Trong blog mới nhất,ỷnguyêntrítuệchỉcòncáchloàingườivàinghìnngàbong đá Sam Altman cho rằng, AI sẽ cách mạng hóa cuộc sống thường nhật theo cách chưa từng có. AI sẽ sớm phát triển trở thành trợ lý cá nhân, thay đổi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe…
Theo ông, hiện tượng này tuy không mới nhưng sẽ được đẩy nhanh hơn. Nhờ đó, năng lực của con người được mở rộng đáng kể và có thể hoàn thành những thứ mà tổ tiên chúng ta cho là không thể.
"Chúng ta có nhiều năng lực hơn không phải vì sự thay đổi di truyền, mà vì chúng ta được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng của xã hội thông minh hơn và có năng lực hơn bao giờ hết; bản thân xã hội là một dạng trí tuệ tiên tiến".
Theo CEO OpenAI, “AI siêu thông minh” sẽ xuất hiện trong “vài nghìn ngày nữa”, dù ông thừa nhận có thể mất thời gian lâu hơn.“Song tôi tự tin chúng ta sẽ đến được đó”.
Altman ghi nhận học sâu (deep learning) là động lực đứng sau những tiến bộ nhanh chóng của AI. “Deep learning có hiệu quả, dự đoán tốt hơn khi mở rộng quy mô và chúng tôi đang dành nguồn lực lớn hơn cho nó”.
Ông mô tả cách các thuật toán học sâu cho phép máy móc học hỏi từ các bộ dữ liệu khổng lồ, sản xuất kết quả đầu ra ngày một chính xác.“Với mức độ chính xác gây sốc, càng có nhiều dữ liệu và tính toán, nó càng tốt hơn trong việc hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề hóc búa”.
Dù lạc quan, Altman thừa nhận một thách thức không nhỏ, đó là chi phí. Ông cảnh báo, nếu hạ tầng tính toán không được mở rộng đáng kể, AI có thể trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm, chỉ người giàu mới được tiếp cận.
“Nếu muốn đặt AI vào tay của càng nhiều người càng tốt, chúng ta cần giảm chi phí tính toán và làm cho nó trở nên dư thừa (đòi hỏi nhiều năng lượng và chip). Nếu không xây dựng đủ hạ tầng, AI sẽ là nguồn lực rất hạn chế mà phải tranh đấu mới có được và gần như là công cụ cho người giàu”,ông viết.
Ông chủ ChatGPT cũng thừa nhận, kỷ nguyên AI sẽ có những nhược điểm nhưng sự tích cực sẽ đánh bại tiêu cực. Ông tin rằng, tương lai của AI vô cùng xán lạn và một đặc điểm của Kỷ nguyên trí tuệ là thịnh vượng chung.