Sau đó, đích thân Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - học trò cưng của ông Ba Quốc dẫn tác giả đến gặp thầy và bảo lãnh tư cách thì ông mới đồng ý.
Tuy nhiên, những điều mà ông Ba Quốc chia sẻ quá khiêm tốn nên nhà báo Hoàng Hải Vân phải tìm gặp một số người liên quan, gia đình và các giao liên để khai thác thêm nhiều khía cạnh chân dung nhân vật.
Tác giả tiếp tục nhờ Đại tá tình báo Tư Cang tiếp cận, mang cho mình cuốn hồi ký của Thiếu tướng tình báo Sáu Trí ở Tổng cục II.
Tất cả nguồn thông tin quý giá trên là cơ sở để có 36 kỳ đăng báo Thanh Niên về nhà tình báo nổi danh. Điều đáng buồn ở kỳ thứ 36, ông Ba Quốc qua đời.
Nhà báo Hoàng Hải Vân cho hay, mọi nỗ lực chỉ ghi lại chiến công, khắc họa chân dung ông Ba Quốc trong giai đoạn chống đế quốc Mỹ, quãng đời sau năm 1975 không thể khai thác.
Phần II Vĩ thanh - Hai mươi năm nhìn lạigồm 8 bài viết được 2 tác giả tổng hợp những thông tin quan trọng từ cuốn Người thầycủa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc đời ông Ba Quốc.
... sóng gió chưa qua
Khi bài viết Giải cứu ông Nguyễn Văn Linh và 9 đặc khu ủy viên Sài Gòn - Gia Địnhnói về chiến công nguy hiểm nhất của ông Ba Quốc được xuất bản, sóng gió thực sự ập đến với Hoàng Hải Vân và tờ báo.
Trước hết, gia đình nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phản ứng vì chưa từng biết thông tin này.
Đến khi Tổng cục II chính thức xác nhận thông tin nói trên được lưu trữ trong hồ sơ, sóng gió mới lắng xuống. Hóa ra, ông Ba Quốc từng cứu ông Nguyễn Văn Linh (là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định năm 1955-1957) nhưng chưa từng kể với bất kỳ ai, chính nguyên Tổng bí thư cũng không biết chuyện mình được cứu.
Sau đó, Hoàng Hải Vân cùng lãnh đạo báo và tướng Vịnh đến nhà gặp gỡ, giải thích với gia đình ông Nguyễn Văn Linh về câu chuyện này.
Ngoài lần giải cứu ông Nguyễn Văn Linh, cuốn sách Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạngcòn ghi lại những chiến công lừng lẫy không kém như cứu ông hoàng Norodom Sihanouk; chỉ điểm 7 ổ gián điệp Mỹ, 35 ổ gián điệp của chính quyền Sài Gòn; bắt lãnh đạo giáo phái Hòa Hảo...
Qua các bài viết, ông Ba Quốc hiện lên với hình ảnh nhà tình báo lỗi lạc cùng một số nguyên tắc bất di bất dịch: tình báo đúng sự thật bất kể thái độ của cấp trên, từ bỏ triệt để lòng hận thù, luôn biết điều gì nên hay không nên nói đến phút cuối cùng...
Từ đó, bạn đọc thêm hiểu về công việc tình báo hoặc như tướng Vịnh từng nói với Hoàng Hải Vân: "Nhờ bài báo của ông, tôi tuyển tình báo dễ hơn".
Cuốn sách cũng khắc họa ông Ba Quốc với hình ảnh người chồng, người bố đặc biệt. Vì nhiệm vụ, ông có 2 gia đình tại Hà Nội và Sài Gòn. Sau năm 1975, vợ con ông ở hai đầu đất nước gặp nhau. Họ hiểu những gì chồng, bố mình làm nên yêu thương nhau một cách chân thành. Các con của ông Ba Quốc ở Sài Gòn gọi vợ ông ở Hà Nội là "mẹ".
3.000 cuốn Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạngvừa phát hành đã bán hết trong 2 tháng, đang tiếp tục tái bản đủ nói lên sức hấp dẫn của tác phẩm với công chúng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết về người thầy tình báo Ba QuốcSau 20 năm ấp ủ, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho ra mắt sách "Người thầy" kể về cuộc đời và con người thiếu tướng Đặng Trần Đức, cũng là người thầy của ông trong ngành tình báo." width="175" height="115" alt="Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng" />