![]() |
Cùng sách giáo khoa nhưng mỗi cuốn một kiểu. Ảnh: Thanh Hùng |
Điều này được một giáo viên tiểu học phát hiện ra trong một tiết học mới đây và băn khoăn khi đây đều là sách giáo khoa chính thống.
Cụ thể, ở bài Tập đọc “Ông Trạng thả diều” ở tuần thứ 11 trang 104 kể về trạng nguyên Nguyễn Hiền, cùng đều là sách giáo khoa, nhưng có cuốn ghi là đời vua Trần Nhân Tông, cuốn lại ghi đời vua Trần Thái Tông. Sách giáo khoa ghi đời vua Trần Nhân Tông được in vào nộp lưu chiểu vào tháng 4 năm 2005.
Một giáo viên khác cũng chia sẻ, cô trò cũng từng tranh luận trên lớp chuyện sách cô sai hay trò sai.
![]() |
Ảnh: Thanh Hùng |
Qua tìm hiểu của VietNamNet, theo sử sách ghi lại, Nguyễn Hiền thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông.
Để giải đáp thắc mắc của một số giáo viên tiểu học, VietNamNetđã liên hệ tới Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chiều ngày 13/11.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho hay, sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 bản in lần đầu tiên năm 2005 trong đó có văn bản "Ông Trạng thả diều" được lấy trung thành với bản gốc của nhà văn Trinh Đường, viết rằng: “Vào đời vua Trần Nhân Tông, có một gia đình nghèo…”.
Tuy nhiên, ngay sau khi xuất bản lần đầu, biên tập viên của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cũng đã phát hiện lỗi sai Nguyễn Hiền sống ở thời vua Trần Thái Tông chứ không phải Trần Nhân Tông. "Sau khi kiểm tra lại chúng tôi thấy sự phát hiện này là đúng. Và ngay sau đó, khi tái bản lần thứ nhất, văn bản đã được sửa lại chính xác là: “Vào đời vua Trần Thái Tông”, ông Tùng nói.
![]() |
Việc này xảy ra do học sinh vẫn được dùng lại sách giáo khoa. Như vậy, những sách ghi Trần Thái Tông mới là thông tin chính xác và đã được cập nhật, tái bản. |
Đại diện Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cho biết đã kiểm tra một số bản sách tái bản các lần sau nữa đều thấy đã ghi đúng là Trần Thái Tông.
Tuy nhiên, theo ông Tùng, việc mỗi sách một đời vua hoàn toàn có thể xảy ra khi dùng sách ở các lần tái bản khác nhau do học sinh có thể dùng lại sách giáo khoa.
Qua đây ông Tùng muốn thông tin tới các thầy, cô giáo có thể giải thích cho học sinh hiểu và thống nhất trạng nguyên Nguyễn Hiền ở đời vua Trần Thái Tông.
Thanh Hùng
Một phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nội cho rằng sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 sử dụng sai thành ngữ “Chôn rau cắt rốn” và cho rằng phải là “chôn nhau cắt rốn” mới đúng.
" alt=""/>Cô trò hoang mang vì sách giáo khoa lẫn lộn “Trần Nhân Tông” và “Trần Thái Tông”‘Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt’ là bộ tem bưu chính thứ 7 được Bộ TT&TT phát hành trong năm 2024, sau 3 bộ tem kỷ niệm và 3 bộ tem chuyên đề đã được được phát hành trước đó gồm: Tem tình yêu; Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế; Hà Nội 12 mùa hoa (bộ 1); Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Cây chè; Kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế.
Bộ tem này cũng nằm trong chuỗi tem bưu chính được Bộ TT&TT phát hành để giới thiệu đến các em thiếu niên, nhi đồng cùng những người sưu tập tem trong và ngoài nước về những câu chuyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Qua đó, góp phần truyền tải những bài học sâu sắc, giàu tính nhân văn của truyện cổ tích dân gian Việt Nam.
Được họa sĩ Lê Khánh Vương của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post thiết kế theo phương pháp đồ họa, cô đọng ý để khái quát nội dung cơ bản của truyện, bộ tem ‘Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt’ được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 1/6/2024 đến ngày 31/12/2025.
Trong 4 mẫu tem khuôn khổ 32 x 43 mm và mẫu blốc kích thước 90 x 70 mm, họa sĩ thiết kế đã chọn sử dụng bố cục dân gian, thể hiện khung cảnh làng quê xưa qua những yếu tố mang tính đại diện của văn hóa thuần Việt với nhà cổ 5 gian, cây rơm… được chắt lọc, cô đọng và có tính biểu đạt cao. Hình ảnh các nhân vật trong bộ tem được thể hiện khái quát ước lệ.
Là một trong những truyện tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, ‘Cây tre trăm đốt’ đề cao sự chăm chỉ, lương thiện và khát vọng đấu tranh cho sự công bằng, lẽ phải trong cuộc sống. Truyện kể về một chàng trai nghèo hiền lành, chăm chỉ đi làm thuê cho phú ông với lời hứa 3 năm sau sẽ được phú ông gả con gái cho.
Đến hẹn, phú ông không giữ lời hứa, đưa ra thêm yêu cầu chàng trai phải tìm được một cây tre trăm đốt thì mới thực hiện lời hứa. Chàng trai vào rừng tìm cây tre trăm đốt nhưng tìm mãi không thấy nên ngồi khóc. Bụt hiện lên, bảo chàng trai tìm chặt đủ một trăm đốt tre và dạy anh các câu thần chú ‘khắc nhập, khắc nhập’ để gắn kết các đốt tre và ‘khắc xuất, khắc xuất’ để tách các đốt tre ra.
Trở về làng, thấy phú ông đang tổ chức đám cưới cho con gái với người khác, chàng trai cho phú ông xem các đốt tre và đọc câu thần chú khiến phú ông bị hút dính luôn vào cây tre. Chỉ đến khi phú ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới đọc thần chú thả phú ông ra. Cuối cùng, chàng trai nghèo và con gái phú ông sống với nhau mãi mãi hạnh phúc.
Nhân dịp Bộ TT&TT phát hành bộ tem ‘Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt’, Công ty Tem thuộc Vietnam Post cung cấp nhiều ấn phẩm liên quan đến người yêu tem bưu chính trong và người nước. Hiện tại, người sưu tầm, yêu tích tem đã có thể đặt mua trực tuyến bộ tem cùng các ấn phẩm phát hành kèm theo trên website của Công ty Tem tại địa chỉ vietnamstamp.com.vn, như: phong bì ngày phát hành đầu tiên, bưu thiếp cực đại, tem sống có răng, tem sống không răng...
Trước bộ tem ‘Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt’, Bộ TT&TT đã phát hành nhiều bộ tem về chủ đề truyện dân gian Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số bộ tem tiêu biểu như: ‘Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ’ gồm 6 mẫu tem, phát hành ngày 4/4/2000; ‘Truyền thuyết Mai An Tiêm (sự tích quả dưa hấu)’, gồm 4 mẫu tem và 1 blốc, phát hành ngày 1/6/2021; ‘Truyện cổ tích Việt Nam Cây khế’, gồm 4 mẫu tem và 1 blốc, được phát hành ngày 25/6/2022.
Một số đại gia, người có địa vị xã hội là mục tiêu của các đối tượng chuyên cắt ghép hình ảnh nhạy cảm để lừa đảo, tống tiền. Ảnh: Công an cung cấp.
Mới đây, Công an TP.HCM tiếp nhận thêm một số tin trình báo về thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nạn nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu thức này, các đối tượng giấu mặt sẽ thực hiện hành vi tống tiền nhằm vào người có địa vị xã hội, người có điều kiện kinh tế.
Cụ thể, các đối tượng tìm kiếm thông tin, hình ảnh của các nạn nhân, chủ yếu là người có địa vị xã hội, người có kinh tế, từ các nguồn, trên các trang mạng xã hội hay chính các tài khoản mạng xã hội chính chủ. Chúng cắt ghép hình ảnh khuôn mặt của nạn nhân vào các hình ảnh được cắt ra từ các clip có nội dung “nhạy cảm” ở các nhà nghỉ, khách sạn….
Sau đó, đối tượng giả danh là thám tử tư gọi điện thoại thông báo cho nạn nhân về việc phát hiện người này có mối quan hệ bất chính với những người khác. Chúng gửi cho nạn nhân các hình ảnh “nhạy cảm” đã được chỉnh sửa, cắt ghép nói trên.
Khi đó nạn nhân lo sợ bị đăng lên mạng xã hội, gửi tới nơi làm việc... nên xin “chuộc lại” các clip và hình ảnh nhạy cảm. Các đối tượng giở chiêu tống tiền, hướng dẫn mua tiền điện tử và chuyển đến các tài khoản ví điện tử theo chỉ định, sau đó chúng chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
Có vụ việc, Công an TP.HCM tiếp nhận trình báo của người bị lừa đảo, tống tiền khoảng 2 tỷ đồng, tương đương với 80.000 USDT (là 1 loại tiền điện tử)
Từ hoạt động nghiệp vụ điều tra, xử lý các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nhiều thủ đoạn tinh vi, Công an TP.HCM đã đưa ra cảnh báo để người dân biết, tránh trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo.
Cụ thể, Công an TP.HCM đưa ra các nội dung khuyến cáo như:
Một là, hoạt động theo dõi thông tin để nâng cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, cập nhật nội dung tuyên truyền từ các trang chính thống về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo.
Thứ hai, có các hoạt động bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân trong quá trình tham gia các hoạt động trên môi trường mạng như: không chia sẻ thông tin cá nhân, hình thẻ căn cước, bảo hiểm y tế, giấy đăng ký xe hoặc các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân của mình và người khác lên mạng xã hội….
Tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn (link) website “lạ”, không rõ nguồn gốc mà có thể được gửi kèm trong tin nhắn hoặc email hay chỉ cài đặt các ứng dụng trực tuyến từ nguồn chính thức của hệ điều hành điện thoại như: Appstore của IOS hay CH Play của Android.
Luôn ý thức bảo vệ tài khoản mạng xã hội, tài khoản cá nhân, địa chỉ cơ quan, nơi ở, nơi làm việc… đặc biệt là những hình ảnh “nhạy cảm” có thể bị lợi dụng để cắt ghép.
Ba là, xác thực thông tin. Gặp tình huống nhận được yêu cầu thực hiện các hoạt động liên quan các loại tài khoản hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại dùng để đăng ký tài khoản, yêu cầu chuyển khoản… hoặc khi thực hiện các giao dịch qua điện thoại, phải hết mình cảnh giác, lưu ý kiểm tra kỹ tất cả các thông tin liên quan hoặc tham khảo ý kiến người thân, bạn bè... trước khi thực hiện việc giao dịch.
Người dân luôn kiểm tra kỹ nguồn gốc thông tin trước khi chia sẻ hoặc tương tác; cẩn trọng khi tiếp nhận thư từ, các cuộc gọi, tin nhắn có nguồn gốc không rõ ràng.
Bốn là, báo cáo thông tin. Trường hợp bị lừa đảo hoặc nghi vấn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần trình báo, cung cấp thông tin đến cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn, xử lý.
Thủ đoạn rất mới, lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tửCác đối tượng lừa đảo mạo danh cơ quan tư pháp như công an, Viện KSND để liên hệ với thân nhân người đang bị tạm giam, gợi ý "chạy án". " alt=""/>Nổi lên tình trạng lừa đảo, tống tiền đại gia ở TP.HCM
|