu trách nhiệm? Phải là Bộ TT&TT thôi. Bộ TT&TT không chỉ là ra văn bản mà còn là làm cho văn bản đi vào cuộc sống. Mục đích cuối cùng không phải là văn bản mà là vấn đề của cuộc sống được giải quyết, người dân được hưởng lợi. Các vấn đề nảy sinh là phải nhìn thấy sớm, thuộc thẩm quyền thì phải xử lý, phải thúc đẩy, cần phối hợp các bên thì phải chủ động đứng ra chủ trì phối hợp, vượt thẩm quyền thì phải nhanh chóng báo cáo cấp trên.
Có nhiều phần mềm cho một việc. Nếu là việc của thị trường thì để thị trường quyết, và đây là việc bình thường, giống như là một sản phẩm nhiều người bán. Nếu là việc của Chính phủ thì phải do Chính phủ quyết định, có lãnh đạo, chỉ đạo, nếu nhiều hơn một thì phải liên thông để người dân dùng cái nào cũng vậy. Việc này cũng là việc của Bộ TT&TT.
Rồi đến việc phần mềm đã xong, đã tốt, nhưng một số cơ sở tiêm, một số cán bộ nhập liệu sai. Kết quả cuối cùng bao giờ cũng phụ thuộc vào người dùng. Chiều 16/10/2021, các Bộ Y tế, Công an và TT&TT họp với các địa phương đến tuyến xã để quán triệt việc triệt để dùng phần mềm quản lý tiêm chủng, đảm bảo dữ liệu chính xác, kịp thời, không để bị bỏ sót.
Các vấn đề của ngành, của truyền thông và CNTT thời gian vừa qua thì đa phần là trách nhiệm của Bộ quản lý ngành. Cá nhân tôi phải nhận trách nhiệm, nhận trách nhiệm về các tồn tại và cũng nhận trách nhiệm xử lý các tồn tại này. Hôm nay, tôi kể ra đây nhiều vấn đề, nhưng đa số đã được khắc phục. Những vấn đề cuối cùng thì sáng 14/10/201, Thủ tướng Chính phủ cũng đã họp với lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, TT&TT và Công an để thống nhất giải quyết và đã chỉ đạo cơ bản phải xử lý xong các vấn đề trước 20/10/2021. Tất cả là vì sự tiện lợi và an toàn của người dân!
Chúng ta thường sợ mình có vấn đề, sợ bị lộ vấn đề. Nhưng ít người hiểu rằng lộ vấn đề lại là cơ hội để hoàn thiện. Chúng ta viết, chúng ta làm nhưng chỉ người đọc, người dùng mới là người đánh giá chính xác nhất. Vậy hãy lắng nghe họ để từ đó trưởng thành. Và quá trình này là liên tục. Ngày 18/10/2021, Bộ TT&TT chính thức công bố chương trình thường niên vinh danh những người có phát hiện lỗi bảo mật cho các nền tảng số quốc gia.
Vấp ngã, tai nạn là một phần tất yếu của phát triển, của tiến hoá. Vấn đề là qua đó chúng ta học được gì để phát triển và không để lặp lại. Tất cả chúng ta trong ngành TT&TT hãy thực sự cầu thị, không sợ bị phê bình, hãy luôn cẩn thận nhưng cũng không sợ bị tai nạn. Ai đó phê bình chúng ta 10 mà có một cái đúng thì cũng phải trân trọng cảm ơn người đó. Chỉ với tinh thần này thì ngành ta mới phát triển. Mà ngành ta phát triển thì đất nước mới phát triển.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021.
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại giao ban Quản lý nhà nước quý III/2021" />Bộ phim kể về những phận người đau khổ, cô đơn trên những cánh đồng hoang hoải, xác xơ, mùa này qua mùa khác. Cha con ông Út Vũ làm nghề chăn vịt trên những cánh đồng, nơi họ đi qua, luôn neo đậu lại những phận người khốn khổ... Cánh đồng bất tậngây chú ý bởi sự xuất hiện của dàn diễn viên là những tên tuổi đã thành danh như Đỗ Hải Yến, Dustin Nguyễn, Tăng Thanh Hà kết hợp với các gương mặt trẻ, mới toanh là Ninh Dương Lan Ngọc và Võ Thanh Hòa.
Dustin Nguyễn vai Út Võ
Trong Cánh đồng bất tậnDustin Nguyễn vào vai ông Út võ, một người đàn ông Nam bộ với cõi lòng quá nhiều nỗi hận, dằn vặt, u ám, cay nghiệt và... đào hoa.
Dustin từng chia sẻ, khi quay "Cánh đồng bất tận", anh cảm nhận rất rõ không gian này, nó mang đến một nỗi buồn man mác, nỗi buồn mà anh chưa từng trải qua. Miền đất này anh chưa từng tới. Nhưng nó lại là thứ khiến anh nhìn được rõ nhất tâm can mình. 3 người phụ nữ xuất hiện trong cuộc đời Út Võ là vợ cũ, con gái và cô gái điếm tên Sương đều mang một số phận khá bi kịch. Trong phim này, Dustin Nguyễn còn gây chú ý bởi cảnh nóng cùng Đỗ Hải Yến. Dustin Nguyễn tên thật Nguyễn Xuân Trí (sinh năm 1962) là một nam diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Việt. Anh còn được biết với vai trò biên kịch phim, sản xuất phim và đạo diễn phim.
Dustin cùng hai anh em Charlie Nguyễn - Johnny Trí Nguyễn với danh hài Vân Sơn đều là cháu của Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín. Mẹ của Dustin Nguyễn là nữ tài tử và diễn viên múa Mỹ Lệ, cha anh là danh hài Xuân Phát nổi tiếng trên sân khấu Sài Gòn trước năm 1975. Tháng 4 năm 1975, gia đình anh rời Việt Nam sang Mỹ sinh sống.
Sau khi Dustin tốt nghiệp trung học, anh chuyển đến Nam California và theo học tại Đại học Orange Coast. Thông qua một người bạn, anh có cơ hội bén duyên với điện ảnh Hoa Kỳ khi được mời nhận một vai trong loạt phim truyền hình Magnum P.I. vào năm 1985.
Hơn 25 năm gắn bó với điện ảnh Mỹ, là một trong những diễn viên gốc Việt hiếm hoi còn đứng vững trên thị trường điện ảnh quốc tế, đến nay anh đã có trên 30 vai diễn lớn nhỏ. Vai diễn mà Dustin tâm đắc nhất là vai Jonny trong phimLittle Fish; vai này đã đánh dấu tên tuổi của anh với điện ảnh thế giới bên cạnh nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar Cate Blanchett.
Vai Sỹ phản diện trong Dòng máu anh hùng (2007) đã đánh dấu lần trở về Việt Nam đầu tiên của anh sau 32 năm xa quê hương.
Sau đó, Dòng máu anh hùng, Dustin Nguyễn tham gia hàng loạt vai diễn lớn trong các phim điện ảnh Việt thời kỳ trở lại hưng thịnh, như: Sài Gòn nhật thực, Huyền thoại bất tử, Để Mai tính, Cánh đồng bất tận, Giữa hai thế giới, Lửa Phật, Trúng Số, Dịu Dàng, Linh Duyên, 798 Mười...Trong đó với dự án phim Lửa PhậtDustin còn đảm nhận vai trò biên kịch và đạo diễn.
Các vai diễn của Dustin Nguyễn hầu như đều có sự khác biệt về hình ảnh Từ khi về nước, sự nghiệp của Dustin phát triển khá tốt, anh đảm nhận vai nhiều vai diễn với sự đa dạng về tính cách chứ không gò bó trong bất kỳ khuôn khổ nào.
Trước khi về Việt Nam, Dustin Nguyễn và Angela Rockwood yêu nhau từ năm 1998, họ lên kế hoạch cưới nhau vào năm 2001, nhưng không may tai nạn xe hơi làm Angela bị liệt hai chân trước khi cưới và cô phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại (người đi cùng cô khi tai nạn là diễn viên Thùy Trang - đóng vai siêu nhân vàng trong Mighty Morphin Power Rangers - đã tử vong ngay sau đó).
Mặc dù Angela Rockwood phải ngồi xe lăn nhưng Dustin vẫn cưới cô, hết lòng tận tụy chăm sóc cô, hành động này đã làm biết bao nhiêu người cảm động lẫn nể phục. Đến năm 2011, tức là sau 10 năm gắn bó với nhau, hai vợ chồng Dustin ly hôn do không có con.
Chia tay Angela, Dustin tái hôn với người mẫu Bebe Phạm và có 2 cô con gái vô cùng đáng yêu. Vợ sau của Dustin là “tay hòm chìa khóa” của gia đình, trong vai trò nhà sản xuất hỗ trợ và phát triển công việc diễn viên lẫn đạo diễn của chồng.
Ninh Dương Lan Ngọc vai Nương, con gái Út Võ
Ninh Dương Lan Ngọc (sinh năm 1990) tại TPHCM. Vai Nương – con gái Út Võ trong Cánh đồng bất tậnđã đưa tên tuổi của Lan Ngọc đến với khán giả và là cái đà để Lan Ngọc phát triển sự nghiệp diễn xuất.
Với vai diễn Nương, Lan Ngọc trong được coi là phát hiện mới của điện ảnh Việt Nam. Lan Ngọc nhận được nhiều lời khen cho vai diễn lần này. Cô có ngoại hình đẹp và phù hợp với vai diễn, khuôn mặt phúc hậu, ánh mắt biết nói, cùng nụ cười rạng rỡ. Ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng khán giả còn là phân cảnh bị làm nhục được Lan Ngọc diễn rất đạt. Không quằn quại khóc lóc, đôi mắt thất thần của Lan Ngọc đã lột tả được nội tâm giằng xé của nhân vật. Tất cả những xúc cảm thảng thốt, đau đớn, bất lực, tủi nhục được thể hiện rất rõ, khiến cho người ta xót thương thực sự. Dường như không ai có thể cầm được nước mắt trước bi kịch mà Nương phải gánh chịu. Thế nhưng đáng tiếc Lan Ngọc lại không được xuất hiện trên poster, không đi được tới dự LHP Pusan 2010 là thiệt thòi lớn cho Lan Ngọc chỉ vì cô không phải diễn viên ngôi sao. Tuy chỉ hoạt động nghệ thuật trong thời gian ngắn nhưng Ninh Dương Lan Ngọc khá có duyên với các giải thưởng. Vai Nương trong phim Cánh đồng bất tận,Lan Ngọc hạnh phúc khi chỉ là vai diễn đầu tay mà cô đã may mắn giành được tất cả các giải thưởng điện ảnh lớn trong nước như: "Mai Vàng" dành cho "Diễn viên được yêu thích nhất", "Bông Sen Vàng" cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất"...
Thế nhưng,thành công quá lớn mà bộ phim mang lại gây ra cho Lan Ngọc một áp lực vô hình. Lan Ngọc từng chia sẻ: “Thời điểm đó, tôi có thành tích vượt trội nhưng bề dày thành tích lại thiếu. Tôi loay hoay không biết mình phải đi như thế nào là đúng. Bởi tôi làm bất cứ công việc gì cũng bị cho là sai, không đúng với đẳng cấp thời điểm đó. Tôi bắt đầu sợ người ta phán xét, đánh giá. Tôi sợ miệng lưỡi người đời. Và hai năm đó thật là thời gian khủng hoảng".
Nhìn lại hành trình sự nghiệp của mình, Lan Ngọc thừa nhận đã có lúc cô quá tham lam thể hiện và xuất hiện trước khán giả nên nhận quá nhiều dự án và cuối cùng không hiệu quả. Như việc trong vòng 1 tháng, Lan Ngọc xuất hiện ở rạp có đến 4 phim là: Nắng, Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Găng tay đỏ, Phim trường mavà sự xuất hiện quá dày khiến Lan Ngọc vất vả trong việc xây dựng hình ảnh.
Cũng từ đây, cô rút ra cho mình kinh nghiệm biết kiềm chế trong sự lựa chọn bởi cô không muốn sự nghiệp và hình ảnh của mình để người khác điều khiển.
Gần đây nhất, Ninh Dương Lan Ngọc còn “lột xác” trong vai Như Ý của phim Cô Ba Sài Gòn. Những vai nữ chính mà Lan Ngọc từng thể hiện gây ấn tượng tốt còn có vai Thơm trong Trúng số, Cám trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Cô Ba Sài Gòn...
Vai phản diện trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể là cách làm mới bản thân của Ninh Dương Lan Ngọc Hiện tại, Ninh Dương Lan Ngọc vẫn được đánh giá là “ngọc nữ” sáng giá của điện ảnh Việt. Vai diễn được chờ đợi của Lan Ngọc là bộ phim She was pretty phiên bản Việt được làm lại từ bộ phim cùng tên vô cũng nổi tiếng của Hàn Quốc.
Trong cuộc sống tình cảm, Ninh Dương Lan Ngọc cũng trải qua 2 mối tình cùng nam diễn viên Minh Luân và diễn viên hài La Thành.
Lan Ngọc thời hạnh phúc bên Minh Luân Có mối tình đầu kéo dài 4 năm và mối tình sau mới đây 3 năm, Lan Ngọc tự tin bản thân là người chung thuỷ. Cả hai chàng trai ấy cũng đều muốn lấy cô làm vợ và có một gia đình hạnh phúc. “Thế nhưng, tôi không có ý định kết hôn nên chuyện tình cảm cuối cùng cũng không đi đến đâu” - cô tâm sự.
Đỗ Thị Hải Yến vai Sương
Đỗ Thị Hải Yến tốt nghiệp trường Múa Việt Nam sau bảy năm theo học trước khi bắt đầu sự nghiệp diễn xuất.
Trước khi đến với Cánh đồng bất tận, Đỗ Hải Yến đã là một nữ diễn viên thành danh với những vai diễn rất nặng ký. Năm 1999, khi đó Hải Yến mới 16 tuổi đạo diễn Trần Anh Hùng đã mời cô tham gia bộ phim Mùa hè chiều thẳng đứng. Năm 2000, Hải Yến xuất hiện trong bộ phim Vũ khúc con còcủa đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và Jonathan Foo. Năm 2001, Hải Yến trở thành nữ diễn viên hàng đầu tại Việt Nam khi cô vượt qua trên 2000 ứng cử viên khác cho đóng vai nữ chính (Phượng) trong bộ phim Người Mỹ trầm lặng(phim 2002) của đạo diễn Phillip Noyce. Cùng diễn với cô là nam hai diễn viên nổi tiếng Michael Caine và Brendan Fraser. Đây là lần đầu tiên một nữ diễn viên Việt Nam có một vai diễn chính nói tiếng Anh trong một bộ phim của Hollywood.
Năm 2005, Hải Yến là nữ diễn viên chính trong Chuyện của Paocủa đạo diễn Ngô Quang Hải. Đây là phim Việt Nam đầu tiên Hải Yến tham gia. Năm 2008, Hải Yến tham gia diễn xuất trong Chơi Vơicủa đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Năm 2010, Đỗ Hải Yến tham gia là Cánh đồng bất tậnvới vai Sương. Sương là một gái điếm “chuyên” hành nghề với những gã trai quê cục súc, nghèo khổ. Họ trả cho Sương có khi là một nải chuối xanh, có khi là đôi ba quả trứng. Cô gái điếm khốn khổ bị đánh ghen tơi tả, lao xuống ghe của cha con Út Vũ. Những tưởng, cuộc đời sẽ khác, nhưng Sương lại rơi vào một bi kịch khác, đau thương và bế tắc hơn nhiều... Vai Sương – một cô gái điếm trong Cánh đồng bất tận là vai diễn mà Hải Yến cho biết cô đã nổ lực đến 200%. Chia sẻ về vai diễn của mình, Đỗ Hải Yến đã nói: “Tôi luôn nghĩ mỗi người phụ nữ sẽ có những thăng hoa hay trải nghiệm theo cách riêng của họ khi đánh giá hay nhìn nhận về cuộc sống. Nhưng đúng là Sương của Cánh đồng bất tận thực sự là một số phận đau đớn và nghiệt ngã của một kiếp người. Trong khi quay phim, nhiều lúc tôi bị căng thẳng quá mức. Tôi đã bật khóc rất lâu sau nhiều cảnh quay. Tôi thật sự thấy quá thương tâm cho nhân vật của mình, một người phụ nữ với một mong ước bình dị như bao nhiêu người phụ nữ khác mà sao thấy mông lung, xa vời và vô tận.. Đó là hạnh phúc, là việc mình được yêu một ai đó và có một người chở che, thương yêu bên cạnh. Tôi nghĩ qua bộ phim, điều nhân văn nhất đó là con người nên học cách tha thứ và biết yêu cuộc đời”.
Hải Yến nhận được nhiều đề cử và giải thưởng tại Việt Nam cũng như quốc tế. Đề cử "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" của giải Golden Satellite của viện Báo chí quốc tế (IPA) năm 2002 cho vai diễn trong "Người Mỹ trầm lặng". Giải Cánh diều vàng của Hội điện Ảnh Việt Nam cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 2006. Giải Bông sen vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam năm 2007. Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế năm 2010.
Hải Yến không tham gia quá nhiều phim nhưng đều là những vai diễn rất thành công, giúp cô thành danh. Thế nhưng trong cuộc sống hôn nhân, nữ diễn viên xinh đẹp cũng gặp không ít trắc trở.
Sau bộ phim Chuyện của Pao Đỗ Hải Yến nên duyên cùng đạo diễn Ngô Quang Hải, cả hai từng là một cặp vợ chồng hạnh phúc được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được 8 năm thì cả hai nảy sinh mâu thuẫn và nhanh chóng kết thúc vào năm 2007. Chuyện tình chấm dứt nhưng có vẻ sau đó, mối quan hệ của Đỗ Hải Yến và Ngô Quang Hải ngày càng căng thẳng hơn khi có người tố vị đạo diễn này ngoại tình, đánh vợ. Ngô Quang Hải từng bức xúc chia sẻ việc Đỗ Hải Yến có mối quan hệ không tốt với mẹ chồng, mải mê phim ảnh mà không màng đến chuyện con cái. Cả hai thậm chí không nhìn mặt nhau dù vô tình gặp tại sự kiện.
Sau đó, Đỗ Hải Yến cũng tìm được bến đỗ mới là một doanh nhân Việt Kiều Mỹ. Tháng 10/2012, Đỗ Hải Yến kết hôn với doanh nhân Calvin Tài Lâm. Sau đám cưới, Đỗ Hải Yến sống một cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên người chồng đại gia. Calvin Tài Lâm cũng rất ủng hộ việc theo đuổi con đường nghệ thuật của Hải Yến. Đến năm 2015, Hải Yến đã sinh con đầu lòng cho chồng. Và cô quyết định tạm nghỉ công việc nghệ thuật để dành thời gian chăm con nhỏ.
Đến nay khi con trai đã hơn 1 tuổi, Đỗ Hải Yến mới xuất hiện trở lại showbiz Việt cùng với những dự định mới. Thế nhưng cho đến hiện tại Đỗ Hải Yến chưa có vai diễn nào mới. Võ Thanh Hòa vai Điền, con trai Út Võ
Võ Thanh Hòa vào vai Điền, con trai Út Võ trongCánh đồng bất tận - vai diễn điện ảnh đầu tiên nhưng mang đến cho anh giải thưởng Cánh Diều Vàng dành cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Xuất thân “con nhà nòi”, Võ Thanh Hòa đã đến với diễn xuất từ nhỏ, xuất hiện trong nhiều phim truyền hình nhưng Điền là vai diễn điện ảnh đầu tiên của anh. Cùng với Ninh Dương Lan Ngọc, Võ Thanh Hòa cũng được xem là gương mặt mới của phim điện ảnh. Năm lớp 11, Hòa đột ngột quyết định du học, theo khóa đào tạo điện ảnh tại trường nghệ thuật Lasalle ở Singapore. Nhờ vào tiếng Anh tốt, sau 4 năm, Hòa được cấp bằng đạo diễn với bài tốt nghiệp là chuỗi phim ngắn phóng sự về đời sống bên lề ở Singapore với sự nghèo khó của người dân nhập cư, sự nhộn nhịp của khu đèn đỏ, thế giới ăn chơi của những người thích tự do…
Gia đình Hòa có hãng phim Gia đình Việt nên khi về nước Hòa được thỏa sức làm việc, không vất vả tìm cơ hội như nhiều người mới ra trường khác nhưng theo Hòa thì “nếu không có đam mê, lăn xả, dám làm thì mọi bệ đỡ cũng không thể làm bàn đạp được”.
Đáng kể nhất, bộ phim ghi dấu Võ Thanh Hòa ở cương vị đạo diễn truyền hình chính làGia đình phép thuật dài 250 tập với khá nhiều kỹ xảo hấp dẫn. Nó thực sự là một món ăn đầy màu sắc và mới lạ cho khán giả.
Võ Thanh Hòa để lại dấu ấn với bộ phim điện ảnh Bệnh viện ma. Mới đây, Võ Thanh Hòa cũng gây chú ý với bộ phim làm lại từ Ông ngoại tuổi 30nổi tiếng của Hàn Quốc vừa ra mắt tại TPHCM và công chiếu từ cuối tháng 3 năm 2018.
Võ Thanh Hòa kết hôn vào tháng 1/2018, vợ của anh là Mai Bảo Ngọc, sinh năm 1991, là nhân tố mới của làng giải trí. Ngoài việc, từng tham gia diễn xuất trong phim điện ảnh Fan cuồng, đảm nhận vai chính trong các phim truyền hình như Tơ duyên, Lời nguyền, Chuyện của Ren, Ác thú vô hình… Mai Bảo Ngọc còn là một MC khá đắt show và được khán giả truyền hình yêu mến. Võ Thanh Hòa có cuộc sống gia đình hạnh phúc và sự nghiệp cũng phát triển rộng mở Tăng Thanh Hà vai vợ Út Võ
Tăng Thanh Hà vào vai vợ của Út Võ - là vai diễn khách mời của phim. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Tăng Thanh Hà khá mờ nhạt, quá đẹp và "trôi lướt" qua như một đoạn clip ca nhạc về cuộc sống sông nước miền Tây được lồng vào phim.
Nhân vật người mẹ không phải một nhân vật sâu sắc. Theo ông Võ khi chưa biết đi đâu về đâu. Chồng đi biền biệt, gạo hết và không biết phải làm gì, thế là dễ dàng ngã vào tay người đàn ông khác. Nhưng cho dù chỉ xuất hiện trong ít phát qua dòng hồi ức của Nương thì Tăng Thanh Hà vẫn chưa thể hiện được phần nào nội tâm của người mẹ khi phản bội chồng vì thèm khát một cuộc sống tốt hơn, tâm trạng khi bị con phát hiện ra việc làm tội lỗi của mình dẫn đến việc rũ bỏ lại tất cả.
Tăng Thanh Hà sinh năm 1986 tại Gò Công, Tiền Giang trong một gia đình gốc Hoa. Khi cô được 16 tuổi, cô được đạo diễn Lưu Trọng Ninh mời đóng vai Trang trong phim Dốc tình. Tuy vai diễn này được đánh giá là không nổi bật lắm nhưng từ đó, Thanh Hà đã được giới nghệ thuật chú ý. Sau phim Dốc tình, cô được mời đóng tiếp vai Mộng Cầm trong phim Hàn Mặc Tử.Vai diễn ấn tượng nhất của Tăng Thanh Hà có thể kể đến là vai Út Nhỏ trong phimHương phù sa.
Với những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình, cô được trao giải Nữ diễn viên được yêu thích nhất của HTV năm 2006. Sau đó Tăng Thanh Hà đột ngột sang Singapore du học Cao đẳng ngành Quản lý khách sạn khi cô đang trở nên nổi tiếng ở cả màn ảnh nhỏ lẫn sân khấu.
Đến năm 2007, Tăng Thanh Hà trở về Việt Nam và được chọn vào đóng vai Diễm Trúc trong phim truyền hình Bỗng dưng muốn khóc. Đến năm 2008 cô tiếp tục được mời vào đóng phim Đẹp từng centimet, tuy nhiên vai diễn không được đánh giá cao. Cuối năm 2009 đầu 2010, cô được đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình mời tham gia phim Cánh đồng bất tậnvới vai diễn khách mời của phim.
Sau Cánh đồng bất tận thì Tăng Thanh Hà gần như rút lui khỏi điện ảnh. Mãi đến năm 2013 cô tham gia bộ phim Mỹ Nhân Kế và cho đến nay Hà Tăng chưa nhận thêm bất kỳ dự án điện ảnh nào.
Trong cuộc sống tình cảm, Tăng Thành Hà từng quen thiếu gia Cường Đô la nhưng sau đó cả hai cũng chia tay khi Cường Đô la đến với Hồ Ngọc Hà và kết hôn. Năm 2012 Tăng Thanh Hà cũng kết hôn cùng doanh nhân người Philippines gốc Việt là Louis Nguyễn.
Sau khi lấy chồng, Tăng Thanh Hà hầu như gác bỏ mọi công việc điện ảnh để tập trung lo cho gia đình và công việc của gia đình chồng. Đến nay Tăng Thanh Hà đã có 2 người con, 1 trai, 1 gái nhưng cả hai chưa từng lộ diện trước truyền thông.
Băng Châu(Tổng hợp)
" alt="Sau 8 năm, dàn diễn viên phim "Cánh đồng bất tận" hiện giờ ra sao?" />
- ·Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Ipswich Town, 22h00 ngày 15/2: Khó có bất ngờ
- ·Đức Huy: Nhạc sĩ Đức Huy sắp lên chức bố lần 5 ở tuổi 70
- ·Cach chuyển Safari iOS 15 về giao diện cũ
- ·'Sẽ thi ĐH nhiều môn, đều có khoa học xã hội'
- ·Nhận định, soi kèo Fulham vs Nottingham, 22h00 ngày 15/2: Bổn cũ soạn lại
- ·Cướp tấn công nhà dân giật điện thoại
- ·MC Kỳ Duyên về Việt Nam vì Chế Linh
- ·Tin tức Sao Việt ngày 24/8: Đàm Vĩnh Hưng tự tay cắt tóc cho học trò
- ·Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs MU, 23h30 ngày 16/2
- ·Sau 1/10, người dân TP.HCM cần cài ứng dụng nào để đi đường?