- Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV hôm 11/6, nhiều đại biểu cho rằng việc thay miễn học phí bằng cho sinh viên sư phạm vay tín dụng cần suy xét thấu đáo.Đại biểu Bùi Ngọc Chương (đoàn Cà Mau) hiểu rằng việc điều chỉnh này nhằm mục đích tránh sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước và điều tiết hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên vào trường sư phạm dẫn đến tình trạng thừa cục bộ giáo viên.
Nhưng hệ lụy sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm thì xử lý như thế nào về việc trả khoản vay này? Nhất là những trường hợp gia cảnh đã khó khăn rồi lại vay tiền để đi học, học xong không tìm được việc làm thì gánh lại càng nặng thêm.
 |
Đại biểu Bùi Ngọc Chương. Ảnh: Minh Đạt |
Đại biểu Hứa Thị Hà (đoàn Tuyên Quang) nói rằng, một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp sư phạm nhưng không có cơ hội được tuyển dụng vào ngành giáo dục chứ không phải họ không có nguyện vọng. Vì vậy, điều quan trọng là cần tổ chức công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ. Hơn nữa, thay đổi này có thể làm giảm sức hấp dẫn, khó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
Thống nhất quan điểm tiếp tục ưu đãi và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên ngành sư phạm và đồng ý lập luận chuyển hình thức miễn học phí sang cấp tín dụng để tránh lãng phí ngân sách, đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (đoàn Tiền Giang) còn khá băn khoăn về tính công bằng của chính sách tín dụng này.
"Xin làm phép so sánh, có 2 sinh viên cùng vay vốn,một em sau khi tốt nghiệp xin được việc làm trong ngành, phục vụ cho ngành đủ thời gian theo quy định và không phải hoàn trả khoản vay này. Còn em còn lại không xin được việc làm trong ngành giáo dục, buộc lòng phải làm các việc khá... mà không thể phục vụ đủ thời gian trong ngành theo quy định thì cuộc sống lại khó khăn và phải chật vật kiếm tiền để trả khoản vay tín dụng này. Vô hình trung, việc trả khoản vay này như một chế tài đối với người không làm việc trong ngành giáo dục hoặc làm không đủ thời gian”.
Do đó, đại biểu Hà đề nghị ban soạn thảo cũng cần cân nhắc lại hình thức hỗ trợ bằng tín dụng sư phạm, nhất là khi hiện nay chưa thể đảm bảo được tốt nhất việc làm cho sinh viên của sư phạm. Việc không thể làm trong ngành giáo dục cũng là vấn đề khách quan, nằm ngoài mong muốn của sinh viên tốt nghiệp.
Đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) thẳng thắn: "Ưu tiên sinh viên sư phạm bằng cách miễn học phí không phải là bản chất của vấn đề. Còn dự kiến như trong dự thảo là công bằng".
“Tỷ lệ sinh viên học chính các trường ĐH sư phạm ra trường chưa có việc làm còn rất lớn. Bây giờ nếu đặt vấn đề vay tín dụng nhưng ra không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập và không thể trả khoản vay tín dụng. Không trả khoản vay tín dụng thì nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao; như vậy ai xử lý trả khoản tiền này cho các ngân hàng? Thứ hai, số sinh viên ra trường có việc làm, có thu nhập lại được miễn giảm. Như thế hết sức mâu thuẫn”. Do đó, vị này đề nghị việc vay tín dụng này cần xem lại, thay vào đó là chính sách học bổng, thắt chặt chất lượng đầu ra của sinh viên, tạo việc làm cho sinh viên sư phạm.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) đồng ý miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm bằng chính sách tín dụng và đề nghị Ban soạn thảo "phải tính toán chặt chẽ chỉ tiêu đào tạo mới, ưu tiên ngân sách cho những trường sư phạm có chất lượng đào tạo tốt, uy tín và tạo cơ chế để bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường".
Theo dõi các thảo luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Chúng tôi cũng đã chỉ đạo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm theo hướng tập trung vào một số trường có điều kiện tốt để nâng cao chất lượng đào tạo, còn sinh viên vào thì theo hướng là xác định nhu cầu sử dụng ở các địa phương theo chương trình sách giáo khoa mới và gắn với đào tạo để từng bước đào tạo gắn với sử dụng. Chỉ khi nào học sinh vào trường sư phạm đã biết được ra trường có việc làm, lúc đó sức thu hút học sinh giỏi mới cao".
Ông Nhạ cũng nói thêm rằng, tín dụng sư phạm là một giải pháp tài chính, chứ không phải yếu tố quyết định để thu hút người giỏi vào học sư phạm.
"Tôi thấy có ý kiến của đại biểu nói rằng phải có một quỹ học bổng mà cấp học bổng cho những sinh viên giỏi vào sư phạm và đảm bảo đầu ra, đấy mới là căn cơ về tài chính. Chúng tôi tiếp thu việc này tham mưu tiếp" - người đứng đầu ngành giáo dục cho hay.
Thanh Hùng
" alt="Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả?"/>
Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả?
- Đây là tinh thần theo dự thảo (lần 2) Thông tư hướng dẫn về công tác thi đua trong ngành giáo dục để lấy ý kiến trước khi ban hành chính thức. Thời gian nhận góp ý đến hết ngày 26/6/2018.Dự thảo Thông tư quy định nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng được thực hiện như sau:
Việc xét thi đua, khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được của tập thể, cá nhân; bảo đảm nguyên tắc tự nguyện tham gia thi đua của tập thể, cá nhân theo quy định.
Việc xét thi đua, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân phải có minh chứng cụ thể, được tập thể suy tôn. Đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GD-ĐT và Đại học Quốc gia, việc đánh giá, công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và phạm vi ảnh hưởng của thành tích phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức người lao động.
Số lượng đề nghị công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở", các hình thức khen thưởng bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý. Ngành giáo dục sẽ thay đổi cách thi đua khen thưởng Đối với danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ thi đua cơ sở", "Tập thể lao động xuất sắc", "Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT, Bằng khen Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng; tập thể, cá nhân đề nghị xét khen thưởng phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 2/3 trở lên tính trên tổng số người tham gia họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng. Đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước khi nộp hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị trình phải công khai đăng tải danh sách tập thể, cá nhân trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin truyền thông của đơn vị ít nhất 07 ngày làm việc.
 |
Học sinh đạt giải Quốc tế sẽ được khen thưởng tốt hơn. Ảnh: Thanh Hùng |
Dự thảo quy định một số thành tích được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến cấp Bộ, cấp cơ sở để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GD-ĐT, Đại học Quốc gia như sau:
Theo đó, cá nhân đạt một trong các thành tích sau được tính thay thế tiêu chuẩn có 1 sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ: Tham gia soạn thảo Thông tư, Nghị định, Luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền; Tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu; Tác giả chính sách chuyên khảo; Tác giả chính 1 giáo trình hoặc đồng tác giả biên soạn 2 giáo trình môn học đã được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo; Tác giả chính bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế. Đối với cá nhân tham gia soạn thảo Thông tư, Nghị định, Luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền; Tham gia một trong các thành tích ác giả chính bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước; Hướng dẫn 2 sinh viên nghiên cứu khoa học hoặc 5 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc 01 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ; Tham gia xây dựng các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được stính thay thế tiêu chuẩn 1 sáng kiến cấp cơ sở để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Các hình thức khen thưởng như danh hiệu "Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo" tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 của Luật thi đua, khen thưởng. Các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, trực thuộc đại học vùng, trực thuộc Đại học Quốc gia bình xét, đánh giá, so sánh, lựa chọn 01 tập thể tiêu biểu xuất sắc; Đơn vị có từ 20 tập thể nhỏ đến 29 tập thể nhỏ được đề nghị 2 tập thể. Đơn vị từ 30 tập thể trở lên được đề nghị 3 tập thể. Sở GD-ĐT lựa chọn 1 tập thể tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua của mỗi cấp học đề nghị Bộ trưởng xét, tặng Cờ thi đua. Tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giáo dục" cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục. Theo đó, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao, có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 25 năm trở lên đối với nam và đủ 20 năm trở lên đối với nữ. Đối với cá nhân đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được xét tặng sớm hơn thời gian quy định tại Điểm này là 5 năm. Cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể đủ một nhiệm kỳ trở lên hoặc cá nhân có đóng góp xây dựng, ủng hộ tài chính, hiện vật để tăng cường cơ sở vật chất; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giáo dục giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế. Cá nhân đã được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục" ban hành theo Quyết định số 1707/GD-ĐT ngày 19 tháng 5 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định này. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng cho tập thể có tiêu chuẩn sau: Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua; có môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, tin cậy; tổ chức thực hiện phong trào thi đua đạt hiệu quả cao, thiết thực; khuyến khích được nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện tham gia thi đua đổi mới sáng tạo trong hoạt động giáo dục, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở địa phương hoặc trong toàn ngành Giáo dục; Có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị được Bộ trưởng xét, quyết định tặng Bằng khen vào dịp kỷ niệm ngày thành lập của đơn vị (vào năm tròn, năm lẻ 05); Có 02 năm liên tục trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp có thẩm quyền công nhận là "Tập thể lao động xuất sắc" (chỉ áp dụng với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia; Có nhiều đóng góp hoặc tổ chức vận động đóng góp, hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn:
Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua: Cán bộ quản lý có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, quản trị đơn vị, được tập thể ghi nhận;
Nhà giáo có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong việc chăm sóc, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ được tập thể ghi nhận; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, vận động được nhiều học sinh đến trường, chăm lo giáo dục học sinh trong học tập và hòa nhập với cộng đồng;
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có giải pháp đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả thiết thực, được tập thể ghi nhận; Người học đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, khởi nghiệp; có sáng kiến, giải pháp trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; vượt khó, vươn lên học giỏi; tham gia có hiệu quả các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng được nhà trường, cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền ghi nhận.
Hoặc cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất Mưu trí, dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân, của Nhà nước; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, địch họa hoặc có thành tích đột xuất khác được đơn vị, địa phương ghi nhận, tôn vinh; Có nghĩa cử cao đẹp, dũng cảm đấu tranh với những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có tác dụng nêu gương và được xã hội ghi nhận và tôn vinh; Có sáng kiến hoặc chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ đạt giải thưởng quốc gia, được ứng dụng mang lại hiệu quả cao hoặc góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề về lý luận, thực tiễn của đất nước, của ngành, lĩnh vực, địa phương được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về ngành, lĩnh vực đó thẩm định, xác nhận.
Có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị, có thời gian công tác tại đơn vị từ 05 năm trở lên, được Bộ trưởng xét, quyết định tặng Bằng khen vào dịp kỷ niệm ngày thành lập của đơn vị (vào năm tròn, năm lẻ 05). Có 2 năm liên tục trở lên được người đứng đầu đơn vị đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả, thiết thực trong phạm vi cấp cơ sở (chỉ áp dụng với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia). Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và trong 05 năm trước khi nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội chưa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen (chỉ áp dụng với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia); Thời điểm xét, khen thưởng trước khi nghỉ chế độ 03 tháng. Có nhiều đóng góp hoặc tổ chức vận động đóng góp, hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Các trường hợp khen thưởng khác do Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Theo dự thảo, thời gian nhận hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ gửi trước ngày 30/8 hàng năm đối với đơn vị xét thi đua theo năm học và trước ngày 30/1 hàng năm đối với đơn vị xét thi đua theo năm công tác.
Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/10 hàng năm đối với đơn vị xét thi đua theo năm học và trước ngày 28 tháng 02 hàng năm đối với đơn vị xét thi đua theo năm công tác;
Riêng hồ sơ khen thưởng đột xuất: ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm trình Bộ trưởng xét, quyết định khen thưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng.
Hồ sơ đề nghị xét Kỷ niệm chương 1 bộ (bản chính) gồm: công văn đề nghị (kèm theo danh sách) và tóm tắt thành tích cá nhân (theo mẫu) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/5 hàng năm đối với cá nhân trong ngành Giáo dục.
Lê Huyền
" alt="Thi đua, khen thưởng trong giáo dục sẽ có nhiều thay đổi"/>
Thi đua, khen thưởng trong giáo dục sẽ có nhiều thay đổi