当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo AC Milan vs Fiorentina, 1h45 ngày 6/4: Đâu dễ cho Milan 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
![]() |
Ronaldo và MU chơi tệ trước Atletico |
Cái duyên ghi bàn của siêu dự bị Elanga đã ‘cứu’ Quỷ đỏ, giữ hy vọng cho trận lượt về vòng 16 đội Champions League.’
Ralf Rangnick đã chỉ trích thái độ thi đấu của các cầu thủ MU, nói đội hãy lấy Elanga làm gương! Ông cũng thừa nhận: “Tôi không thể tin với những gì MU đã chơi trong hiệp 1”.
Trong khi đó, Rio Ferdinand đặt câu hỏi về chiến thuật của nhà cầm quân này: “Theo tôi, MU chỉ cần một người có định hình rõ ràng. Dù trời mưa hay nắng thì đó cũng là cách chúng tôi sẽ chơi.
Tôi vẫn theo dõi MU và vẫn chưa biết họ đang cố gắng đạt được điều gì. Vẫn còn thiếu gì đó ở đội bóng này”.
![]() |
Theo Rio Ferdinand, MU cần một nhà cầm quân có cá tính mạnh, đủ để trị các sao |
Theo Ferdinand, đội bóng cũ MU của anh cần một nhà cầm quân mạnh mẽ đến thay Ralf Rangnickvào cuối mùa. Một người sẽ không “tha” cho tinh thần bạc nhược của các cầu thủ dưới bất kỳ hình thức nào.
“Tôi không nghĩ rằng cho đến khi Sir Alex rời đi, bạn có thể thấy một HLV đã điều hành mọi thứ từ trên xuống dưới, thiết lập nhịp điệu, văn hóa và triết lý của MU.
Mọi thứ đều được quyết định bởi HLV, đưa ra chỉ thị từ trên xuống dưới. MU đang thiếu điều đó. Họ cần một ai đó đến, cho thấy sự mạnh mẽ.
Phòng thay đồ Old Trafford đã tiễn quá nhiều các HLV đến nỗi không thể có một nhà cầm quân đủ mạnh mẽ để giải quyết những cái tôi cá nhân, thu phục các cầu thủ”.
L.H
Ralf Rangnick thừa nhận, MU chơi quá kém trước Atletico trong hiệp 1, lượt đi vòng 1/8 Cúp C1, thấy rằng cả đội nên lấy sao trẻ Elanga làm gương.
" alt="MU cần một HLV cá tính mạnh mẽ thay Ralf Rangnick"/>Vậy ngành TT&TT và các lĩnh vực đang trực tiếp được Bộ TT&TT quản lý sẽ cần thay đổi tư duy và chính sách như thế nào để có thể phát triển đột phá nhờ CMCN 4.0, góp phần vào sự phát triển của đất nước?
Nền tảng của thương mại điện tử
Từ một thị trường chuyển phát đã bão hòa, bị thua lỗ, trở thành gánh nặng, các doanh nghiệp bưu chính đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nền tảng phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT giúp thị trường phát triển mạnh mẽ các kết nối cung cầu trong thế giới ảo. Nhưng cần có một dòng chảy vật lý tương tự thế giới thực, một kết nối vật lý trong thế giới thực. Đó chính là mạng lưới bưu chính. Bưu chính phải đảm bảo dòng chảy hàng hoá trong thế giới thực, đó chính là tương lai, là không gian vô hạn của bưu chính.
Nhưng để trở thành nền tảng phát triển TMĐT, bản thân các doanh nghiệp bưu chính cũng cần thay đổi tư duy. Thay vì chỉ làm dịch vụ chuyển phát hàng hóa, bưu chính phải đặt mục tiêu xa hơn, sở hữu và khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn để từ một dịch vụ cơ bản, doanh nghiệp có thể tiếp cận để cung cấp thêm các dịch vụ khác tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp bưu chính cung cấp được nhiều dịch vụ khác nữa trên tập khách hàng của mình thì doanh thu sẽ tăng lên nhiều lần. Lĩnh vực bưu chính lúc đó không chỉ là doanh nghiệp tỷ USD, mà sẽ là doanh nghiệp hàng chục tỷ USD.
Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp bưu chính phải thành lập một bộ phận chuyên biệt để đẩy mạnh ứng dụng ICT vào mọi hoạt động của mình. ICT không chỉ giúp đổi mới các hoạt động truyền thống, mà còn có thể tạo ra các lĩnh vực mới. Bưu chính phải thực hiện chuyển đổi số triệt để thì mới có thể sáng tạo, phát triển nhiều dịch vụ mới.
Một số doanh nghiệp bưu chính lớn đã chuyển hướng sang doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ. Bộ TT&TT cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương tập trung phát triển TMĐT, chú trọng xây dựng các platform (nền tảng) công nghệ cho hoạt động bưu chính.
Vì một Việt Nam số
Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World). Với nhận thức và xu hướng tiến tới chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã chính thức đề nghị đổi tên hội nghị thành Digital World và được Liên minh Viễn thông thế giới ITU chấp thuận.
Trong quá trình chuyển đổi số, quan trọng nhất là chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT và làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số như IoT, Big Data, AI... Để chuyển đổi như vậy, các doanh nghiệp viễn thông cần nhận thức được sứ mệnh của mình với quốc gia, đó là xây dựng hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cho chuyển đổi số, cho một Việt Nam số, (Digital Vietnam). Không chỉ là hạ tầng viễn thông theo khái niệm truyền thống, mà còn là hạ tầng dữ liệu, lưu trữ và xử lý dữ liệu, hạ tầng IoT, hạ tầng về cung cấp ứng dụng như dịch vụ.
Tại Hội thảo Đổi mới Sáng tạo Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội sáng 14/11, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: “5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông Việt Nam, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà”; “Kết nối vạn vật sẽ yêu cầu một cách đầu tư hoàn toàn khác so với mạng điện thoại di động dành cho kết nối chỉ con người với nhau. Các nhà mạng di động phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với dân tộc. Mạng 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật - hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0. Việt Nam muốn đi đầu trong CMCN 4.0 thì mạng 5G phải đi trước và cả đi đầu. Mạng lưới, hạ tầng kết nối phải có trước. Đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. Mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới. Số lượng trạm BTS cho 5G sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với các công nghệ trước đó. Do vậy, dùng chung hạ tầng, chia sẻ hạ tầng viễn thông với các hạ tầng điện, nước, giao thông là rất quan trọng để giảm chi phí xã hội.”
Hiện tại, chất lượng di động băng rộng của Việt Nam vẫn chưa tốt. Với sự kết hợp công nghệ 4G/5G, các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ cần phải nâng cao chất lượng di động băng rộng để Việt Nam lọt vào Top 30-50 trên thế giới. Tỉ lệ phổ cập smartphone đến 100% người dân Việt Nam cũng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia.
![]() |
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World) |
Để ngành viễn thông chuyển đổi sang hạ tầng ICT nhanh hơn, Bộ TT&TT đang đẩy mạnh quá trình đấu thầu và quy hoạch lại tần số để sẵn sàng cho việc triển khai 5G, chuẩn bị thương mại hóa trong năm 2020, đồng thời kiến nghị Chính phủ cho phép thử nghiệm Mobile money.
“Chúng ta đã nói nhiều tới TMĐT, đến khởi nghiệp, đến đổi mới sáng tạo, nhưng lại quên nói đến một trong những nền tảng quan trọng nhất để thúc đẩy chúng là nền tảng thanh toán. Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. Không có phương tiện nào có thể thực hiện việc này tốt hơn là di động, là Mobile Money. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động thì đã trên 100% từ nhiều năm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận.
Tại Việt Nam, 99% các giao dịch dưới 100.000 đồng là bằng tiền mặt. Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Câu chuyện ở đây là công nghệ có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề của đất nước, nhưng phải dám thay đổi, dám chấp nhận các mô hình mới.
Mobile Money là một ví dụ thuyết phục về việc nhà mạng viễn thông có thể trở thành nền tảng của nhiều thứ, chứ không chỉ là hạ tầng viễn thông như hàng trăm năm nay. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp viễn thông sẽ được kỳ vọng rất nhiều trong việc tự chuyển mình để trở thành nền tảng của dữ liệu, của điện máy đám mây, của nội dung số, của xác thực của IoT...
Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng
Nếu coi mục tiêu của chuyển đổi số là phát triển quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, là công nghệ và đổi mới sáng tạo thì tiền đề của chuyển đổi số chính là an toàn, an ninh không gian mạng. Muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường thì Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho quá trình này, tạo niềm tin số cho mọi người.
Tại Hội thảo Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét: “Nếu thực hiện đảm bảo ATTT chưa tốt, có nghĩa là nhận thức của chúng ta đang có vấn đề. Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới thường đầu tư trung bình 15-20% giá trị dự án CNTT cho việc đảm bảo công tác ATTT. Tại Việt Nam, tỷ lệ này thường xuyên ở mức dưới 5%. Với thực tế này, chưa thể nói Việt Nam đã có nhận thức đầy đủ về ATTT được.”
Để giải quyết thực trạng trên, trước tiên, cần phải thay đổi cách nghĩ về ATTT. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp, tổ chức đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước, thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng.
Nếu như trước đây khi xảy ra sự cố ATTT, các cơ quan, doanh nghiệp cố gắng giữ kín, càng ít người biết càng tốt, thì giờ đây, họ phải hiểu rằng không ai an toàn một mình trong không gian mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn hơn. Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một doanh nghiệp nào đó nữa bị tấn công tương tự. Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không, mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công. Nếu họ rút ra được những kinh nghiệm, bài học để khắc phục sự cố của hệ thống và chia sẻ thì sẽ giúp cả cộng đồng cùng nâng cao độ an toàn trước các sự cố ATTT.
Cũng đã đến lúc cần phải thay đổi cách làm. Nếu trước đây, khi đầu tư, các cơ quan, đơn vị thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình. Giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả ba yếu tố này.
Nếu như trước đây, chúng ta thường tự đầu tư, tự bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức của mình, thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng, những dịch vụ tốt nhất được cung cấp bởi những doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất.
Việt Nam rất cần nâng cao tiềm lực an toàn, an ninh mạng quốc gia, làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm “Make in Vietnam”. Các doanh nghiệp tiên phong về ATTT cần phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Việt Nam có lợi thế lớn khi có khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ICT. Nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với những chuyên gia đạt đẳng cấp quốc tế. Việt Nam hoàn toàn có thể sinh ra những doanh nghiệp lớn mạnh để trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng, nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Năm 2019 cũng đánh dấu chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực ATTT với việc Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Luật An ninh mạng cùng với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các quyết định, chỉ thị, nghị định được Thủ tướng ký ban hành trong năm 2018 như Nghị định số 130/2018/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số), Nghị định số 53/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự), Chỉ thị số 14/CT-TTg (về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại), Quyết định 28/2018/QĐ-TTg (về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), Quyết định số 1017/QĐ-TTg (về việc Phê duyệt Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025) đã hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thể chế từ cấp Trung ương tới các bộ, ngành và địa phương về đảm bảo an toàn an ninh mạng.
Luật An ninh mạng tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ trọng điểm.
Nền tảng của Chính phủ điện tử là ứng dụng CNTT
Tháng 9/2019 đánh dấu một chuyển biến mới về Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam, khi Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Hiện từng tỉnh, từng bộ của Việt Nam đều đã có cách làm riêng về xây dựng CPĐT. Tuy vậy, hệ thống của các bộ ngành, địa phương vẫn chưa kết nối, chia sẻ được với nhau. Để làm được điều đó, cần đẩy nhanh sự ra đời của một nền tảng dùng chung. Đây sẽ là trọng trách của Bộ TT&TT trong thời gian tới.
Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong Chính phủ, từ Trung ương tới các địa phương, các tỉnh thành và các bộ cũng cần thay đổi tư duy, trong phân bổ ngân sách, hàng năm phải có hạng mục chi cho CNTT. Hạt nhân triển khai CNTT tại các địa phương phải là Sở TT&TT. Các quy định về dự án CNTT, thuê dịch vụ CNTT theo hướng đặc thù cũng cần sửa đổi. Các đơn vị CNTT của các bộ, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng kế hoạch xây dựng CPĐT và đô thị thông minh theo Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 đang được Bộ TT&TT trình Chính phủ duyệt.
Để triển khai CPĐT hiệu quả, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Các địa phương cần triển khai nền tảng trước, triển khai ứng dụng sau, bởi nếu không sẽ chồng chéo dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Dữ liệu phải được dùng chung và điều hành tập trung, có như vậy việc chỉ đạo điều hành mới đem lại hiệu quả.”
Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ làm việc với từng bộ, từng tỉnh/thành phố để đẩy nhanh xây dựng CPĐT, tháo gỡ khó khăn cho các bộ và tỉnh, tập trung chỉ đạo một số bộ, địa phương làm mẫu, nhất là về đô thị thông minh để đánh giá, hướng dẫn triển khai rộng rãi.
Chuyển đổi số với "Make in Vietnam"
CMCM 4.0 và chuyển đổi số đang mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này? Đó chính là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Cần phải phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp ICT để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số Việt Nam.
Việt Nam cần tập trung phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ số. Một là, các doanh nghiệp công nghệ lớn, làm chủ quá trình nghiên cứu phát triển các công nghệ cốt lõi và đầu tư hạ tầng ICT. Cần khoảng 10-20 doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, thị trường và nhân lực. Hai là, các doanh nghiệp công nghệ đã có 10-20 năm kinh nghiệm. Hiện Việt Nam đang có hàng ngàn doanh nghiệp dạng này, nhưng đang chủ yếu làm gia công thì nay cần chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các platforms chuyển đổi số. Ba là, các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Sẽ cần hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này. Cuối cùng là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá. Việt Nam có được hàng trăm doanh nghiệp loại này cũng đã rất thành công.
Để đẩy mạnh công nghiệp CNTT trong thời đại CMCN 4.0, cần 5 yếu tố nền tảng quan trọng. Thứ nhất, chính sách của Chính phủ cần thay đổi để chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh tế mới. Thứ hai, phải tự sản xuất được các thiết bị IoT, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để xử lý hàng tỷ thiết bị, hàng nghìn tỷ kết nối với lượng dữ liệu khổng lồ. Thứ ba, phải có cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến với mạng băng rộng tốc độ cao 5G, cùng tỷ lệ sử dụng smartphone đạt 100% dân số. Thứ tư, Chính phủ ban đầu sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp bằng cách phân bổ nhiều hơn chi tiêu cho các sản phẩm 4.0. Cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo lại kỹ năng và đào tạo kỹ năng nâng cao.
Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường là không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành quy định để quản lý. Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ.
Chiến lược CMCN 4.0 của Việt Nam dự kiến sẽ gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một, đẩy nhanh việc áp dụng CMCN 4.0 trong tất cả các ngành nhằm tăng hiệu quả hoạt động và năng suất lao động và tạo cơ hội mới cho tăng trưởng. Giai đoạn hai, tập trung vào nghiên cứu và làm chủ công nghệ để phát triển các sản phẩm 4.0, thông qua chương trình "Make in Vietnam". Giai đoạn ba, sử dụng CMCN 4.0 như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu để hiện thực hóa các mục tiêu của Việt Nam cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia.
Tạo đồng thuận, niềm tin và khát vọng Việt Nam hùng cường
Sứ mạng của báo chí là phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường. Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính phải là sức mạnh tinh thần. Báo chí phải tạo ra sức mạnh tinh thần đó, tạo ra năng lượng tích cực cho xã hội, cho người dân. Dù là đưa tin tiêu cực hay tích cực thì vẫn phải với mục tiêu khích lệ sự phát triển đi lên, làm cho Việt Nam mạnh lên, ổn định, chứ không phải làm xói mòn lòng tin và sức mạnh của đất nước.
Muốn quản lý được báo chí thì đầu tiên phải nhìn thấy toàn bộ bức tranh hàng trăm triệu thông tin mỗi ngày trên không gian mạng, phải giám sát được, đo lường được, phân tích và dự báo được các xu thế, phát hiện sai phạm để nhắc nhở. Các đơn vị, cá nhân sai phạm có hệ thống cần phải xử lý rất nghiêm minh.
Năm 2019, Bộ TT&TT đã triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến 2025, giúp giải quyết một số vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực báo chí hiện nay như tình trạng báo hoá tạp chí, báo hoá trang tin điện tử tổng hợp, giải quyết nạn phóng viên làm tiền doanh nghiệp.
Nhiều báo hiện nay không nhận được hỗ trợ tài chính của Nhà nước, tự tìm nguồn thu trên thị trường. Trong khi đó, thị trường quảng cáo bị chia sẻ gần 40% với mạng xã hội, và con số này có xu thế ngày càng tăng lên. Bộ TT&TT sẽ sớm hoàn thiện cơ chế đặt hàng báo chí, đề xuất cơ chế thuế, cơ chế tự chủ tài chính thuận lợi cho báo chí phát triển.
Công nghệ số đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới lĩnh vực báo chí truyền thông, làm thay đổi các hình thức truyền tải tin tức truyền thống. Nhưng các cơ quan báo chí lại đang là người đi sau về công nghệ nhất. Đứng trước những thách thức khác nhau của nhu cầu đổi mới công nghệ, nhiều cơ quan báo chí đã lỗi hẹn, đã bỏ cuộc hoặc thậm chí chưa từng bắt đầu.
Công nghệ sẽ tạo cuộc chơi mới, tạo mô hình kinh doanh mới. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động mạnh, đặt tất cả các cơ quan báo chí trước bài toán khốc liệt để tồn tại và phát triển.
Người làm báo có thể cho rằng công nghệ mới sẽ phức tạp, nhưng sự phức tạp đó lại giúp cho việc làm báo đơn giản hơn. Sự phức tạp của công nghệ không liên quan đến người làm báo, hãy đẩy sự phức tạp của công nghệ cho công ty công nghệ. Chuyển đổi số báo chí cần có những công ty công nghệ đi bên cạnh hỗ trợ. Rất may là Việt Nam có những công ty công nghệ số rất mạnh, không chỉ cung cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng CNTT, hạ tầng Cloud, họ còn có thể phát triển các Platforms, các ứng dụng cho báo chí, nhất là các Platforms dùng chung cho báo chí.
Một mô hình kinh doanh mới, một hệ sinh thái mới cần được phát triển để báo chí có thể làm tốt hơn sứ mạng của mình. Các doanh nghiệp VT-CNTT nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ số nói chung cần chung tay vì sự phát triển của báo chí nước nhà, cũng là vì sự phát triển của chính mình.
Huy Phong (ghi)
" alt="Đột phá trong tư duy để Việt Nam bứt phá"/>Một nam thanh niên đi xe tay ga đã dừng lại nhặt vỏ chai nhựa ném vào trong ô tô sau khi tài xế xe này ném xuống đường trước đó.
" alt="Khoảnh khắc gây sốc khi kẻ trộm máy tính bảng cố gắng tẩu thoát"/>Khoảnh khắc gây sốc khi kẻ trộm máy tính bảng cố gắng tẩu thoát
Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs FC Seoul, 12h00 ngày 5/4: Rơi điểm sân nhà
Trước những vấn đề leo thang ở Nga và Ukraine, UEFA quyết định rút quyền tổ chức của thành phố Saint Petersburg.
![]() |
Chung kết Champions League được tổ chức ở Pháp |
Các thành viên Ủy ban điều hành UEFA đồng ý đưa trận đấu đến Stade de France ở Paris.
Thời gian trận chung kết Champions Leaguekhông thay đổi, diễn ra như dự kiến Thứ Bảy ngày 28/5.
"UEFA mong muốn bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá cao tới Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron vì sự ủng hộ và cam kết của cá nhân ông để trận đấu danh giá nhất bóng đá châu Âu được chuyển đến Pháp trong thời điểm khủng hoảng chưa từng có", UEFA thông báo.
"Cùng với chính phủ Pháp, UEFA sẽ hoàn toàn hỗ trợ các nỗ lực của nhiều bên liên quan để đảm bảo cung cấp giải cứu cho các cầu thủ bóng đá và gia đình của họ ở Ukraine, những người đang phải đối mặt với sự đau khổ, tàn phá bởi con người".
Cũng trong cuộc họp, tổ chức bóng đá quyền lực nhất châu Âu quyết định rằng các CLB, đội tuyển quốc gia Nga và Ukraine đang thi đấu tại các giải đấu của UEFA sẽ phải đá các trận đấu trên sân nhà tại các địa điểm trung lập cho đến khi có thông báo mới.
UEFA sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc họp bất thường khác trước tình hình phức tạp hiện nay.
KN
Trận chung kết Champions League 2022 diễn ra tại Saint Petersburg, Nga vào cuối tháng 5, có thể được UEFA chuyển đến một địa điểm khác.
" alt="UEFA đưa chung kết Cúp C1 từ Nga sang Pháp"/>Exciter 155 VVA - Sự lựa chọn cho những chàng trai mê tốc độ
Exciter 155 VVA được biết đến là mẫu xe côn tay Yamaha được ưa chuộng nhất thị trường Việt Nam với thiết kế thể thao, mạnh mẽ và thời thượng, có thể thỏa mãn đam mê tốc độ của các chàng trai.
Yamaha Exciter 155 VVA được trang bị động cơ 155cc mới, lấy cảm hứng từ mẫu xe phân khối lớn R1 cùng với công nghệ van biến thiên VVA. Những trang bị này giúp cho Exciter 155 VVA có khả năng bứt tốc vượt trội, nhanh nhạy và mượt mà.
Hơn thế nữa, “chiến mã" của Yamaha còn được trang bị những tiện ích hiện đại như: khoá thông minh (Smartkey); màn hình kỹ thuật số toàn phần hiển thị quãng đường và tốc độ; cổng sạc 12V; bình xăng 5,4 lít…
Để đảm bảo trong quá trình di chuyển và độ bền cho máy, Yamaha Exciter 155 VVA được trang bị hệ thống ống xả được cải thiện phù hợp, có thể chạy nhanh, chạy gắt và nâng cấp hệ thống làm mát, phanh piston ở bánh trước, tăng lực phanh thêm 17%...
Chỉ từ 44,8 triệu là bạn có thể sở hữu ngay 1 “chiến mã” Yamaha Exciter 155 VVA. Nếu cánh mày râu nào đam mê tốc độ, đam mê khám phá những nẻo đường, thích sự mạnh mẽ, bứt phá vượt trội thì Yamaha Exciter là một sự gợi ý không thể bỏ qua.
Thể thao, khỏe khoắn cùng xe tay ga FreeGo
Yamaha FreeGo là một mẫu xe tay ga thể thao đời mới có một mức giá hợp lý dành riêng cho “cánh mày râu" hoặc thậm chí là cả những bạn nữ cá tính, thích sự mạnh mẽ.
Chỉ từ 30,142 triệu đồng, khách hàng có thể sở hữu ngay một chiến mã" FreeGo để khám phá mọi ngóc ngách phố phường.
Thiết kế khỏe khoắn, màu sắc cá tính như đỏ-đen, xám-đen, xanh-đen… là điểm nổi bật của FreeGo. Bên cạnh đó, Yamaha FreeGo được trang bị động cơ Blue Core 125cc bền bỉ, êm ái và tiết kiệm nhiên liệu. Đây là một chiếc xe phù hợp cho phái mạnh di chuyển trong đô thị.
Thêm vào đó, Yamaha FreeGo được trang bị các tính năng hiện đại như Smartkey, hệ thống ngắt động cơ tạm thời (Start&Stop), hệ thống ABS, và ứng dụng My Yamaha Motor (giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đăng ký lịch bảo hành, theo dõi kết quả sử dụng Phiếu bảo trì, lịch sử sửa chữa…).
Yamaha Grande - lựa chọn của những cô nàng thanh lịch
Yamaha Grande thu hút các cô nàng với thiết kế được kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại với đường cong duyên dáng, nhẹ nhàng và sang trọng. Điểm nổi bật của Yamaha Grande là được trang bị động cơ Blue Core Hybrid 125 phân khối, làm mát bằng không khí đem đến hiệu suất vận hành tối ưu, siêu tiết kiệm nhiên liệu với mức tiêu thụ 1,66 lít/100km. Yamaha Grande đang đứng top 1 dòng xe tay ga tiết kiệm nhiên liệu nhất Việt Nam.
Grande phiên bản 2022 còn được trang bị một số tính năng hiện đại như Smartkey, hệ thống ngắt động cơ tạm thời Start&Stop, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, ứng dụng Y-connect (kết nối xe và điện thoại: thông báo từ điện thoại trong khi lái xe và theo dõi tình trạng xe)...
Một điểm giúp Yamaha Grande chinh phục phái đẹp là chiếc cốp siêu rộng (27 lít) giúp các cô nàng có thể mang “cả thế giới" khi di chuyển.
Với giá chỉ từ 46,047 triệu đồng, các cô nàng có thể sở hữu ngay cho mình một “xế cưng” Yamaha Grande để đi khắp mọi nẻo đường.
GenZ không thể bỏ qua Yamaha Janus
Nếu bạn là một cô nàng có tính, năng động, ưa thích sự trẻ trung và có đôi chút nổi loạn thì Yamaha Janus là một người bạn đồng hành nên có. Yamaha Janus với giá chỉ từ 28,57 triệu đồng - mức giá phù hợp với các cô nàng sinh viên hay người mới đi làm.
Thiết kế của Yamaha Janus được lấy cảm hứng từ một cô nàng GenZ thời thượng, kết hợp hài hoà giữa nét cá tính và yếu tố trẻ trung năng động. Chiếc xe Janus nhỏ nhắn phù hợp với vóc dáng của các cô nàng.
Yamaha Janus được trang bị động cơ Blue Core 125cc giúp vận hành êm ái, hoạt động bền bỉ, và tiết kiệm nhiên liệu. Yamaha Janus hiện đang nằm trong top xe tay ga tiết kiệm nhiên liệu hàng đầu Việt Nam.
Yamaha Janus cũng được trang bị đầy đủ các tính năng hiện đại như: khoá thông minh Smartkey, hệ thống ngắt động cơ tạm thời (Start&Stop), hệ thống chống bó cứng phanh ABS, và ứng dụng My Yamaha Motor (giúp việc đăng ký bảo hành, bảo dưỡng trở nên nhanh gọn, dễ dàng, theo dõi lịch sử bảo dưỡng, phiếu bảo dưỡng)...
Tư vấn mua xe tại: https://ymhvn.com/Tu_Van_Uu_Dai_07
Thông tin ưu đãi tại: https://ymhvn.com/Thong_Tin_Khuyen_Mai_07
Doãn Phong
" alt="Yamaha hỗ trợ khách hàng phí đăng ký xe, lãi suất trả góp 0%"/>Yamaha hỗ trợ khách hàng phí đăng ký xe, lãi suất trả góp 0%
2023 được đánh giá là năm của trí tuệ nhân tạo (AI). Các công ty đua nhau phát triển các công cụ làm việc được tích hợp với AI. Microsoft cũng đang nỗ lực phát triển các tính năng mới được hỗ trợ bởi AI trên các sản phẩm dành cho người dùng và doanh nghiệp. Nổi bật trong đó là Microsoft Teams - một ứng dụng giao tiếp và cộng tác làm việc của doanh nghiệp; cho phép người dùng trò chuyện, họp, chia sẻ tệp với các thành viên trong tổ chức.
Với phiên bản nâng cấp của Microsoft Teams, Microsoft Teams Premium (Teams Premium) được giới thiệu trên thị trường. Teams Premium ứng dụng những công nghệ mới nhất, bao gồm Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được hỗ trợ bởi GPT của OpenAI.
Với nhiều năm đồng hành cùng Microsoft và triển khai các dự án liên quan đến Microsoft 365 cho các doanh nghiệp, đại diện CMC Telecom đánh giá ứng dụng Teams Premium sẽ giúp các cuộc họp trở nên “thông minh” hơn, được cá nhân hóa và được bảo vệ hơn; cho dù đó là cuộc họp trực tiếp, cuộc họp lớn, cuộc hẹn ảo hoặc hội thảo trên nền tảng web.
Những tính năng nổi bật của Microsoft Teams Premium có thể kể đến:
Giữ bí mật cho các cuộc họp
Việc thiết lập cuộc họp thông qua Microsoft Teams là một quy trình nhanh chóng và đơn giản. Nhưng các cuộc họp thường liên quan đến thông tin kinh doanh nhạy cảm và bí mật như: cuộc họp hội đồng quản trị, thảo luận về tình hình tài chính của công ty hoặc các cuộc họp thảo luận về sản phẩm chưa được tiết lộ. Do đó, đối với các cuộc họp nhạy cảm phải có thêm một lớp bảo vệ để hạn chế nội dung và thông tin bị lộ ra bên ngoài.
Với tính năng bảo vệ cuộc họp nâng cao hiện có trong Microsoft Teams Premium, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp các biện pháp bảo vệ cho các cuộc họp kinh doanh mà không cản trở trải nghiệm của người tham gia cuộc họp. Các tùy chọn có thể cấu hình như tạo hình mờ và giới hạn người có thể ghi cuộc họp.
Với tính năng tạo hình mờ, khi chia sẻ màn hình để ngăn chặn rò rỉ và giới hạn người có thể ghi lại, người dùng có thể tự tin trình bày, hiển thị thông tin nhạy cảm. Và đối với những cuộc họp quan trọng, nhạy cảm yêu cầu tắt một số tính năng cuộc họp cốt lõi để sử dụng tùy chọn mã hóa nâng cao, người dùng có thể áp dụng tùy chọn mã hóa hai đầu (E2EE) cho cuộc họp.
Cuộc hẹn ảo - Dễ dàng quản lý các cuộc hẹn và đo lường kết quả
Người dùng có thể lên lịch, xem và quản lý các cuộc hẹn ảo; nhận cập nhật trạng thái theo thời gian thực trong chế độ xem hàng đợi; gửi lời nhắc cuộc hẹn, xem phân tích và báo cáo về hoạt động của cuộc hẹn ảo cũng như định cấu hình cài đặt lịch, nhân viên và trang đặt chỗ. Ứng dụng này mang lại trải nghiệm liền mạch từ đầu đến cuối cho các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng; tích hợp lịch trình, phân tích và các tùy chọn quản lý… ở cùng một nơi.
Một số lợi ích khi sử dụng tính năng tạo và quản lý cuộc hẹn ảo gồm:
Home: Trang chủ cung cấp đầy đủ tính năng và giúp người sử dụng có thể thao tác nhanh chóng.
Schedule: Truy cập vào lịch hẹn để tạo các cuộc hẹn ảo như: họp dự án, gặp khách hàng, đi công tác… Người dùng có thể kết nối lịch hiện có hoặc tạo lịch mới.
Queue: Xem và giám sát tất cả cuộc hẹn ảo đã lên lịch và theo yêu cầu trong lịch hẹn, với các cập nhật theo thời gian thực.
Analytics:Xem hoạt động và xu hướng sử dụng để giúp tối ưu hóa cuộc hẹn ảo và mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.
Manage: Quản lý chi tiết lịch, thêm dịch vụ bằng cách sử dụng các loại cuộc hẹn, thêm nhân viên và phân công vai trò cũng như định cấu hình cài đặt trang đặt lịch hẹn.
Hỗ trợ từ AI, bao gồm GPT từ OpenAI
Với tính năng tóm tắt thông minh trong Teams Premium, người dùng sẽ nhận được các ghi chú cuộc họp được tạo tự động, nhiệm vụ được đề xuất và nội dung nổi bật được cá nhân hóa. Điều này giúp người dùng nhận được thông tin quan trọng nhất đối ngay cả khi đã bỏ lỡ cuộc họp.
Dễ dàng tạo các cuộc họp phù hợp với nhu cầu cá nhân, tổ chức
Microsoft Teams Premium giúp người tham gia có thể xem lại những điểm chính và cần thiết với cá nhân trong cuộc họp. Các điểm đánh dấu dòng thời gian được cá nhân hóa mà chỉ người dùng mới có thể nhìn thấy, gọi ra khi họ tham gia hoặc rời khỏi cuộc họp trong bản ghi cuộc họp; giúp người dùng có thể nhanh chóng bấm và nghe những gì đã bỏ lỡ.
Đại diện CMC Telecom nhấn mạnh: “Việc sử dụng Microsoft Teams Premium sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều nhu cầu như: họp, đào tạo, tổ chức webinar trên cùng một nền tảng duy nhất. Bởi ngày nay các công việc trên thường được diễn ra thường xuyên, do vậy các tổ chức cần quan tâm sử dụng công cụ giúp người tham gia có được các trải nghiệm tốt hơn”.
Thúy Ngà
" alt="Tối ưu chi phí vận hành, tăng hiệu quả cuộc họp với Microsoft Teams Premium"/>Tối ưu chi phí vận hành, tăng hiệu quả cuộc họp với Microsoft Teams Premium