Học từ thất bại
Những dự án thuyết trình đặc biệt
Được biết đến như một hoạt động nổi bật của chương trình Tú tài quốc tế (IB - International Baccalaureate),ọctừthấtbạiphone se 2024 “Dự án cộng đồng” (Community Project) là bài tập lớn mà mỗi học sinh The Dewey Schools đều phải trải qua thay cho bài kiểm tra cuối kỳ nặng lý thuyết.
Thông qua quá trình thiết kế và triển khai các dự án có ích cho cộng đồng, học sinh có cơ hội ứng dụng những kỹ năng mềm đã học vào cuộc sống, trau dồi sự hiểu biết về các vấn đề toàn cầu cũng như xây dựng ý thức trách nhiệm xã hội. Dự án cộng đồng chính là hành trang để các em học sinh tự tin bước ra thế giới, vững vàng làm chủ tương lai.
Chính thức khởi động từ tháng 10/2023, sau 7 tháng khởi tạo, vận hành và lan tỏa dự án, các bạn học sinh có cơ hội thuyết trình, báo cáo về những nghiên cứu, thành quả đạt được. Buổi thuyết trình được mô phỏng theo chương trình TED talk, song vẫn mang đậm dấu ấn và phong cách riêng của học sinh tại Dewey.
Thầy Tate Lamoreaux - người đồng hành cùng các học sinh ngay từ những ngày đầu xây dựng dự án cho biết: “Khó khăn lớn nhất của các em học sinh là tìm ra đề tài mà mình thực sự đam mê, đối tượng trong cộng đồng mình muốn giúp đỡ. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng”.
Thế nhưng, bằng sự say mê, không ngừng tìm tòi, khám phá, học sinh Dewey đã bứt phá, mang đến những đề tài lôi cuốn, giàu giá trị nhân văn: từ những dự án quyên góp sách, nâng cao nhận thức về bệnh tiểu đường đến tới dự án cung cấp các sản phẩm vệ sinh phụ nữ miễn phí tại trường học... Đặc biệt, dự án quyên góp sách cho trẻ em vùng sâu vùng xa đã ghi nhận 600 lượt quyên góp chỉ trong một thời gian ngắn. Dự án nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã được công bố trên tạp chí Computer Science and Cybernetics (Tạp chí Tin học và điều khiển học) của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - một điều “không tưởng” đối với những học sinh lớp 9.
Không chỉ mang đến những góc nhìn mới mẻ xoay quanh các vấn đề nóng của xã hội cũng như toàn cầu, những giải pháp hữu ích cho cộng đồng, các diễn giả trẻ đã đưa khán giả bước vào một hành trình đầy cảm xúc. Ở đó, các em đã học cách trưởng thành từ thất bại, dũng cảm đương đầu với thách thức, không ngần ngại chia sẻ về những vấp ngã, những lần thử nghiệm không thành công.
Hoàng Tùng Thư - người trực tiếp vận hành và quản lý dự án quyên góp sách cho biết: “Điều quan trọng không phải là thất bại đáng sợ như thế nào mà đó là cách chúng ta vực dậy sau vấp ngã”.
Việc bắt tay vào xây dựng và triển khai các dự án thực tế cũng tạo điều kiện cho học sinh Dewey phát triển 5 kỹ năng thiết yếu như: tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, tư duy quản lý và sắp xếp thời gian, nghiên cứu và tổng hợp thông tin.
Đây cũng chính là 5 kỹ năng nằm trong mô hình “Tiếp cận thực tế để học hỏi” (Approaches to learning) được thiết kế riêng cho học sinh thuộc chương trình Tú tài quốc tế, nhằm tối ưu hoá quá trình học tập và khả năng tự học hỏi, khám phá của học sinh.
Phương pháp giáo dục tiên tiến tại Dewey
Chuỗi dự án cộng đồng của học sinh chương trình Tú tài Quốc tế là sản phẩm được tạo ra từ phương pháp học tập phục vụ cộng đồng (Service-learning). Phương pháp giáo dục tích hợp này tạo cơ hội cho học sinh thực hiện các hoạt động thực tế như: tình nguyện, dự án xã hội, hoặc các dự án nghiên cứu có ích cho cộng đồng. Qua đó, học sinh được học tập, tiếp thu những kiến thức ngoài sách vở, trải nghiệm thực tế và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết.
Ông Nguyễn Bảo Trọng - Giám đốc Chương trình Tú tài quốc tế (IB), The Dewey Schools cho biết: “Thông qua chuỗi dự án này, The Dewey Schools đã và đang hiện thực hóa mục tiêu xây dựng những thế hệ tương lai trở thành những công dân toàn cầu có tác động tích cực tới cộng đồng. Chương trình giảng dạy tại The Dewey Schools định hướng cho học sinh nhìn nhận, giải quyết những vấn đề xã hội nóng hổi trong nước và quốc tế, hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn nhân văn, thấu cảm.”
“Dám thử, dám thất bại” cũng là tinh thần chủ đạo của tư duy thiết kế - phương pháp giáo dục được Dewey tiên phong áp dụng vào chương trình giảng dạy phổ thông tại Việt Nam. Tư duy thiết kế được áp dụng tại các trường đại học hàng đầu thế giới như: Harvard, Stanford, MIT... với một chu trình 5 bước: đồng cảm, xác định vấn đề, lên ý tưởng, mô hình hoá và thử nghiệm.
Quá trình “thử nghiệm” có thể lặp đi lặp lại, học sinh được khuyến khích sai nhiều lần để tìm cách cải thiện và sáng tạo ra giải pháp tốt nhất.
The Dewey Schools là hệ thống giáo dục liên cấp cung cấp môi trường giáo dục song ngữ quốc tế hàng đầu với 5 chương trình học đa dạng: Tích hợp Explore, Tích hợp Discover, Quốc tế Adventure, Quốc tế Journey và Chương trình Tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate). Nhà trường liên kết đào tạo với trường đối tác Mount Vernon School - giải thưởng Top 10 trường đổi mới sáng tạo tại Mỹ (năm 2017). Thông tin liên hệ: Tel: 024 7302 2288 Website: https://thedeweyschools.edu.vn/ |
Lệ Thanh
相关文章
Nhận định, soi kèo Corum vs Istanbulspor, 21h00 ngày 13/1: Khó tin cửa trên
Hư Vân - 13/01/2025 04:30 Thổ Nhĩ Kỳ2025-01-17Hai VĐV Zheng Siwei và Huang Yaqiong giành HCV môn cầu lông nội dung đôi nam nữ cho đoàn thể thao Trung Quốc (Ảnh: China).
Đoàn thể thao Pháp khẳng định vị thế của nước chủ nhà, bám sát Trung Quốc ở vị trí thứ 2 với 11 HCV, 12 HCB và 13 HCĐ. Ngày thi đấu thứ 7 chứng kiến sự xuất sắc của kình ngư Leon Marchand khi anh giành HCV ở nội dung 200m hỗn hợp cá nhân nam.
Đây cũng là tấm HCV thứ 4 anh giành được cho đội tuyển bơi Pháp trên đường đua xanh. Trước đó, kình ngư 22 tuổi giành HCV ở các nội dung 200m bơi ếch, 200 m bơi bướm và 400 m hỗn hợp cá nhân. Đáng chú ý cả 4 tấm HCV của Leon Marchand đều là kỷ lục mới của Olympic.
Đoàn thể thao Australia cũng có 11 HCV như chủ nhà Pháp, nhưng xếp thứ 3 do kém số HCB và HCĐ (với 11 HCV, 6 HCB và 5 HCĐ). Sau ngày thi đấu thứ 6 bùng nổ, đoàn thể thao Mỹ không giành bất kỳ tấm HCV nào trong ngày 2/8 và bị đẩy xuống vị trí thứ 4 với 9 HCV, 18 HCB và 16 HCĐ.
Tính đến 6h ngày 3/8 (giờ Việt Nam), Olympic Paris 2024 chứng kiến 31 đoàn thể thao đã có HCV trong số 53 đoàn giành huy chương. Tuy nhiên sau ngày thi đấu thứ 7, các nước khu vực Đông Nam Á vẫn chưa điền tên trên bảng tổng sắp huy chương.
Cũng trong ngày thi đấu thứ 7, xạ thủ Trịnh Thu Vinh đứng vị trí thứ 4 vòng loại, giành quyền vào chung kết nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ. Tổng điểm của cô là 587 sau 2 phần thi bắn chậm và bắn nhanh. 14h30 chiều nay (3/8, giờ Việt Nam), Thu Vinh sẽ thi chung kết. 25m súng ngắn thể thao nữ cũng là nội dung cuối cùng Thu Vinh tham dự tại Olympic lần này.
Sau 7 ngày thi đấu, thể thao Việt Nam đã có 11/16 vận động viên chia tay Olympic Paris là Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Hoàng Thị Tình (Judo), Võ Thị Kim Ánh, Hà Thị Linh (judo), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng) và Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Lê Quốc Phong (bắn cung), Phạm Thị Huệ (rowing), Võ Thị Mỹ Tiên (bơi), Trần Thị Nhi Yến (điền kinh).
Ngoài Thu Vinh, thể thao Việt Nam vẫn còn có Nguyễn Huy Hoàng thi đấu hôm nay. Kế đó là tay đua Nguyễn Thị Thật thi đấu đua xe đạp đường trường nữ vào ngày 4/8 còn đô cử Trịnh Văn Vinh thi đấu cử tạ hạng dưới 61kg nam vào ngày 7/8. Đến ngày 8/8, tay chèo Nguyễn Thị Hương thi đấu vòng loại canoeing nội dung thuyền đơn nữ 200m.
'/>Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 với chủ đề "Sải bước tới phiên bản vượt trội".
Khẳng định uy tín qua từng năm
Bắt đầu từ năm 2022, giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank được Hiệp hội Marathon Thế giới (AIMS) chứng nhận là giải Marathon đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy tâm huyết của ban tổ chức giải chạy từ mùa đầu tiên.
Cũng nhờ nỗ lực của ban tổ chức, các vận động viên có thể sử dụng thành tích của mình ở giải chạy để xét điều kiện tham gia 6 giải marathon lớn nhất thế giới như Boston Marathon, Chicago Marathon hay New York City Marathon,…
Sau 2 năm, uy tín của giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank tiếp tục được khẳng định khi trở thành một trong những giải chạy đồng hành cùng UBND TP Hà Nội trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của ban tổ chức từ việc kiến tạo nên một giải chạy marathon uy tín, chất lượng được sánh ngang với nhiều giải chạy lớn trong khu vực cho đến quảng bá du lịch Hà Nội. Mỗi cung đường chạy là một hành trình đưa các vận động viên, đặc biệt những người bạn nước ngoài, khám phá một Hà Nội khác biệt. Đó là một Hà Nội giàu văn hóa truyền thống, nhiều cảnh đẹp, dịu dàng trong sắc thu nhưng cũng là điểm đến du lịch thể thao năng động và nhiều triển vọng.
Ông Phạm Xuân Tài - Phó giám đốc sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ: "Hướng về kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, thể thao Hà Nội mong muốn đẩy mạnh toàn diện các cuộc vận động, sự kiện từ phong trào quần chúng đến thể thao thành tích cao. Trong đó, giải chạy Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 năm 2024 là sự kiện điển hình, khẳng định quyết tâm nâng cao xếp hạng thành tích thể thao của đất nước trên trường quốc tế, đồng thời tạo cơ hội quảng bá du lịch thể thao đến bạn bè thế giới".
3 năm qua, thông điệp "Bước chạy vì một Việt Nam vượt trội" đã song hành cùng giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank. Mỗi bước chạy góp phần lan tỏa mạnh mẽ ý thức về lối sống khỏe mạnh, năng động đến với cộng đồng. Giải chạy đồng thời là cơ hội để mỗi vận động viên bứt phá giới hạn bản thân, sải bước tới phiên bản vượt trội. Sự bứt phá này không chỉ được ghi nhận bằng giải thưởng, bằng niềm tự hào khi cán đích mà còn thể hiện qua sự kiên trì, từng giọt mồ hôi nhỏ xuống cùng niềm vui vỡ òa khi phá vỡ kỷ lục riêng của bản thân.
Cũng với ý nghĩa đó, giải chạy cũng sẽ bứt phá bằng việc nâng cao tiêu chuẩn vận hành qua mỗi năm, phát triển quy mô và tiêu chuẩn sự kiện sánh ngang với các sự kiện marathon trong khu vực.
Bà Thái Minh Diễm Tú - Giám đốc Khối Tiếp thị Techcombank nhấn mạnh: "Techcombank mong muốn tiếp tục tạo nên những trải nghiệm ý nghĩa và giá trị thiết thực cho cộng đồng, thông qua cam kết đồng hành cùng giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank qua các năm. Mỗi bước chạy là một hành trình bứt phá và chinh phục những giới hạn mới của bản thân. Cùng nhau sải bước để tiến tới phiên bản vượt trội hơn của chính mình trên đường đua năm nay".
"Cung đường di sản" đượm sắc thu Hà Nội
Cung đường chạy là điều hấp dẫn đặc biệt của Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank. Năm nay, các vận động mùa 3 tiếp tục có cơ hội thưởng thức cung đường đượm sắc thu Hà Nội, xuất phát từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, các vận động viên marathon sẽ được sải chân chạy qua 39 địa danh lịch sử của Thủ đô, như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, Nhà hát Lớn, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng đài Bắc Sơn, cầu Long Biên…
Cung đường chạy của Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank là cung đường chạy đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính chính xác và độ an toàn ở tất cả cự ly, được đại diện AIMS đo đạc, duyệt gửi chứng nhận.
Đây còn là một trong những cung đường đẹp nhất trong các giải chạy tổ chức ở Hà Nội, qua đó giới thiệu hình ảnh Thủ đô Hà Nội với bề dày di sản văn hóa truyền thống, một điểm đến du lịch thể thao đầy triển vọng đến bạn bè quốc tế.
Hứa hẹn những kỷ lục mới
Trải qua 2 mùa giải được tổ chức năm 2022 và 2023, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank đã đạt các dấu mốc vượt trội với sự tham gia của hơn 16.000 vận động viên đến từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều kỷ lục mới được thiết lập chỉ sau 2 mùa giải.
58 kỷ lục đã được thiết lập tại Giải Marathon Hà Nội Techcombank năm 2023. Top 5 vận động viên nam và nữ marathon đều thiết lập kỷ lục mới so với mùa giải đầu tiên.
Năm nay, với ý nghĩa trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank dự kiến thu hút số lượng người tham gia đông nhất từ trước đến nay. Trong đó, bao gồm các vận động viên quốc tế có thành tích nổi bật, các vận động viên xuất sắc nhất trong nước, người nổi tiếng, doanh nhân và người dân Thủ đô cũng như trên toàn quốc.
Những cái tên nổi bật có thể nhắc đến như Huy chương Bạc SEA Games 32 - Lê Thị Tuyết; cô gái nhỏ bé Phạm Thị Hồng Lệ - thứ 3 chung cuộc Hà Nội Marathon Techcombank mùa 2 hay Nguyễn Văn Lai - nhà vô địch SEA Games 4...
Với tâm huyết tổ chức một giải chạy quy mô, đẳng cấp và ý nghĩa từ ban tổ chức, giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa 3 đang thu hút sự quan tâm và kỳ vọng từ các runner cùng cộng đồng yêu thể thao.
Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 sẽ được tổ chức vào ngày 15/9/2024. Tuần lễ sự kiện và hoạt động trải nghiệm gian hàng diễn ra từ 13/9 - 15/9.
Trong ngày thi đấu chính thức, vận động viên xuất phát từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Hai cự ly full marathon và half marathon sẽ chạy qua 39 địa danh lịch sử của Thủ đô, trong đó có hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, Nhà hát Lớn, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng đài Bắc Sơn, cầu Long Biên.
Website: https://marathonhn.com/
Facebook: https://www.facebook.com/TechcombankHaNoiMarathon
'/>HLV Park Chung Gun (trái) từng giúp xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (phải) giành 1 HCV và 1 HCB ở Olympic 2016 (Ảnh: NVCC).
Trong hơn 10 năm gắn bó, ông đưa học trò Hoàng Xuân Vinh đoạt 1 HCV, 1 HCB Olympic 2016, giúp Phạm Quang Huy đoạt 1 HCV Asiad (đều là những tấm HCV đầu tiên trong lịch sử bắn súng ở sân chơi lớn).
Gần nhất, tại Olympic Paris 2024, ông giúp bắn súng Việt Nam có 2 vé tham dự gồm xạ thủ Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền.
Sau khi ông Park Chung Gun rời đi, Cục TDTT sẽ gấp rút tìm chuyên gia mới cho đội bắn súng. Chia sẻ với Dân trí, Cục trưởng Đặng Hà Việt khẳng định phía Cục TDTT đang làm việc với Liên đoàn bắn súng Hàn Quốc để tìm người phù hợp thay thế ông Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt Nam.
"Phía Cục TDTT đã chỉ đạo Liên đoàn bắn súng Việt Nam làm việc với phía Hàn Quốc để tìm một chuyên gia khác thay thế ông Park Chung Gun", ông Đặng Hà Việt khẳng định.
Tạm thời trước khi tìm kiếm chuyên gia mới, bộ đôi xạ thủ lão luyện gồm nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và nhà vô địch SEA Games Trần Quốc Cường sẽ giữ vai trò đồng HLV đội tuyển bắn súng Việt Nam, phụ trách nội dung súng ngắn hơi.
Đáng chú ý, trong tờ trình đề xuất ký hợp đồng với chuyên gia Park Chung Gun trước đó, Cục TDTT giao cho chuyên gia Hàn Quốc các mục tiêu: 3 HCV SEA Games 33, 2 HCV Asiad 20, 2 suất tham dự và 1 HCV Olympic 2028.
Ông Park Chung Gun từng khẳng định với Dân trínhững mục tiêu nói trên là chưa hợp lý và thiếu tính thực tế, bởi bắn súng là môn thể thao không thể đảm bảo được kết quả ngay cả khi tất cả mọi người, trong đó có Cục TDTT và đội tuyển bắn súng Việt Nam cùng nhau hợp tác, đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Sau khi chia tay chuyên gia Park Chung Gun, chưa rõ Cục TDTT có điều chỉnh mục tiêu cho đội tuyển bắn súng Việt Nam trong thời gian tới hay không.
'/>Nhận định, soi kèo Gaziantep vs Adana Demirspor, 22h59 ngày 12/1: Điểm tựa sân nhà
Phạm Xuân Hải - 12/01/2025 05:25 Thổ Nhĩ Kỳ2025-01-17Trai tráng từ khắp các tỉnh miền Bắc về Hà Nội thi tài kéo co năm 2023 (Ảnh: Thành Đông).
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Tại Đông Nam Á, nghi lễ và trò chơi kéo co là một phần không thể thiếu trong văn hóa trồng lúa của các quốc gia trong khu vực. Đây không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và tiên đoán sự thành công hay thất bại trong nỗ lực trồng cấy. Tùy thuộc vào từng quốc gia, nghi lễ này có thể được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặc tại các vùng cụ thể.
Tại Campuchia, nghi lễ kéo co được thực hành thường xuyên bởi các cộng đồng trồng lúa xung quanh Hồ lớn của Biển Hồ Tonle Sap và khu vực phía bắc Angkor, một di sản thế giới nổi tiếng.
Ở Philippines, Hungduan là một thị trấn của tỉnh Ifugao, có ranh giới phía tây bắc là tỉnh Mountain và phía tây nam là Benguet. Ở 9 barangays (đơn vị hành chính nhỏ nhất của Philippines, tương đương cấp xã, phường ở Việt Nam) tạo nên thị trấn Hungduan, chỉ có Hapao Proper, Nungulunan và Baang có trò chơi kéo co. Ba barangays này nằm ở trung tâm của Hungduan và nổi bật với những ruộng bậc thang rộng ngút ngàn, được ngăn bằng các vỉa đá.
Tại Việt Nam, nghi lễ kéo co tập trung chủ yếu ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, nơi được coi là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội là trung tâm của hoạt động này. Ngoài ra, nghi lễ còn được thực hành bởi các tộc người miền núi phía Bắc như người Tày ở Tuyên Quang, người Thái ở Lai Châu và người Giáy ở Lào Cai, những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.
Tháng 12/2015, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) công nhận trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kéo co phát triển thành môn thể thao hiện đại
Kéo co đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một môn thể thao hiện đại. Môn thể thao này từng xuất hiện trên đấu trường Olympic từ năm 1916 đến 1917. Tuy nhiên, vào năm 1920, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã quyết định giảm số lượng vận động viên tham gia Thế vận hội, dẫn đến việc loại bỏ một số môn thể thao, trong đó có kéo co.
Đến năm 1958, Liên đoàn kéo co Anh được thành lập, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho môn thể thao này. Hai năm sau, vào năm 1960, Liên đoàn kéo co quốc tế (TWIF) ra đời dưới sự lãnh đạo của George Hutton (người Anh) và Rudolf Ullmark (người Thụy Điển). Cuộc họp đầu tiên của TWIF diễn ra tại Thụy Điển vào năm 1964, cùng năm đó, giải đấu quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Baltic Games ở Malmo, Thụy Điển.
Sau thành công của giải đấu này, TWIF đã tổ chức Giải vô địch châu Âu đầu tiên vào năm 1965 tại Crystal Palace, Anh. Từ đó, Giải vô địch châu Âu được tổ chức đều đặn cho đến năm 1975, khi các quốc gia ngoài châu Âu gia nhập TWIF, giải Vô địch kéo co thế giới đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Lan. Hiện nay, giải đấu này diễn ra hai năm một lần.
Năm 1999, TWIF được công nhận tạm thời và đến năm 2002, tổ chức này chính thức được công nhận theo luật 29 của Hiến chương Olympic, khẳng định vị thế của kéo co trong làng thể thao quốc tế.
Ý nghĩa đặc biệt của môn kéo co tại SEA Games 33
Ngày 21/11, Ban tổ chức SEA Games 33 đã chính thức công bố danh sách các môn thi đấu cho sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo thông báo, SEA Games 33 sẽ diễn ra từ ngày 9/12 đến 20/12 năm 2025 tại Thái Lan.
Sự kiện lần này sẽ bao gồm 50 môn thi đấu tranh huy chương, với tổng cộng 105 phân môn. Ngoài ra, còn có 3 môn biểu diễn được tổ chức trong khuôn khổ đại hội, trong đó có bộ môn kéo co (không tính huy chương vào thành tích chung của các đoàn).
Với lịch sử lâu đời, kéo co đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lễ hội và sự kiện văn hóa của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Do đó, sự xuất hiện của bộ môn kéo co tại SEA Games 33 mang ý nghĩa biểu tượng của sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng.
Việc đưa kéo co vào chương trình thi đấu của SEA Games 33 không chỉ nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực. Đây là cơ hội để các vận động viên thể hiện tài năng, đồng thời cũng là dịp để khán giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu sắc của bộ môn này.
SEA Games 33 hứa hẹn sẽ mang đến những trận đấu kéo co đầy kịch tính và hấp dẫn, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của khu vực Đông Nam Á.
'/>
最新评论