Nhận định, soi kèo Nagoya Grampus với Cerezo Osaka, 13h00 ngày 21/4: Đứt mạch bất bại


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bulleen Lions vs Bentleigh Greens, 16h30 ngày 31/3: Củng cố ngôi đầu -
Khắc tinh duy nhất với tên lửa Oreshnik "không thể đánh chặn" của Nga Khắc tinh duy nhất với tên lửa Oreshnik "không thể đánh chặn" của NgaDương Đăng
(Dân trí) - Theo nhiều chuyên gia phương Tây, hệ thống phòng thủ THAAD do Mỹ chế tạo là đối trọng duy nhất với tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik thế hệ mới của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ (Ảnh: Lockheed Martin).
Sức mạnh tên lửa Oreshnik của Nga đang khiến Mỹ và các đồng minh NATO thực sự lo ngại. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, hiện tại không hệ thống phòng thủ nào có thể đánh chặn Oreshnik và thế giới cũng chưa có vũ khí nào tương tự.
Trong khi đó, các chuyên gia phương Tây lập luận rằng duy nhất một hệ thống có thể có cơ hội, dù là một cơ hội nhỏ, để ngăn chặn vũ khí như vậy của Nga. Đó là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Theo Teal Group, THAAD là một "hệ thống di động được thiết kế để phòng thủ tầm xa chống lại các tên lửa như Oreshnik".
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của THAAD là hệ thống radar đi kèm với tên lửa. Đó chỉ là một phần của Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMDS) lớn hơn được xây dựng theo cam kết của chính quyền cựu Tổng thống Ronald Reagan trong việc tạo ra một lá chắn phòng thủ tên lửa quốc gia.
THAAD sẽ được sử dụng cùng với các hệ thống phòng thủ tầm ngắn hơn, chẳng hạn như hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Mỗi hệ thống THAAD bao gồm 6 bệ phóng gắn trên khung gầm xe tải, mỗi bệ phóng có 8 tên lửa đánh chặn, một hệ thống radar tiên tiến, thiết bị điều khiển hỏa lực và thiết bị liên lạc. Cần có ít nhất 95 binh sĩ để vận hành hệ thống.
Hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa cách đó 200km ở tầng khí quyển phía trên và trong một số trường hợp hiếm hoi là mục tiêu ngoài bầu khí quyển.
Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh chỉ có một số ít hệ thống này. Hơn nữa, có rất ít khả năng THAAD sẽ được thử nghiệm chống lại vũ khí siêu vượt âm do Nga phóng đi. Điều quan trọng nhất với Mỹ là đảm bảo được sự an toàn của hệ thống vốn đã hạn chế về số lượng này. Việc sử dụng THAAD chắc chắn sẽ biến chính hệ thống này thành mục tiêu của tên lửa Oreshnik.
Nếu THAAD bị phá hủy khi tác chiến thì sẽ có rất ít hy vọng chúng có thể được thay thế kịp thời, do nhu cầu cao và nguồn cung hạn chế.
Hơn nữa, hệ thống THAAD cũng không thể đảm bảo chắc chắn sẽ ngăn chặn những vũ khí siêu vượt âm mới của Nga.
Mỹ chỉ có 7 hệ thống THAAD, hệ thống tiếp theo dự kiến được triển khai vào khoảng năm 2025.
Hiện tại, hai trong số các hệ thống này được triển khai cố định ở Guam và Hàn Quốc.
Hệ thống thứ ba đã được triển khai đến Trung Đông vào năm 2023. Sau các cuộc tấn công của Hamas vào tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã trực tiếp gửi một hệ thống THAAD khác đến Israel để đánh chặn các tên lửa nhắm vào quốc gia đồng minh này.
Ukraine đã yêu cầu Mỹ bàn giao hệ thống độc đáo và tiên tiến này. Washington có thể viện trợ tài chính và các hệ thống phòng thủ khác cho Ukraine, nhưng THAAD lại là trường hợp khác. Họ lo sợ rằng THAAD sẽ thất bại trong trận chiến. Hoặc đáng lo hơn, dữ liệu về THAAD có thể bị "rò rỉ" cho Nga hoặc một cường quốc khác, cho phép các đối thủ nhanh chóng bắt kịp Mỹ về công nghệ phòng thủ tên lửa.
Theo giới quan sát, Mỹ phải tìm cách mở rộng quy mô sản xuất các hệ thống này và triển khai chúng để phòng thủ tốt hơn. Quan trọng hơn, Lầu Năm Góc phải dành thời gian và nguồn lực đáng kể để phát triển hệ thống phòng thủ thực sự có thể chống lại vũ khí siêu vượt âm.
Theo National Interest"> -
Thổ Nhĩ Kỳ ở đâu khi chính quyền Syria rơi vào tay phe nổi dậy? Thổ Nhĩ Kỳ ở đâu khi chính quyền Syria rơi vào tay phe nổi dậy?Thanh Thành
(Dân trí) - Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có chung đường biên giới dài 911km với Syria, được cho là có ảnh hưởng đáng kể tới nhóm nổi dậy đóng vai trò chính vụ lật đổ chính quyền Tổng thống Assad.
Người dân ăn mừng tại Damascus sau khi Tổng thống Assad bị lật đổ (Ảnh: Reuters).
Mặc dù các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh mẽ bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, nhưng các chuyên gia cho rằng cuộc tấn công lần này của phe nổi dậy tại Syria, dường như phù hợp với các mục tiêu lâu dài của Ankara.
"Cuộc tấn công lần này của phe nổi dậy ở Syria không thể diễn ra nếu không có sự đồng ý của Ankara", một chuyên gia nhận định.
Thành công của cuộc tấn công chớp nhoáng lần này giúp Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua lực lượng đại diện ở Syria là Quân đội Quốc gia Syria, đẩy lùi lực lượng người Kurd ở Syria. Đây vốn là lực lượng liên minh với kẻ thù không đội trời chung của Ankara, đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Nhóm Hayat Tahrir Al Sham (HTS), vốn dẫn đầu phe nổi dậy ở Syria, bị Ankara liệt kê là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động cùng với nhóm này trong nhiều năm ở miền bắc Syria và được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến nhóm này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Điều cuối cùng mà họ muốn là một khu vực tự trị do người Kurd kiểm soát trên biên giới của mình hoặc một cuộc di cư mới của người tị nạn Syria.
Ankara đã tiến hành một số cuộc xâm nhập vào Syria kể từ năm 2016 với mục đích đẩy lùi nhóm Nhà nước Hồi giáo hoặc các chiến binh người Kurd và tạo ra một vùng đệm dọc theo biên giới của mình. Ankara hiện đang kiểm soát một vùng lãnh thổ ở miền bắc Syria.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara đã trì hoãn cuộc tấn công trong nhiều tháng. Các lực lượng nổi dậy cuối cùng đã tiến hành cuộc tấn công sau khi chính phủ Syria tấn công các khu vực do phe đối lập nắm giữ, vi phạm các thỏa thuận giữa Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạ nhiệt xung đột.
Các quan chức cho hay cuộc tấn công ban đầu được cho là có giới hạn, nhưng đã mở rộng sau khi các lực lượng chính phủ Syria bắt đầu rút lui khỏi các vị trí của họ.
Phát biểu tại Qatar hôm 8/12, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này "rất coi trọng sự thống nhất quốc gia, sự ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria cũng như phúc lợi của người dân nơi đây". "Nhờ đó, hàng triệu người Syria buộc phải rời bỏ nhà cửa có thể trở về quê hương của họ", Ngoại trưởng Fidan nói.
Rủi ro ngay trước mắt
Xe tăng của quân đội Syria bị bỏ trên đường phố Damascus sau khi quân nổi dậy Syria tuyên bố lật đổ chính phủ Tổng thống Assad vào ngày 8/12 (Ảnh: Reuters).
Sự sụp đổ của chính phủ Syria có thể gây ra một số rủi ro cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả việc tạo ra làn sóng người tị nạn mới đến biên giới nếu hỗn loạn xảy ra.
Chuyên gia Sinan Ulgen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Istanbul, cho biết điều ưu tiên và quan trọng nhất là "Thổ Nhĩ Kỳ muốn một Syria ổn định".
"Rủi ro đầu tiên mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn tránh bằng mọi giá là Syria bất ổn, với các cấu trúc quyền lực khác nhau đang tranh giành quyền lực", ông nói, đồng thời nhấn mạnh đến Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG) có liên hệ với PKK ở đông bắc Syria.
Một giai đoạn chuyển tiếp ổn định sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ chuyển viện trợ kinh tế cho Syria để tạo điều kiện cho người tị nạn trở về, chuyên gia Ulgen nói thêm.
Một số nhà phân tích cho rằng, cuộc tấn công của phe nổi dậy lần này có thể làm bùng lên căng thẳng với những nước ủng hộ chính phủ Syria là Iran và Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã tìm cách cân bằng mối quan hệ chặt chẽ với cả Ukraine và Nga trước khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ. Vì vậy, chuyên gia Ulgen lưu ý rằng Nga không cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ kích động phe nổi dậy tấn công. Ông cho biết điều này một phần là do không muốn Thổ Nhĩ Kỳ "chuyển sang quan điểm chống Nga nhiều hơn" trong lập trường của mình về cuộc chiến ở Ukraine.
Người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng
Những diễn biến này đã làm dấy lên hy vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở Syria, bao gồm bảo vệ biên giới phía nam và tạo điều kiện cho người tị nạn Syria trở về an toàn.
Từ năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách bình thường hóa quan hệ với Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải rút khỏi miền bắc Syria, trong khi Ankara vẫn khẳng định không thể rút quân chừng nào các mối đe dọa từ lực lượng dân quân người Kurd vẫn còn.
Hiện chưa thể khẳng định liệu việc thay đổi chế độ ở Syria có cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đẩy đuổi YPG ra khỏi biên giới của mình hay không.
Chuyên gia Ozgur Unluhisarcikli, Giám đốc Quỹ Marshall của Đức tại Ankara, lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn có tiếng nói quan trọng trong diện mạo mới của Syria. "Sẽ có các cuộc đàm phán quyết định tương lai của Syria", ông nói. "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng nhưng Mỹ cũng vậy và các nước Trung Đông được cho là sẽ tài trợ cho việc tái thiết Syria cũng vậy".
Bà Gonul Tol, Giám đốc Chương trình Thổ Nhĩ Kỳ của Viện Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, còn lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể không kiểm soát được HTS khi theo đuổi lợi ích riêng của mình. "HTS là một quân bài hoang dã. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thực sự muốn một tổ chức nổi dậy này điều hành một quốc gia láng giềng không?", bà nêu nghi vấn.
Hiện người tị nạn Syria trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng khi chính phủ Tổng thống chính quyền Assad bị lật đổ, nhiều người trong số họ nắm bắt cơ hội được trở về quê hương.
Đám đông lớn vẫy cờ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tụ tập tại quảng trường chính của Kilis, một thành phố biên giới ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Tại tỉnh Hatay, cũng nằm trên biên giới Syria, nhiều người cho biết đã đến lúc trở về nhà sau nhiều năm sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có khoảng 3 triệu người Syria đến tị nạn.
"Chúng tôi đã được tự do, mọi người cần phải được trở về quê hương của mình", người tị nạn Mahmud Esma nói với hãng thông tấn DHAtại cửa khẩu biên giới Cilvegozu.
Theo Yahoo News"> -
8 nơi xuất khẩu smartphone lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 2 8 nơi xuất khẩu smartphone lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 2Ninh An
(Dân trí) - Theo The Hindu, Việt Nam bền bỉ duy trì tăng trưởng xuất khẩu smartphone trong nhiều năm và hiện giữ thị phần 11,9%, chỉ sau Trung Quốc.
1. Trung Quốc
Thị phần: 49,4%
Trung Quốc là quốc gia thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu smartphone trên thế giới. Theo số liệu của The Hindu, quốc gia này chiếm gần một nửa thị phần toàn cầu.
Trước năm 2015, ngành xuất khẩu này của Trung Quốc liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên từ sau năm 2015, đà tăng này không còn. Theo Reuters, năm 2022, số lượng smartphone xuất khẩu của nước này giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm do tác động của dịch Covid-19 và nhu cầu tiêu thụ chậm lại.
2. Việt Nam
Thị phần: 11,9%
Gần đây, Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất điện thoại lớn muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam đều đặn gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua, vươn lên trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới với thị phần 11,9%.
Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam xuất khẩu điện thoại thông minh vào Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
3. Hong Kong
Thị phần: 9,6%
Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng thương mại tốt và môi trường thân thiện với doanh nghiệp, Hong Kong được xem là cửa ngõ quan trọng với các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang tìm cách tiếp cận thị trường quốc tế. Hong Kong chiếm 9,6% thị phần xuất khẩu smartphone trên thế giới.
4. UAE
Thị phần: 7,3%
Trong vài năm gần đây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trở thành trung tâm tái xuất khẩu điện thoại di động. Khu vực này chiếm 7,3% thị phần xuất khẩu smartphone.
IDC ước tính nhu cầu hàng năm của UAE đối với smartphone vào khoảng 3,5 triệu thiết bị, trong đó khoảng 25% sẽ được tái xuất khẩu sang Châu Phi, Iran và một số thị trường khác.
Theo GulfNews, Iran là một trong những thị trường nhập khẩu smartphone lớn của UAE do nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nên không thể mua trực tiếp từ các nhà sản xuất.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu smartphone (Ảnh: The Hindu).
5. Cộng hòa Séc
Thị phần: 3,4%
Năm 2010, thị phần của nước này chỉ ở mức 0,6%. Trong vài năm gần đây, quốc gia này nâng kim ngạch xuất khẩu và duy trì ở mức trên 2%.
6. Mỹ
Thị phần: 3,1%
Mỹ đứng thứ 6 về xuất khẩu smartphone với thị phần 3,1%. Năm 2014, thị phần xuất khẩu sản phẩm này của Mỹ từng đạt mức cao nhất là 4,7%.
Quốc gia này nổi tiếng là thị trường nhập khẩu smartphone lớn nhất thế giới. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu điện thoại thông minh từ Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
7. Ấn Độ
Thị phần: 2,6%
Trước năm 2010, Ấn Độ và Việt Nam đều có thị phần xuất khẩu điện thoại thông minh hơn 1%.
Gần đây, nước này đặt tham vọng sẽ vươn lên là thị trường xuất khẩu smartphone lớn trên thế giới với mục tiêu sẽ xuất khẩu 600 triệu điện thoại di động, trị giá 110 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, đến năm 2022, thị phần của Ấn Độ mới đạt 2,6%, đứng thứ 7 trên thế giới.
8. Hàn Quốc
Thị phần: 1,5%
Số liệu của The Hinducho thấy, năm 2010, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu smartphone với thị phần 11,8% chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên đến năm 2013, thị phần nước này thu hẹp về vượt mức 6,3%. Năm 2022, miếng bánh xuất khẩu của Hàn Quốc chỉ còn 1,5%.
">