Phía sau thành công của 'Amazon Hàn Quốc': Nơi nhân viên chỉ như 'hàng dùng một lần' của hệ thống AI
Sáng sớm ngày 12/10/2020,íasauthànhcôngcủaAmazonHànQuốcNơinhânviênchỉnhưhàngdùngmộtlầncủahệthốcúp c1 Jang Deok-joon, 27 tuổi, trở về nhà và nhảy vào bồn tắm sau khi làm xong ca đêm tại Coupang, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Hàn Quốc. Anh đã làm việc tại nhà kho của công ty ở phía nam thành phố Daegu trong hơn một năm, chuyên chở các thùng chứa đầy các món hàng, thứ sau đó sẽ được chuyển đến khắp các trung tâm giao hàng. trong thành phố.
Thấy con trai hơn một tiếng rưỡi vẫn chưa ra khỏi phòng tắm, cha anh mở cửa vào thì thấy Jang bất tỉnh và nằm cuộn tròn trong bồn tắm, hai tay ôm chặt lấy ngực. Anh nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, nhưng không có mạch và không tự thở được. Các bác sĩ tuyên bố anh đã chết lúc 9h09. Nhân viên điều tra sau đó phán quyết rằng anh đã chết vì một cơn đau tim.
Jang là công nhân thứ ba của Coupang qua đời trong năm ngoái, làm dấy lên một làn sóng dư luận về điều gì đang ẩn giấu sau sự thành công của công ty này. Bởi chỉ trong vài năm, Coupang đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc, vươn lên trở thành nhà tuyển dụng lớn thứ ba của Hàn Quốc, khai thác một mạng lưới nhà kho rộng lớn với đội ngũ 37.000 công nhân, tài xế và một bộ công cụ do trí tuệ nhân tạo điều khiển để chỉ huy và quản lý vị trí từng nhân sự trong tập đoàn.
Giờ đây, Coupang có mặt ở khắp mọi nơi tại Hàn Quốc. Một nửa dân số nước này đã tải xuống ứng dụng của nó và sử dụng dịch vụ giao hàng siêu tốc mang tên Rocket Delivery. Công ty cũng tuyên bố 99,3% đơn đặt hàng của họ được giao trong vòng 24 giờ, tuyên bố sau đó đã khiến nó trở nên nổi tiếng vì "vượt trội hơn cả Amazon".
Và việc Coupang sử dụng AI để rút ngắn thời gian giao hàng là một trong những nguyên nhân nổi bật nhất. Các thuật toán độc quyền của công ty tính toán mọi thứ từ cách hiệu quả nhất để xếp các gói hàng trong xe tải chuyển hàng, đến các tuyến đường và thứ tự giao hàng chính xác cho từng tài xế. Trong kho hàng, AI dự đoán việc mua hàng và tính toán thời hạn vận chuyển cho các gói hàng gửi đi. Điều này cho phép Coupang cam kết giao hàng trong vòng chưa đầy một ngày đối với hàng triệu mặt hàng, từ những chiếc khẩu trang rẻ tiền cho đến những chiếc máy ảnh trị giá 9.000 USD.
Những đổi mới như vậy là lý do tại sao Coupang tự tin tự cho mình là "tương lai của thương mại điện tử", động lực đằng sau sự ra mắt gần đây của công ty trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq và được định giá ở mức 84 tỷ USD. Nó cũng ghi dấu với đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất tại Mỹ của một công ty tới từ châu Á, kể từ sau khi gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba thực hiện vào năm 2014.
Nhưng tất cả những đổi mới và hiệu quả này có ý nghĩa gì đối với công nhân của Coupang?
Giống như Jang, người đã nói với mẹ mình rằng công nhân ở đây bị đối xử như "đồ vật dùng một lần", một số nhân viên kho hàng và nhân viên giao hàng khác đã trực tiếp trải qua tác động của quá trình vắt kiệt sức lao động, từ các đổi mới trong thuật toán quản lý của Coupang. Trong khi một số người nói về tốc độ làm việc nhanh chóng, kết hợp với kỳ vọng về thời gian giao hàng siêu tốc thì những người khác cho biết họ thậm chí rất khó có thời gian để đi vệ sinh tại nơi làm việc.
Vào năm 2014, khi Coupang bắt đầu cung cấp Rocket Delivery - dịch vụ giao hàng theo yêu cầu - nó đã hứa hẹn mang tới một sự nghiệp ổn định với các lợi ích trên mức trung bình, ngay cả đối với những người lao động ở bậc thấp nhất. Nhưng ở một khía cạnh khác, dường như người lao động đã bị giảm xuống thứ bậc nơi mà họ trở thành "cánh tay và đôi chân của trí tuệ nhân tạo".
Không phải ngẫu nhiên mà Coupang được ví như "Amazon của Hàn Quốc". Công ty này được thành lập vào năm 2010 với tư cách chỉ là một nền tảng giao dịch thương mại điện tử, nhưng nó đã chuyển sang mô hình thực hiện các tích hợp theo chiều dọc vào năm 2014, phỏng theo Amazon.
Và để làm được điều đó, hay khiến cho dịch vụ Rocket Delivery hoạt động một cách đảm bảo và chắc chắn, các thuật toán của Coupang sẽ xác định chính xác thời điểm một lô hàng cần rời khỏi kho để kịp đến tay khách hàng. Trong kho của công ty, thời hạn giao hàng này diễn ra khoảng hai giờ một lần.
"Khi bắt đầu làm việc ở đó, tôi nhận ra rằng ưu tiên duy nhất là đáp ứng thời hạn của Rocket Delivery", Go Geon, một cựu nhân viên kho hàng cho biết. "Chúng tôi chỉ là người máy."
Go đã xin nghỉ việc tại Coupang vào tháng 5 năm ngoái sau khi bị rách gân kheo bên trái, trong lúc anh đang phải chạy để hoàn thành thời hạn giao hàng. Công ty đồng ý cho anh nghỉ gần như ngay lập tức.
Giống như Amazon, Coupang đã sử dụng số liệu "đơn vị mỗi giờ", hay UPH (unit-per-hour), để đo lường năng suất của công nhân trong thời gian thực và duy trì nhịp độ cực nhanh trong các kho hàng của mình. Mặc dù các công nhân chính thức được nghỉ một giờ cho mỗi ca làm việc kéo dài 8 tiếng - thời gian nghỉ tối thiểu bắt buộc theo luật định - nhưng một tài xế không còn làm việc với công ty cho biết hầu hết mọi người sẽ làm việc suốt thời gian nghỉ để giữ đúng lịch trình.
Trong một tuyên bố gửi qua email, một đại diện của Coupang nói rằng công ty không còn theo dõi UPH tại các kho hàng của mình. Nhưng một công nhân hiện tại cho biết một số quản lý kho hàng vẫn đang công khai theo dõi công việc theo cách này.
Họ hiếm khi sử dụng thuật ngữ 'UPH' nữa", người này cho biết. "Nhưng họ vẫn sẽ đánh giá bạn nếu tốc độ làm việc quá chậm, có lẽ dựa trên một số dạng bằng chứng cụ thể khác."
Trong bối cảnh đại dịch, Coupang đã kiếm được lợi nhuận rất lớn, nhưng thương vong chồng chất của các công nhân cũng đã trở thành nỗi ám ảnh về mức hiệu suất siêu cao này.
Từ năm 2019 đến năm 2020, chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc tại Coupang và các kho hàng của hãng đã tăng gần gấp đôi, lên 982 sự cố. Kể từ sau cơn đau tim gây tử vong của Jang, thêm ba công nhân Coupang đã chết vì những gì mà các nhà hoạt động lao động nói là "làm việc quá sức". Tất nhiên, không có phán quyết chính thức nào về cái chết của họ.
Bất chấp các lo ngại về những cái chết này, dây chuyền vận hành của Coupang vẫn hoạt động không ngừng nghỉ. Và mặc dù công ty sử dụng công nhân trực tiếp thay vì sử dụng nhà thầu phụ, hầu hết họ được thuê hàng ngày vào đêm hôm trước thông qua một ứng dụng có tên là Coupunch, hoặc theo hợp đồng tạm thời thường kéo dài vài tháng.
Đối với những người lên tiếng phản đối, do chấn thương tại nơi làm việc hoặc các công nhân không đạt yêu cầu về năng suất, Coupang được cho là sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng với họ. Công ty tuyên bố rằng mình vẫn "tuân thủ Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động ở mọi khía cạnh bao gồm tuyển dụng và chấm dứt hợp đồng",và "tỷ lệ gia hạn đối với nhân viên hợp đồng là hơn 90%". Tuy nhiên, trước đây các tòa án Hàn Quốc từng ra phán quyết rằng công ty đã sa thải không công bằng một công nhân đã nộp đơn yêu cầu bồi thường thương tật tại nơi làm việc.
"Họ nói rõ ngay khi bạn được thuê rằng nếu bạn gây ra bất kỳ vấn đề gì, bạn sẽ không được gia hạn hợp đồng", một cựu nhân viên kho hàng có tên Jeon Woo-oak cho biết.
Mẹ của Jang, Park Mi-sook, cho biết con trai mình đã đăng ký làm theo ca mỗi đêm qua ứng dụng Coupunch. Jang từng chia sẻ với mẹ rằng anh rất lo lắng về tình trạng việc làm bấp bênh của mình. Nhưng chàng trai này hy vọng sẽ được ở lại làm việc lâu dài với công ty. Trong những tháng trước khi qua đời, Jang đã làm việc theo ca từ 7 giờ tối đến 4 giờ sáng. Cùng với thời gian làm thêm, mỗi tuần anh làm việc tới 59 giờ cho công ty, để nhận được mức lương tối thiểu tương đương khoảng 7,6 USD mỗi giờ.
"Nó sẽ bị xóa sạch mọi thứ sau khi kết thúc mỗi giai đoạn làm việc", bà Park cho biết.
Vào năm 2019, khi Coupang tăng cường dịch vụ giao hàng qua đêm nhằm đảm bảo việc giao hàng vào 7 giờ sáng cho các đơn đặt hàng được thực hiện vào tối hôm trước, số thời gian làm trong một ca đêm điển hình ở nhà kho Daegu đã tăng từ khoảng 3 lên 7 tiếng, theo một công nhân.
Điều này phần nào giải thích cho lý do tại sao Jang, từ một thanh niên chăm thể thao với cơ thể rắn chắc, đã giảm tới 14 kg từ khi bắt đầu làm việc cho Coupang vào tháng 6/2019. Mẹ anh, bà Park nói rằng việc giảm cân nhanh chóng đã khiến các nếp nhăn xuất hiện trên gương mặt con trai mình.
Vào tháng 2 năm nay, chính phủ Hàn Quốc đưa ra tuyên bố chính thức rằng cái chết của Jang là do làm việc quá sức. Báo cáo cuối cùng ghi nhận rằng cơ thể của anh có dấu hiệu suy nhược cơ bắp nghiêm trọng. Đại diện Coupang đã đưa ra lời xin lỗi và hứa sẽ cải thiện điều kiện làm việc, chẳng hạn như mở rộng việc khám sức khỏe cho nhân viên.
Trong tuyên bố gửi qua email, một đại diện của công ty Coupang đã chỉ ra thực tế rằng cái chết của Jang là cái chết duy nhất được đưa ra một cách chính thức và có liên quan đến quá trình làm việc, trong suốt lịch sử của công ty. Họ cũng cho biết các khoản đầu tư gần đây của mình vào tự động hóa trong kho đã "tăng hiệu quả và giảm khối lượng công việc cho công nhân của chúng tôi".
Tuyên bố này phần nào giống cách mà Amazon đã phản ứng, trước những lời chỉ trích về tốc độ làm việc quá cao cùng các thuật toán khảo sát và sa thải nhân viên, hay áp đặt về năng suất lao động cũng như hệ thống "nhân viên dùng một lần".
Trong một lá thư gửi cho các cổ đông của Amazon vào đầu tháng 4, CEO Jeff Bezos thông báo công ty sẽ triển khai một "chương trình luân chuyển công việc" mới để giải quyết vấn đề tỷ lệ thương tật cao. Theo đó, chương trình sẽ sử dụng "các thuật toán phức tạp để luân chuyển nhân viên giữa các công việc sử dụng các nhóm cơ khác nhau, để giảm chuyển động lặp đi lặp lại và giúp bảo vệ nhân viên khỏi các rủi ro chấn thương".
Mọi thứ nghe có vẻ hấp dẫn và đầy tính khoa học, nhưng về cơ bản, chương trình này xem chấn thương đơn thuần chỉ là một vấn đề liên quan tới hiệu quả làm việc và đang tìm cách xử lý nó, chứ không phải là dấu hiệu cảnh báo của các ảnh hưởng tới người lao động. Nói cách khác, kế hoạch của Amazon không giống một giải pháp cho vấn đề công việc quá sức người lao động, mà nó chính là một phần mở rộng của việc quản lý vi mô, để tiếp tục gia tăng hiệu suất lao động theo một cách đầy "ám ảnh".
Còn tại Hàn Quốc, Coupang đã xoay xở để điều chỉnh và lợi dụng các điểm mù trong luật lao động Hàn Quốc để giữ người lao động của mình trong các hợp đồng không an toàn, trong khi vẫn buộc họ phải tăng cường khối lượng công việc, giống như cách mà Amazon đã sử dụng. Và như cựu nhân viên kho hàng Go khẳng định, vấn đề lớn nhất không phải là hợp đồng, mà đó là sự đòi hỏi phi lý về tốc độ.
"Nguồn gốc của tất cả những vấn đề này là thời hạn giao hàng và Rocket Delivery", Go nói.
Những lời hứa của Coupang về việc giải quyết các vấn đề lao động của chính mình đã dần chìm xuống, trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp diễn. Nền kinh tế thương mại điện tử toàn cầu bùng nổ nhờ việc đóng cửa các cửa hàng vật lý và giãn cách xã hội, đã đẩy ngành công nghiệp này phát triển và dự kiến sẽ đạt mức doanh thu gần 5 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới vào cuối năm nay.
Trong bản cáo bạch của đợt IPO, Coupang thừa nhận một tình huống khó xử đang tồn tại. Đó là theo đuổi "tốc độ và độ tin cậy" - hai trụ cột trong mô hình kinh doanh của họ - trong khi vẫn phải kiểm soát chi phí lao động, thứ vốn đã tăng gấp 14 lần từ năm 2014 đến năm 2020.
Jang Kwi-yeon, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quyền Lao động Hàn Quốc, so sánh các kho hàng của Coupang không phải với Amazon, mà là những cửa hàng bán đồ khét tiếng vào những năm 1970 ở Hàn Quốc.
"Tôi nghĩ rằng bản thân hệ thống hậu cần nên được đại tu", bà Jang cho biết. "Quyền được nghỉ ngơi và sức khỏe của người lao động nên được đặt thành những điều kiện tiên quyết cố định, và sau đó các thuật toán sẽ được đưa vào hoạt động để tính toán tốc độ giao hàng có thể được thực hiện như thế nào".
Tất nhiên, cơ hội để một công ty thương mại điện tử - vốn có toàn bộ hoạt động kinh doanh xoay quanh việc làm sao để nhanh hơn nữa - lựa chọn theo hướng chậm lại, là rất mong manh. Và để theo kịp với Coupang, các đối thủ cạnh tranh như Naver hay chuỗi cửa hàng bách hóa Shinsegae cũng đang hứa hẹn sẽ giao hàng nhanh hơn bao giờ hết. Và họ có thể sẽ tiếp tục đặt gánh nặng, thậm chí lớn hơn nữa, cho các công nhân của mình. Trong năm qua, hơn một chục tài xế giao hàng Hàn Quốc đã chết trong quá trình làm việc, giống với trường hợp của Jang Deok-joon, theo nhiều nguồn tin.
Còn tại Mỹ, Walmart gần đây đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày, cho thấy câu chuyện tương tự cũng sẽ diễn ra ở đó. Yếu tố mới duy nhất ở đây là đại dịch đã đẩy những người lao động, vốn đã tuyệt vọng vì hoàn cảnh khó khăn, rơi vào tình trạng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các công ty kinh doanh, cũng như những tỷ phú sở hữu chúng.
(Theo Trí Thức Trẻ)
EU dự định lập pháp để hạn chế lạm dụng trí tuệ nhân tạo
Dự thảo luật mới của Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra những quy định cụ thể với mức phạt cao trong việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/095f399529.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。