Từ doanh nhân chuyển sang nhà giáo, ông có cảm thấy khác biệt nhiều?
Tôi thấy rất tự nhiên. Tuy nhiên, có một điều đến giờ vẫn chưa quen. Mọi năm, đến giai đoạn cuối năm này, áp lực về “cơm áo gạo tiền”, tiền thưởng Tết cho hàng vạn người khiến tôi như “ngồi trên đống lửa”.
Giờ đây, không áp lực như thế nhưng không hề thảnh thơi. Tôi vẫn phải thức đến 2 - 3h để chuẩn bị một bài giảng, để nghiên cứu kỹ về một doanh nghiệp... để những điều mình nói ra người học cảm thấy thấm thía và hữu ích.
Người đứng trên bục giảng cũng phải suy nghĩ việc triển khai những hướng kinh doanh mới trong giáo dục, những hướng mà xưa nay chưa bao giờ làm, mình cũng chưa từng làm, có thể nói là cực kỳ thách thức.
Ông cảm nhận ra sao về thế hệ sinh viên hiện nay?
Sinh viên bây giờ rất khác thế hệ trước đây. Các em không bị nghèo đói thôi thúc. Thay vì ra khỏi giường để hành động, các em suy nghĩ “thôi, không làm”. Bên cạnh đó, các em bị tác động của mạng xã hội. Trong một “thế giới phẳng”, lúc nào các em cũng nghĩ rằng việc mình nghĩ ra đã rất nhiều người làm và không hành động. Không ít sinh viên bây giờ có một xu hướng được gọi là “chill”, tức kiểu “thả trôi”, không động lực, không mục đích, không mục tiêu.
Nhưng cũng phải nói lại, tôi cũng gặp nhiều sinh viên dù mới chỉ năm thứ nhất, năm thứ hai đã khởi nghiệp. Thậm chí, có bạn sinh năm 2005, tức mới 18 tuổi, đã trình bày rất rành rọt về tiếp cận thị trường, tâm lý khách hàng, cách tiếp cận thị trường, bán hàng, sự khác biệt về dịch vụ...
Chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức ở lĩnh vực việc làm. Tôi muốn nhắc đến “tầng lớp có học nhưng vô dụng”. Đây là tầng lớp có học khác với những người công nhân mất việc vì robot trong tương lai, bởi vì chính trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế họ. Khi ấy, trong công việc lẫn vai trò với xã hội, gia đình, người ta đều bị thay thế một phần hoặc nhiều phần và trở nên vô dụng.
Công nhân là những người ở tầng lớp thất nghiệp đáng lo ngại nhất bởi khi còn quá trẻ đã bị máy móc và robot thay thế. Họ cần được đào tạo lại, rất nhiều kiến thức được giảng dạy cho sinh viên bây giờ đã lạc hậu. Tức nhiều sinh viên chưa ra trường đã trở thành “lỗi thời” và “lạc hậu”.
Đặc biệt, một đội ngũ rất lớn các giảng viên, giáo sư cũng “lỗi thời” và “lạc hậu” khi đang dạy sinh viên những điều quá cũ kỹ.
Các nhà giáo dục luôn nói rằng tâm lực, trí lực và thể lực đều quan trọng như nhau.
Nhưng hiện nay, nhà trường chỉ đánh giá các môn văn hóa. Một trí tuệ sáng suốt, một tâm hồn lành mạnh phải trong một cơ thể khỏe mạnh.
THÁCH THỨC CỦA NGƯỜI THẦY
Với thế hệ trẻ trong thời đại thay đổi như hiện nay, theo ông, họ phải thay đổi ra sao để thích ứng với dòng chảy này?
Trước đây, truyền thống của nước ta dựa trên nền giáo dục một chiều: thầy giảng – trò nghe, ghi chép và cố gắng trình diễn lại. Nhưng tôi nghĩ rằng, giáo dụcngày nay đã khác, đa chiều hơn, tương tác cao hơn, chúng tôi gọi là giáo dục 5 chiều, với 5 hướng chính dưới đây:
Một là, phải học từ những người thầy xuất sắc. Việc có được một người thầy trong học tập và công việc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của từng cá nhân. Hai là, học từ chính những đồng nghiệp, bạn bè của mình. Học thầy không tày học bạn, việc học sẽ rất tự nhiên và mở ra nhiều hướng mới.
Ba là, học từ những người trẻ hơn mình. Con hơn cha, nhà có phúc, người trẻ hơn bây giờ có quá nhiều thứ mà mình không biết. Thầy của tôi mới nhất chỉ 22 tuổi, dạy tôi về sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Bốn là tự học. Trong dòng chảy của thời đại, học tập suốt đời đã trở thành yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn trở thành những cá nhân xuất sắc. Quá trình này đòi hỏi bạn tự học, tự huấn luyện bản thân, tự phản biện và điều chỉnh cá nhân mình. Năm là học từ trí tuệ nhân tạo (AI). Bây giờ AI trở thành người thầy vĩ đại của tất cả mọi người.
Khi nói về giáo dục, các nhà giáo dục luôn nói rằng tâm lực, trí lực và thể lực đều quan trọng như nhau. Nhưng hiện nay, nhà trường chỉ đánh giá các môn văn hóa. Một trí tuệ sáng suốt, một tâm hồn lành mạnh phải trong một cơ thể khỏe mạnh. Các nhà trường hiện nay ít đầu tư nguồn lực cho học sinh phát triển về tâm lực, chủ yếu đánh giá học sinh chỉ qua điểm Văn, Toán... và các kỳ thi của chúng ta cũng thế.
Chúng tôi biết rằng mình cũng trong một vòng xoáy đó. Vì vậy, chúng tôi cố gắng tạo ra những sự khác biệt, dù rất nhỏ như ĐH FPT đã quyết định dạy sinh viên học võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc.
Tất cả sinh viên ra trường đều phải biết chơi một nhạc cụ dân tộc, có thể là đàn bầu, đàn tranh, sáo, nhị, trống... Môn này được đánh giá ngang với tất cả các môn chuyên ngành, không có sẽ không được tốt nghiệp.
Học nhạc không phải để học cho vui. Chúng tôi luôn có một câu: “Sinh viên ra thế giới với tiếng đàn bầu trong tim”. Trong mỗi sinh viên khi bước ra toàn cầu, chúng tôi mong muốn phải có một cái gì đó là chất Việt Nam.
Trong thời đại công nghệ tác động quá lớn như hiện nay, nếu chỉ là một người truyền đạt kiến thức thông thường, người giáo viên cũng sẽ đánh mất vai trò của mình và sự chú ý của học trò vào tay AI, internet và các nền tảng mạng xã hội.
Tôi thường chia sẻ rằng chúng ta không chỉ là một “The teacher” (người thầy) mà phải trở thành một “The Connector” (người kết nối). Không chỉ dừng ở vai trò giảng dạy, người giáo viên hiện đại là người kết nối học sinh với thời cuộc, với xu hướng của xã hội, với các nguồn lực tri thức… bằng năng lực thấu cảm, hiểu biết về thế hệ học trò mới này, và làm gương cho các em bằng việc liên tục học tập và cập nhật.
Xã hội thay đổi, người giáo viên cũng cần đổi thay để bước cùng học trò trong hành trình khám phá bản thân và chinh phục những thử thách mới.
Ông từng chia sẻ: “Sếp nào cũng nói tài sản quý nhất là con người, nhưng hễ gặp khó khăn lại cho ‘tài sản’ ra đường. Ông có lời khuyên nào cho những người trẻ đang từng bước học tập, phấn đấu để trở thành nguồn lực chất lượng cao cho xã hội?
Trong công việc hay bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn cứ làm tròn vai, dù có thái độ và chuyên môn tốt, về cơ bản, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và robot như ngày nay, bạn sẽ bị thay thế. Và người lãnh đạo, dù rất yêu quý bạn cũng đành phải nói lời từ biệt.
Cơm áo gạo tiền là chuyện không đùa với ai và trong trường hợp này, “tài sản quý giá nhất” bị ra đường. Mặc dù bạn thấy mình có chuyên môn tốt và rất ý thức về công việc. Nhưng bạn đang thiếu một điều rất quan trọng, đó là học tập suốt đời, tự học và tự huấn luyện.
Ngày hôm nay, các bạn đang làm ở vị trí nào cần ý thức ngày mai, ngày kia công việc của mình sẽ thế nào? Đó là một câu hỏi quan trọng.
Trong công việc hay bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn cứ làm tròn vai, dù có thái độ và chuyên môn tốt, về cơ bản, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và robot như ngày nay, bạn sẽ bị thay thế. Và người lãnh đạo, dù rất yêu quý bạn cũng đành phải nói lời từ biệt.Cùng với đó, cuối năm cũ, đầu năm mới là thời điểm người ta đặt ra nhiều mục tiêu, KPI cho bản thân. “Tôi sẽ học tiếng Anh mỗi ngày”; “Tôi sẽ làm chủ Chat GPT”; “Tôi sẽ ăn kiêng để giảm béo”… Tôi rất hiểu những mục tiêu đó đều là đáng quý và về mặt lý thuyết đều khả thi. Nhưng nếu quan sát, bạn sẽ thấy một tuần, một tháng đầu, phần nhiều các bạn đều rất hăng hái. Nhưng số người về đích không nhiều.
Đó là khoảng cách giữa mong muốn và sự thật. Hô hào và mơ ước thường dễ hơn bắt tay vào làm việc. Muốn ước mơ thành sự thật, bạn phải nỗ lực bền bỉ, kiên trì, kiên nhẫn thực hiện hành động cụ thể hóa mục đích của mình mỗi ngày.
Những chuyện như kiên trì làm việc, làm đi làm lại cho đến khi thành thạo, một mình tự học, tự tập luyện hàng giờ đều tẻ nhạt hơn việc lướt Facebook, Tiktok… rất nhiều.
Muốn có những đột phá trong năm mới, bạn không chỉ cần những nhận thức mới, mà còn cần nỗ lực bền bỉ, kiên trì – những điều tưởng như đã cũ qua mỗi năm.
" alt=""/>Sinh viên Việt ra thế giới với tiếng đàn bầu trong timĐể chứng minh, hacker đã chia sẻ nhiều tệp dữ liệu chứa thông tin vận chuyển, thông tin về các container, hệ thống kiểm soát container, thông tin tàu thuyền, cách bố trí và mã cảng.
Hacker không chia sẻ cụ thể cách thức hành động của mình, đồng thời cũng không nói gì về việc sẽ rao bán các dữ liệu. Tuy vậy, người này úp mở khi cho biết sẽ còn nhiều thông tin nữa được tiết lộ trong thời gian tới.
Theo ghi nhận của VietNamNet, sau khi những nội dung này được đăng tải trên R***forums, có một số người quan tâm và ngỏ ý muốn liên hệ với hacker để trao đổi.
Cần nói thêm rằng, R***forums là diễn đàn nơi các hacker thường xuyên buôn bán, chia sẻ dữ liệu. Trước đó, nhiều vụ rò rỉ dữ liệu liên quan đến người dùng Việt Nam đã từng được phát hiện trên diễn đàn này.
Mới đây nhất, hồi cuối năm 2021, dữ liệu hàng triệu nhà đầu tư "tiền ảo" Việt đã bị rao bán. Dữ liệu này bao gồm họ và tên, email, tất cả thông tin trên thẻ căn cước, hình ảnh và video khuôn mặt của nạn nhân.
Trước đó chỉ ít ngày, công ty có chuyên môn về bảo mật là Bkav cũng dính vào rắc rối khi để lộ lọt thông tin người dùng. Hậu quả của vụ việc khiến khoảng 200 người dùng các dòng sản phẩm khác nhau của tập đoàn bị liên đới.
Trọng Đạt
Thay vì thỏa hiệp với hacker để vụ việc "chìm xuồng", startup này đã từ chối yêu cầu và công khai vụ tấn công tới tất cả người dùng trước cả khi hacker rao bán dữ liệu.
" alt=""/>Thêm doanh nghiệp Việt dính nghi vấn bị hacker “thăm hỏi”LTS:Tuổi ô mai trong sáng nhưng nông nổi, bồng bột. Nhiều cô cậu học trò ngày nay có những cách yêu và hiện tình yêu ngày càng bạo dạn: từ những messenger tình tứ, lên mạng xã hội “khoe” ảnh “tình yêu”, hoàng loạt vụ lộ clip sex đến những cái ôm hôn ngay trước cổng trường, trong lớp học hay công viên nhà nghỉ. Thậm chí có bạn chẳng ngại ngần bày tỏ tình yêu với thầy cô. Thực trạng đã đến hồi báo động? |
![]() |
Nữ sinh tỏ tình thầy giáo không còn là chuyện hiếm (minh họa của Leo/Kiến thức) |
Cô giáo Lê Trang vừa tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm HN được hơn 1 năm và hiện đang công tác tại một trường THPT ở Sơn Tây. Nếu so về tuổi tác, cô chỉ hơn học trò của mình 5,6 tuổi.
Thậm chí nếu trong những lần đi dã ngoại cùng lớp, không mặc quần áo trang trọng như khi đứng trên bục giảng thì cô như lọt thỏm giữa nhóm học sinh của mình và không ai nghĩ cô là giáo viên của lớp.
Từng là á khôi trong lần tham dự cuộc thi Miss sư phạm nên cô có vẻ ngoài cuốn hút và cách nói chuyện dí dỏm, trẻ trung. Cô hay tâm sự, gần gũi với học trò nên nhiều em học sinh hâm mộ, nhất là học sinh nam.
Cô chia sẻ: “Có lần còn được một em học sinh nam viết tặng thơ, cũng có lần được các em nói thẳng: Nhìn cô đẹp như thế, chúng em chỉ ngồi ngắm mà không sao học nổi’. Cô cũng chỉ cười rồi nói ý với học trò chứ không biết phải thể hiện như nào trước những lời nói và tình cảm của học trò dành cho mình.
Còn thầy Phạm Hồng Quân, hiện đang là giáo viên cấp 2 của một trường THCS ở huyện Thường Tín, Hà Nội cũng chia sẻ những pha dở khóc, dở cười vì học sinh của mình. Học Cao đẳng sư phạm 3 năm, sau khi tốt nghiệp thầy được về công tác tại một trường cấp 2 ngay gần nhà.
Thầy Quân có khuôn mặt điển trai, nói chuyện hài hước, hay pha trò trên lớp nên là tâm điểm chú ý của các bạn nữ. Thầy dạy bộ môn hóa học nên thường xuyên phải cho học sinh thí nghiệm. Những buổi thực hành đi đến phòng thí nghiệm là “cơ hội” để các bạn nữ cảm thấy được gần gũi thầy hơn, được hỏi han nhiệt tình hơn.
Thầy kể, có những câu hỏi ngây ngô của học trò mà nhiều khi ngồi nghĩ lại thấy bật cười, học trò bây giờ lém lỉnh, bạo dạn hơn xưa rất nhiều. Hồi còn là học sinh rất ít khi trò dám hỏi thẳng thừng những câu hỏi riêng tư với thầy trên lớp như hoàn cảnh bây giờ thầy đối diện.
Trong những câu hỏi, học sinh còn không ngần ngại thêm vào những câu hỏi trêu chọc thầy: “Phản ứng này nếu gặp ngoài cuộc sống giữa một người đàn ông với một người phụ nữ liệu có cần chất xúc tác gì không hả thầy”. “Lúc đó tôi chỉ cười vì biết ý đồ của lũ học trò mang danh nhất quỷ nhì ma của mình”.
Thầy nhớ lại, ngày đầu tiên khi bước chân vào lớp, đám học sinh nghịch, rất mất trật tự. Một em học sinh nữ bị 2 bạn ngồi cạnh đưa đẩy, xung phong. Đang ngạc nhiên vì mình chưa giảng gì đã có học sinh hỏi, em đó đứng dậy :“Thưa thầy, thầy sinh năm bao nhiêu? Thầy trẻ quá. Thầy đã có người yêu chưa ạ? Thầy có số điện thoại liên lạc không ạ? Thầy cho lớp em xin với”.
“Tôi giới thiệu bản thân trước lớp và cho lớp số điện thoại, nick yahoo để tiện liên lạc, hỏi bài. Ngay tối hôm đấy tôi phải tắt nguồn điện thoại vì học sinh nhắn tin tới quá nhiều.
Không phải tôi kiêu không trả lời mà toàn những tin nhắn mang tính chất nhạy cảm, không phù hợp giữa giáo viên với học sinh”. Thầy cũng không thể ngờ học sinh cấp 2 mà có những câu nói, những lời tình cảm sướt mướt như thế.
“Thầy ăn cơm chưa ạ, thầy đang làm gì thế ạ, thầy có người yêu chưa, thầy có thể lên mạng để em hỏi bài một chút được không ạ”,.. Đó là tất cả những tin nhắn quen thuộc thầy nhớ như in, hôm nào cũng lặp lại của một cô học sinh.
Nhà thầy ở cạnh nhà thờ, mấy học sinh nữ thường xuyên viện cớ đến đó để dò xem thầy có nhà hay không? Thầy tâm sự: “Học sinh bây giờ ghê gớm hơn xưa nhiều. Có hôm 4,5 em đến đầu ngõ rồi í ới gọi. Hôm đó có bạn gái tôi tới nhà chơi, tôi bị phen hú vía”.
Thầy cười: “Bản chất của tôi vẫn là nhát phụ nữ. Những pha như thế tôi không biết phải xử lí như thế nào. Học trò đến chẳng nhẽ lại không tiếp, mà bạn gái mới quen cũng chỉ thỉnh thoảng tới nhà. Cô ấy hay ghen, biết ở trường tôi dạy có nhiều em hâm mộ như này chắc tình hình hơi phức tạp”.
Lứa tuổi mới lớn thường có những rung động đầu đời với người khác giới, ngay cả khi đó là thầy, cô dạy mình. Song, không hẳn tất cả đều là tình yêu, mà đôi khi đó chỉ là một sự ngưỡng mộ, thần tượng, hay một chút “cảm nắng”.
Cô Trường, một giáo viên có gần 30 năm làm THPT tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc chia sẻ: “Trong trường hợp này, thầy, cô cần thể hiện thái độ rõ ràng ngay từ đầu. Và cũng phải khéo léo, tế nhị đặt vấn đề để các em tập trung vào việc học hơn mà không làm tổn thương các em. Ở lứa tuổi tâm lý đầy biến động này, rất cần sự quan tâm, giáo dục kết hợp từ phía nhà trường và gia đình”.
Các tin liên quan |
Nhức mắt chuyện yêu trên mạng của giới trẻ Học trò yêu ngay trong lớp học |