Tuy nhiên, dù doanh số đi xuống, Xpander vẫn là mẫu xe dẫn đầu phân khúc MPV.
Trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường tháng 10/2023, Xpander tụt 3 bậc, xuống vị trí thứ 5.
Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng doanh số của Mitsubishi Xpander là 15.464 chiếc, giảm 12,9 % so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 17.757 xe).
Mitsubishi Xpander hiện được phân phối với 4 phiên bản là MT, AT, AT Premium và Xpander Cross, đều sử dụng động cơ 1.5L. Giá bán của Xpander hiện từ 555 triệu đồng, riêng phiên bản Xpander Cross mới ra mắt vào cuối tháng 2 vừa qua có giá 698 triệu đồng.
KIA Carnival: 522 xe
Tháng trước, KIA Carnival xếp sau các đối thủ Toyota Veloz, Honda BR-V, Hyundai Stargazer, nhưng sang tháng 10, mẫu xe này bất ngờ bứt phá, tăng trưởng mạnh trở lại với 522 xe được bán ra thị trường, tăng 33,5% so với tháng 9 (bán 391 xe). Con số này giảm 22 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái (bán 500 xe).
Lũy kế 10 tháng của năm 2023, KIA Carnival bán ra là 4.277 xe, giảm đến 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái (bán được 8.310 xe).
KIA Carnival hiện đang thể hiện tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số, trong khi các đối thủ thì ngược lại. Điều này đã giúp Carnival vươn lên đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng phân khúc, vốn là vị trí quen thuộc của đối thủ Toyota Veloz.
Kia Carnival hiện có 5 phiên bản với giá niêm yết dao động từ 1,199-1,839 tỷ đồng. Tất cả các phiên bản KIA Carnival đều được trang bị động cơ V6 3.5L 290 mã lực, đi kèm là hệ dẫn động cầu trước và hộp số tự động 8 cấp.
Hyundai Stargazer: 495 xe
Hyundai Stargazer tiếp tục gây bất ngờ khi vẫn giữ vững vị trí thứ 3 phân khúc MPV. Doanh số tháng qua của mẫu xe này thậm chí còn cao hơn cả Toyota Veloz, Honda BR-V. Cụ thể, trong tháng 10, Hyundai Stargazer đạt doanh số 495 chiếc, tăng 23,75% so với tháng trước (bán 44 xe). Tổng cộng doanh số 10 tháng đã qua của mẫu xe này là 3.095 xe.
Sự tăng trưởng ấn tượng như như trên có thể lý giải là do tháng 10 Hyundai Stargazer tiến hành chiến dịck giảm giá "sốc', bản tiêu chuẩn chỉ còn ngang Hyundai i10, KIA Morning bản cao cấp. Tại nhiều đại lý Hyundai khu vực Hà Nội, các nhân viên bán hàng đều cho biết mẫu Stargazer hiện được ưu đãi cao nhất lên tới gần 130 triệu đồng, gồm 2 bản đặc biệt và cao cấp.
Hyundai Stargazer được phân phối với 4 phiên bản tại Việt Nam với giá niêm yết từ 575 - 685 triệu đồng. Xe trang bị động cơ xăng hút khí tự nhiên với cỗ máy Smartstream G 1.5L mới, cho công suất 115 mã lực tại 6.300 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 144 Nm tại 4.500 vòng/phút.
Honda BR-V: 468 xe
Honda BR-V đã gây bất ngờ khi lọt top xe bán chạy với 793 chiếc bán ra trong tháng 9. Nhưng sang tháng 10, doanh số mẫu xe này chỉ đạt 468 chiếc bán ra thị trường, giảm 41% so với tháng trước. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, đã có 1.797 chiếc BR-V được bàn giao đến tay khách hàng.
Honda BR-V là 'tân binh' của thị trường ô tô Việt Nam khi vừa ra mắt vào đầu tháng 7 vừa qua. Hiện, mẫu xe thuộc phân khúc MPV này được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia với 2 phiên bản G và L cùng giá bán lần lượt là 661 và 705 triệu.
Toyota Veloz Cross: 390 xe
Xếp thứ 5 phân khúc là Toyota Veloz Cross. Trong tháng 10/2023, mẫu xe này chỉ bán được 390 xe, giảm 35,4% xe so với tháng 9 (bán 604 xe). Tổng doanh số 10 tháng đã qua của Toyota Veloz Cross là 6.532 xe, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 11.255 xe).
Veloz Cross đang được giới thiệu với 2 phiên bản là CVT và TOP, đều sử dụng động cơ 1.5L kết hợp với hộp số tự động CVT. Giá bán của Veloz Cross cho 2 bản này lần lượt là 658 và 698 triệu đồng. Từ đầu năm 2023, Veloz Cross được Toyota Việt Nam lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu từ Indonesia.
Ngoài các mẫu xe có mặt trong top 5, doanh số của một số cái tên khác trong phân khúc MPV tháng 10/2023 như sau:
Hyundai Custin:324 chiếc
Toyota Avanza: 253 chiếc
Toyota Innova: 129 chiếc
Suzuki Ertiga:118 chiếc
Bạn có bình luận thế nào về bảng xếp hạng xe MPV trong tháng 10/2023? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vốn là sự kiện thường niên được khởi xướng từ năm 2015, Ngày trải nghiệm RMIT thu hút hàng nghìn học sinh trung học và phụ huynh tham dự mỗi năm tại Hà Nội và TP.HCM.
Năm nay, chuỗi Ngày trải nghiệm trực tuyến sẽ diễn ra trong bốn ngày 7- 8/11 và 14-15/11 dành cho học sinh, phụ huynh đang sinh sống ở Việt Nam và nước ngoài. Khách tham dự có thể đăng ký hàng loạt lớp học thử cùng các buổi hội thảo tương tác để hiểu hơn về trải nghiệm học tập tại RMIT. Phụ huynh và học sinh có thể xem lịch trình và đăng ký tham gia miễn phí tại đây.
Những năm trước, Ngày trải nghiệm được tổ chức riêng cho từng nhóm ngành kinh doanh, sáng tạo, công nghệ. Năm nay, Đại học RMIT đã chuyển hoàn toàn sang tổ chức trực tuyến và kết hợp tất cả các ngành học trong cùng một chuỗi sự kiện để đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới.
Tham gia Ngày trải nghiệm trực tuyến, các học sinh có thể lựa chọn những lĩnh vực mình quan tâm nhất từ 22 lớp học thử online. Chẳng hạn, tại lớp học trải nghiệm của ngành CNTT mang tên “Xây nhà trên web”, học sinh có thể làm quen với các ngôn ngữ thiết kế web và tự tay tạo website của riêng mình. Còn tại lớp “Nhiếp ảnh trong tầm tay” của ngành Thiết kế truyền thông số, học sinh sẽ học cách biến điện thoại thông minh thành thiết bị chụp ảnh lợi hại như của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Mỗi lớp học đều do những giảng viên giàu kinh nghiệm của trường giảng dạy bằng tiếng Anh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu về các môn học trong từng ngành. Học sinh có thể giao lưu và đặt câu hỏi trực tiếp cho giảng viên trong mỗi lớp.
Ngoài các lớp học thử, phụ huynh và học sinh có thể đến với các hội thảo thông tin về 3 nhóm ngành kinh doanh, sáng tạo, công nghệ để tham gia tọa đàm với người trong nghề về triển vọng sự nghiệp của các ngành này.
Chuỗi hội thảo này sẽ có góp mặt của các khách mời nổi tiếng, như đạo diễn phim “Ròm” - Trần Thanh Huy, Nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty TRG International - Rick Yvanovich; Giám đốc điều hành Công ty ClickMedia Nguyễn Hải Hà; Giám đốc Chiến lược kinh doanh Microsoft Lê Đức Trung, Giám đốc thị trường Việt Nam của Consulus, Helena Phạm Thị Thu Hằng…
![]() |
Các lớp học trải nghiệm giúp học sinh có thêm cơ sở để chọn đúng ngành khi vào đại học. (Ảnh minh họa) |
Cùng với đó, để giúp học sinh có thêm hành trang trước ngưỡng cửa đại học, RMIT cũng tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến với sinh viên và cựu sinh viên trường. Tại đây, học sinh sẽ được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm học tập trong môi trường đa văn hóa, giao lưu kết bạn với các bạn học quốc tế, cũng như cách xây dựng mối quan hệ với chuyên gia trong ngành.
Ngoài ra, những học sinh có nguyện vọng du học có thể gặp gỡ với đại diện RMIT từ cơ sở Melbourne (Úc), để tìm hiểu về cơ hội du học tại đây và cơ hội trao đổi tại hơn 200 đại học đối tác của RMIT trên khắp thế giới.
Bà Jan Clohessy, Giám đốc Marketing toàn cầu của RMIT cho biết, nhà trường đã triển khai giảng dạy trực tuyến để bắt nhịp với thời đại 4.0. Đặc biệt, trong thời gian thích ứng với đại dịch Covid-19 vừa qua, RMIT đã tổ chức thành công hàng trăm khóa học online cho sinh viên toàn cầu.Về phát triển chính quyền số, mục tiêu cơ bản đến năm 2025 của Quảng Nam là 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Cũng đến 2025, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh…
Với trụ cột kinh tế số, Quảng Nam đặt mục tiêu kinh tế số sẽ chiếm 10% GRDP của tỉnh vào năm 2025. Cùng với đó, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10% và năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
Trong thời gian từ nay đến 2025, Quảng Nam cũng tập trung phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số để hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới hơn 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; và đưa tỷ lệ dân số của tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%.
Chuyển đổi số tại Quảng Nam sẽ ưu tiên 7 lĩnh vực
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030, cùng với việc vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ tập trung triển khai, UBND tỉnh Quảng Nam cũng dự kiến 7 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, bao gồm: xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, tài nguyên môi trường và chuyển đổi số cấp xã gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, về xây dựng chính quyền số, ngay trước đó, vào ngày 9/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025”.
Đề án hướng tới xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng ICT hiện đại, đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sâu rộng; phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT; đảm bảo an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh.
Đồng thời, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân theo hướng bền vững; ứng dụng các thành tựu của cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Xác định chuyển đổi số cấp xã gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung cần ưu tiên, kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số của tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ xây dựng mô hình chuyển đổi số tại 2 xã trên địa bàn tỉnh gồm 1 xã đồng bằng và 1 xã nông thôn, miền núi. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả tại 2 xã này sẽ nhân rộng mô hình với các địa phương còn lại.
Cụ thể, để chuyển đổi số tại các xã được chọn, Quảng Nam sẽ thực hiện tái cấu trúc hạ tầng số, chỉnh sửa website, tạo kênh kết nối cho Lãnh đạo xã, đào tạo nâng cao trình độ sử dụng CNTT cho cán bộ, tăng cường đảm bảo an toàn thông tin. Đồng thời, lắp đặt POS, QR Code tại bộ phận 1 cửa của xã, tạo điều kiện cho người dân thanh toán phí, lệ phí các thủ tục hành chính phát sinh.
Bên cạnh việc phát triển thương mại điện tử và y tế thông minh, triển khai chuyển đổi số tại xã, Quảng Nam cũng tập trung xây dựng chính quyền điện tử cấp xã.
Theo đó, xã sẽ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, phục vụ đời sống kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật) đạt tối thiểu 80%.
Cùng với đó, triển khai các ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành như quản lý thông tin nhân khẩu, hộ gia đình trên địa bàn xã, quản lý các chính sách an sinh xã hội, xây dựng kênh trao đổi, tương tác trực tuyến giữa chính quyền xã và nhân dân, bản tin điện tử của UBND xã qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ xã về chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số.
Trong thông tin chia sẻ với ICTnews hồi giữa tháng 7/2020, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, để triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đồng bộ, hiệu quả trên toàn quốc, Bộ TT&TT cho biết sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy thí điểm chuyển đổi số tại một số xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Tiếp đó, tại hội nghị trực tuyến giao ban công tác quản lý nhà nước quý III/2020 của Bộ TT&TT vào ngày 7/9, đại diện Cục Tin học hóa cho hay, trên toàn quốc đang có 12 xã triển khai thí điểm mô hình xã thông minh, trong đó có xã ở miền núi, có xã ở nông thôn, có xã ở vùng biên giới, hải đảo và các xã cũng có mức độ sẵn sàng ứng dụng ICT ở các mức khác nhau." alt=""/>Quảng Nam ưu tiên chuyển đổi số cấp xã, gắn với xây dựng nông thôn mới