Nhiều người tôi quen cũng có thói quen đó, như William Savona, một biên tập viên khác của The Verge. Đêm đó, chiếc iPhone đáng lẽ phải nằm ở túi sau, hẳn là ai đó đã trộm nó. Tôi bắt đầu lo lắng.
![]() |
Chiếc 6 Plus quá to để bỏ vào túi quần. Ảnh: The Verge. |
Anh tôi ngay lập tức lấy điện thoại của mình (một chiếc iPhone 6 nếu các bạn tò mò) và gọi vào số của tôi. Máy kết nối, nhưng không ai trả lời. Nhớ ra Find My iPhone, tôi lấy chiếc iPhone 6, lên App Store, và tải ứng dụng đó về.
Tim tôi bắt đầu đập mạnh và độ lo lắng tăng lên, kèm với những thắc mắc: Tôi có quên nó ở đâu không?, hay tôi bỏ quên ở nhà, tôi không nhớ mình rời điện thoại ở đâu cả.
Các ý nghĩ đầy lên như thanh tải về trên máy tính. Tôi nhanh chóng đăng nhập iCloud trên ứng dụng, và một tia hy vọng lóe lên, phần mềm báo điện thoại của tôi nằm ngay trong quán bar.
Khi theo dõi điện thoại của mình từ ứng dụng này, bạn có 3 lựa chọn: Làm cho điện thoại kêu, đặt nó vào chế độ "Bị mất", hoặc xóa sạch dữ liệu. Ứng dụng cũng cho bạn một bản đồ vị trí thiết bị, cập nhật khoảng 30 giây một lần, miễn là điện thoại chưa tắt.
Do vậy, tôi bắt đầu nhấn nút phát âm thanh, hy vọng sẽ nghe thấy chiếc 6 Plus của mình đâu đó. Điều này thực sự không dễ, bạn khó lòng tìm được sự yên tĩnh ở một quán bar lúc 3h sáng tại New York.
Tôi quyết định đặt nó vào chế độ "Bị mất", bởi cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Khi bạn đặt chế độ này, máy sẽ yêu cầu một số điện thoại liên lạc (tôi đặt số của ông anh) và một tin nhắn lỡ có ai nhặt được máy. Tôi viết đại loại "Xin vui lòng gửi lại điện thoại".
![]() |
Đây là màn hình điện thoại của bạn ở chế độ Bị Mất. Ảnh: The Verge. |
Tôi chẳng rõ tin nhắn đó sẽ được gửi qua iMessage hay hiện đâu đó trên màn hình. Nhưng tôi đành liều vậy.
Vấn đề của Find My iPhone là nó không báo chính xác vị trí điện thoại. Biểu tượng iPhone trên bản đồ dịch chuyển qua lại và trong một khoảnh khắc tôi tưởng như tên trộm đã rời quán bar. Tôi chạy ra ngoài và nhấn nút kêu liên tục, nhưng icon sau đó chạy ngược vào quán.
4h sáng, quán bar sắp đóng cửa. Tôi đã nhấn nút phát âm thanh suốt 45 phút. Mọi người đang về, tôi bắt đầu hỏi họ có nhìn thấy đâu đó chiếc iPhone 6 Plus trên nền nhà không.
Tôi gần như bỏ cuộc. Tôi đến gặp quản lý và nói với họ tình hình. Bỗng nhiên icon nhảy ra đường, ai đó đã cầm điện thoại của tôi ra ngoài.
Cơ hội đã đến.
Không giữ được mức tăng trưởng như những tháng trước, thị trường xe nhập khẩu nguyên chiếc bắt đầu giảm nhiệt và có dấu hiệu đi xuống khi mức tiêu thụ giảm xuống còn 16% so với tháng trước.
Theo tổng kết từ VAMA, tháng 12, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 29.397 xe, bao gồm 16.795 xe du lịch, 11.447 xe thương mại và 1.155 xe chuyên dụng. Đáng kể là dù thị trường tháng 12 vẫn tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao nhưng lượng tiêu thụ các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) bắt đầu giảm xuống. Cụ thể, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 18,783 xe, tăng 9,7% so với tháng trước. Trong khi đó, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 10.614 xe, giảm 16% so với tháng trước. Đây là mức giảm khá sâu của các xe nhập khẩu nguyên chiếc về thị trường Việt Nam sau nhiều tháng tăng trưởng áo đảo các dòng xe lắp ráp trong nước.
Như vậy, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 12/2015 đã đạt con số 244.914 chiếc, vượt xa so với dự đoán 200.000 chiếc trong năm 2015 và tăng 55% so với cùng kì năm ngoái. Và mặc dù giảm sâu trong tháng 12, nhưng tính cả năm 2015, doanh số xe nhập khẩu vẫn đạt được mức tăng trưởng 74% so với cùng kì năm ngoái và tăng vượt trội hơn hẳn so với 48% của các xe lắp ráp ở trong nước.
Theo đánh giá, thị trường Việt được xem là tiềm năng của các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đặc biệt là về giá trị các dòng xe nhập khẩu ngày càng được tăng cao hơn. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 215, Việt Nam đã nhập tới 6 tỉ USD, trong đó, lượng xe nhập khẩu lên tới 125.000 chiếc và đạt giá trị 3 tỉ USD.
Năm 2016 sẽ thế nào?
![]() |