Bruce Guan đến Australia cùng cha mẹ từ năm 3 tuổi. Lúc đó, cả gia đình phải sống trong một khu nhà của chính phủ nước này. Khi đi học, Bruce Guan không giỏi. Sau khi học xong trung học, thậm chí anh không đủ điểm để xét vào đại học.
Bruce Guan chọn học ngành thiết kế đồ hoạ vì thích trò chơi điện tử và phim ảnh. Sau khi tốt nghiệp, anh tìm được một công việc phù hợp với ngành đã học rồi chuyển sang một công ty khác. Năm 2004, Bruce Guan đã mua bất động sản đầu tiên từ số tiền tiết kiệm được. Tuy nhiên, lúc đó, người đàn ông này không tìm hiểu kỹ.
![]() |
Anh Bruce Guan và gia đình khi mới đến Australia |
"Cơ bản là tôi chỉ lắng nghe những gì người khác nói và mua bất động sản với giá 280.000 đô la Australia, (4,8 tỷ đồng) hiện nó có giá 1 triệu đô la Australia (17,4 tỷ đồng). Điều đáng buồn là tôi chỉ giữ bất động sản đó 3 năm. Năm 2007, tôi bán nó với giá 260.000 đô la Australia (4,5 tỷ đồng)", Bruce Guan nhớ lai.
Mặc dù, giá bán sụt với giá mua 20.000 đô la Australia (350 triệu đồng) nhưng nếu tính cả chi phí bảo trì, tiền cho thuê thì khoản lỗ là 50000 đô la Australia (872 triệu đồng). Nói về lý do bán, Bruce Guan nhớ lại, những người thuê nhà của anh là các đối tượng buôn bán ma tuý nên khó đuổi họ ra khỏi nhà. Cuối cùng Bruce Guan đành chọn phương án bán nhà dù biết là lỗ.
Khi bán được căn nhà, Bruce Guan cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng không nhận ra giá nhà tăng cao trong thời gian sau đó. Ba năm sau, người đàn ông này nhận ra đã mắc sai lầm. "Tôi đưa ra quyết định sai lầm vì không nghiên cứu kỹ. Tôi bán căn nhà vì cảm tính thay vì bán dựa trên tìm hiểu", Bruce Guan bày tỏ.
Trở lại thị trường
Năm 2010, người đàn ông này một lần nữa quay lại thị trường. Tuy nhiên, trước đó, Bruce Guan đã đọc nhiều sách, xem nhiều clip và học hỏi từ một người quen - người này có 10 căn nhà trong danh mục đầu tư.
![]() |
Căn nhà đầu tiên được Bruce Guan mua rồi nhanh chóng bán dù lỗ |
Bruce Guan mua một căn hộ một phòng ngủ ở Stanmore, Australia với giá 365.000 đô la Australia (6,3 tỷ đồng), hiện có giá 800.000 đô la Australia (13,9 tỷ đồng). Năm 2012, người đàn ông này mua 2 căn hộ khác ở Parramatta.
Thị trường bất động sản tăng trưởng từ năm 2010-2013 giúp căn hộ một phòng ngủ ở Stanmore tăng từ 360.000 đô la Australia lên mức 550.000 đô la Australia (8,7 tỷ đồng). Năm 2018, người đàn ông này bán căn hộ với giá 630.000 đô la Australia (10,9 tỷ đồng) và kiếm được lợi nhuận 260.000 đô la Australia (4,5 tỷ đồng). Trong khi căn hộ 2 phòng ngủ được bán với giá 810.000 đô la Australia (14,1 tỷ đồng) dù giá mua chỉ là 515.000 đô la Australia (8,9 tỷ đồng).
Sau đó, anh tiếp tục mua môt căn hộ ở Melbourne hồi năm 2014 với giá 240.000 đô la Australia (4,1 tỷ đồng), hiện có giá 500.000 đô la Australia (8,7 tỷ đồng). Một căn nhà khác ở Melbourne đưa về tiền thuê 510 đô la Australia/tuần (8,8 triệu đồng/tuần) nên kiếm được 1000 đô la Australia/tháng (17,4 triệu đồng/tháng). Ngoài ra, còn có 3 bất động sản ở Brisbane được mua từ 2015 đên 2018 trong đó có căn một phòng ngủ, giá mua ban đầu là 400.000 đô la Australia (7 tỷ đồng), hiện có giá 500.000 đô la Australia (8,7 tỷ đồng).
Ngoài ra, Bruce Guan cũng mua một số bất động sản khác, trong đó có một căn hộ hạng sang ở Adelaide với 2 phòng ngủ tại một tầng cao của tòa nhà nổi tiếng. Năm 2017, căn hộ được mua với giá 570.000 đô la Australia (9,9 tỷ đồng), hiện được định giá khoảng 750.000 đô la Australia (13 tỷ đồng), giá cho thuê mỗi tuần là 610 đô la Australia (10,6 triệu đồng).
Bruce Guan chia sẻ: “Từ năm 2017 đến năm 2020, thị trường không tăng trưởng, chỉ đứng giá nhưng đã tăng thêm 100.000 đô la Australia (1,7 tỷ đồng) trong 6 tháng qua”.
Hiện Bruce Guan (bên trái) đang có 8 bất động sản đầu tư |
Hiện nay, Bruce Guan có 8 bất động sản thuộc danh mục đầu tư. Khi bước sang tuổi 30, Bruce Guan quyết định chuyển sang lĩnh vực bất động sản, bởi vì đã đạt được những gì mình muốn làm trong lĩnh vực thiết kế. Với người đàn ông này, tích luỹ được nhiều bất động sản không có cảm giác gì đặc biệt nhưng anh cho biết đã hy sinh nhiều để biến điều đó thành hiện thực.
"Nhiều người không làm những điều tôi đã làm và đưa ra quyết định mà tôi đã thực hiện. Ai muốn đặt mình vào nợ nần, ai muốn bỏ việc và chuyển sang lĩnh vực mới", anh cho hay.
Giữa đại dịch Covid-19, người đàn ông này lập công ty để giúp mọi người cách mua bất động sản, địa điểm nên mua... Mục đích làm cho "mọi người có thể đến với sự giàu có".
Diệu Quỳnh (Theo News)
Giữa lúc thị trường lên cơn sốt, khách muốn mua nhà đất có thể vấp phải 4 sai lầm dưới đây để rồi phải ngậm ngùi ôm "trái đắng" khi giá cả đi xuống.
" alt=""/>Sau 3 năm gánh lỗ, đại gia ôm loạt nhà đất hàng chục tỷĂn quá nhiều thịt đỏ mỡ có thể không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một lượng thịt nạc đỏ vừa phải không làm tăng cholesterol mà lại chứa các chất dinh dưỡng như protein, vitamin B3, B12, sắt và kẽm. Thăn bò là phần thịt nạc tốt cho sức khỏe, có thể chế biến nhiều món chất lượng.
Thịt lợn
Thịt lợn nạc cũng tốt cho cơ thể của bạn như thịt bò nạc và thịt gà. Trong một nghiên cứu, việc sử dụng thịt lợn nạc giúp cơ thể giảm chất béo và thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn. Để thưởng thức món ăn đậm đà hơn, hãy thử thăn lợn xát muối. Món thịt nạc này có hương vị thơm ngon và hoàn hảo để chế biến món nướng.
Gà
Theo Webmd, thịt gà có hàm lượng chất béo bão hòa - loại có hại - thấp hơn nhiều so với hầu hết các loại thịt đỏ. Một khẩu phần gà 85g có 25,9g protein cùng với các axit amin thiết yếu, sắt và vitamin B3, thúc đẩy tế bào phát triển và trao đổi chất. Bạn có thể ăn gà nướng nguyên con kết hợp cùng với món salad rau đơn giản.
Cừu
Giống như thịt bò, thịt cừu là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3, vitamin B3, B12, kẽm và sắt. Thịt cừu hầm với loại rau tốt cho sức khỏe.
Dê
Ba phần tư thế giới ăn các món chế biến từ dê, trong đó có Việt Nam. Thịt dê có ít chất béo và calo hơn nhiều so với các loại thịt đỏ khác, đồng thời có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Loại thịt này cũng có rất ít chất béo bão hòa - thậm chí còn ít hơn thịt gà.
Gan
Gan, đặc biệt là gan bò, là một trong những loại thịt bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn. Đó là một nguồn protein chất lượng cao, vitamin A, B6, B9, B12, sắt, kẽm và các axit amin thiết yếu. Một đĩa pate gan bò kết hợp với ly rượu vang đỏ là lựa chọn hoàn hảo.
Phụ nữ ở Đông Nam Bộ sinh rất ít con
Theo điều tra biến động dân số năm 2021 do Tổng cục Thống kê công bố (đây là số liệu chính thức mới nhất), trong 6 vùng kinh tế, có 4 vùng có mức sinh cao hơn mức thay thế, bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,43 con; Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 2,32 con; Tây Nguyên 2,36 con; Đồng bằng sông Hồng 2,37 con.
Hai vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long (1,82 con) và Đông Nam bộ là (1,61 con). Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam bộ) là 0,82 con.
Tính theo đơn vị địa phương, TP.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước (gần 10 triệu người), gấp 30 lần dân số Bắc Kạn (ít nhất), nhưng phụ nữ ở TP.HCM lại "lười" sinh nhất.
Chi cục Dân số TP.HCM cuối năm 2022 thông tin ước tính tổng tỷ suất sinh của thành phố này là 1,39 con. Kết quả Điều tra biến động dân số năm 2021 cho thấy mức sinh ở TP.HCM là 1,48 con/phụ nữ.
Bạc Liêu, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ đều có mức sinh dưới 1,7 con. Trong khi đó, ở Hà Tĩnh, mỗi phụ nữ sinh tới gần 3 con, cao nhất cả nước.
Năm 2021, mỗi phụ nữ ở khu vực thành thị sinh 1,64 con, thấp hơn con số 2,4 ở khu vực nông thôn. Theo cơ quan chuyên môn, sự khác biệt mức sinh là do các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông thôn.
Việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn.
Ngoài ra, nhờ điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn, do đó trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này.
Người Hà Nội kết hôn sớm hơn TP.HCM
Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi (cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020). Trung bình nam giới Việt Nam lần đầu kết hôn ở tuổi 28,3 còn nữ là 24,1.
Ở vùng Đông Nam bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM...), đàn ông kết hôn khi gần 30 tuổi, nữ là hơn 26. Trong khi ở đồng bằng sông Hồng (như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình...), nam giới kết hôn lần đầu trung bình ở tuổi 28, nữ gần 24.
Nếu xét theo địa phương, TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất, lên tới 29 tuổi. Trong đó, đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5; nữ là 27,5. Người Hà Nội kết hôn sớm hơn, trung bình ở tuổi hơn 26, trong đó nam giới kết hôn lần đầu khi 28,3 tuổi, nữ là 24,5.
Địa phương có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình thấp nhất cả nước là Lai Châu, 21,6 tuổi.