Đến tham dự hội thảo có đại diện các công ty hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyên gia đến từ các hội hiệp hội và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ICT.
Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo Vietnamnet cho biết, khoa học và công nghệ trong chục năm trở lại đây, đã và đang được ứng dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các viện, trường và cơ sở nghiên cứu cho doanh nghiệp còn hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ quan trung gian kết nối thúc đẩy quá trình chuyển giao.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, việc chuyển giao công nghệ giữa những doanh nghiệp trong nước còn ít, quy mô nhỏ, hình thức đơn giản, chưa có sự liên kết chặt chẽ, lâu dài giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, cũng như tạo ra lợi thế khác biệt của các sản phẩm chuyển giao trong việc truyền thông tới cộng đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, muốn chuyển giao công nghệ thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 nhà bao gồm Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà điều trị. Trong ngành dược còn có thêm Nhà nông ở các vùng trồng dược liệu. Và truyền thông chính là cầu nối gắn liền các mối liên kết này, đặc biệt trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của của Internet, mạng xã hội và các kênh truyền thông đa phương tiện
Khi nhà quản lý ban hành những cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, đồng thời có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận làm chủ những kết quả nghiên cứu được tạo ra từ các viện/trường thì các cơ quan báo chí truyền thông sẽ giúp phổ biến rộng rãi để các nhà khoa học, doanh nghiệp hiểu và ứng dụng vào thực tế.
Ngược lại, trong quá trình thực hiện nếu doanh nghiệp gặp những vướng mắc nào thì có thể thông qua các kênh truyền thông để kịp thời phản ánh, kiến nghị, tìm cách tháo gỡ.
Vì hiện tại, một số chính sách liên quan đến chuyển giao khoa học công nghệ còn nhiều bất cập, quy trình thủ tục phức tạp chính là rào cản cho các doanh nghiệp trong việc triển khai, cần báo chí có tiếng nói đề xuất nhà nước thay đổi chính sách cho phù hợp. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công tác truyền thông thúc đẩy chuyển giao công nghệ càng cần phát huy vai trò ở tất cả các khâu trong mô hình liên kết giữa bốn nhà trong chuỗi giá trị.
Trao đổi tại hội thảo, các chuyên gia nhận định rằng chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc xây dựng kênh truyền thông chủ động từ các viện trường, nghiên cứu. Đồng thời, đổi mới quan điểm, tư duy và cách thức triển khai từ các kênh truyền thống sang truyền thông xã hội trên nền tảng Internet.
Cần phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, trường nghiên cứu, cùng xây dựng nhiều kênh tra cứu thông tin để các cơ quan báo chí truyền thông thẩm định tính xác thực, làm căn cứ trước khi đưa tin bài về các sản phẩm có yếu tố khoa học. Việc này không chỉ đảm bảo giá trị hình ảnh cho các nhà khoa học, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhận chuyển giao mà quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình trồng rau sạch tại Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao Bình Phước. |
Một số chuyên gia chia sẻ rằng, từ thực tiễn thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ cho thấy sự kết nối giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tạo ra của cải vật chất đã trở thành định đề quan trọng mà các quốc gia đều hướng đến. Hiện nay, toàn xã hội quan tâm nhiều đến nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và các sản phẩm khoa học công nghệ. Nhưng vẫn tồn tại rất nhiều rào cản ở tất cả các khâu từ ý tưởng đến thị trường. Thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ luôn là thách thức cho những nhà khoa học bởi còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho sản phẩm mới, thiếu nguồn lực tài chính cho việc phát triển sản phẩm cũng như tâm lý e ngại khi dùng sản phẩm mới của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ chỉ chú trọng đến nghiên cứu phát triển, chưa quan tâm đến thử nghiệm, ứng dụng kết quả vào sản xuất. Nhà khoa học thiếu điều kiện để hoàn thiện công nghệ và đặc biệt là thiếu thông tin về nhu cầu doanh nghiệp.
Theo quan điểm của các nhà khoa học, để thương mại hóa được sản phẩm khoa học công nghệ, phải có lộ trình phát triển như sau: Phát sinh ý tưởng sáng tạo; Phát triển ý tưởng thành công nghệ có khả năng thương mại hóa; Tìm kiếm tài trợ để thực hiện nghiên cứu; Tạo ra kết quả nghiên cứu công nghệ lõi; Đánh giá kết quả nghiên cứu để chọn hướng phát triển công nghệ; Lựa chọn xu hướng nghiên cứu phát triển công nghệ; Hoàn thiện công nghệ lõi; Đầu tư vốn nghiên cứu phát triển; Sản xuất thử nghiệm; Ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh; Thử nghiệm thị trường; Thương mại hóa và đánh giá thị trường; Xác định thị trường ngách liên quan trực tiếp đến sản phẩm; Xác định sản phẩm KH&CN có thể thương mại hóa; Thực hiện giao dịch, bán sản phẩm và dịch vụ công nghệ thành công; Đầu tư đổi mới và hoàn thiện dây chuyền sản xuất; Nhân rộng mô hình và quy mô sản xuất; Hủy bỏ công nghệ, nghiên cứu và kết thúc chu kỳ công nghệ.
Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, tự bản thân họ không thể thương mại hóa được sản phẩm khoa học công nghệ mà cần phải có doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Để thực hiện tốt việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, các nhà khoa học và doanh nghiệp phải có mối liên kết. Hiện nay, Bộ KH&CN đang có những chính sách để thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ. Thị trường này sẽ hoạt động một cách sôi động hơn khi sợi dây kết nối giữa “Cung” và “Cầu” được liên kết chặt chẽ. Các nhà khoa học chính là “Cung”; doanh nghiệp, nhu cầu của người dân chính là “Cầu”.
Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, nhà khoa học phải nắm vững công nghệ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng được với nhu cầu của thị trường, có khả năng chủ động tìm kiếm, thu hút nguồn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu. Doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và phát triển thị trường, có khả năng thu hút các nguồn đầu tư cho quá trình sản xuất và thương mại hóa sản phẩm. Để cái “bắt tay” giữa hai nhà thực sự có hiệu quả, cần có một tổ chức trung gian đủ khả năng thẩm định, định giá công nghệ, tạo sự tin cậy, công bằng cho cả hai bên cung và cầu. Đặc biệt là cần nâng cao hơn nữa vai trò của truyền thông nhằm kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.
Nhóm PV
Sáng 3/12, chuyên trang ICTnews của VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ.
" alt=""/>Tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong Cách mạng 4.0Binance sẽ được cho phép cung cấp các dịch vụ giao dịch và lưu ký cho Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.
Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên toàn cầu. Công ty xử lý khối lượng giao dịch giao ngay hơn 14 tỷ USD và gần 50 tỷ USD khối lượng giao dịch phái sinh trong một ngày, theo dữ liệu từ CoinGecko.
Công ty không có trụ sở chính thức này đang tìm cách làm hòa với các cơ quan quản lý sau phản ứng dữ dội vào năm ngoái từ các nhà chức trách ở nhiều quốc gia bao gồm Anh, Ý và Singapore.
Changpeng Zhao, CEO Binance cho biết, công ty đang có kế hoạch thành lập cơ sở Châu Âu của mình tại Paris. Binance cũng đang tìm kiếm cơ hội để đăng ký với cơ quan giám sát tài chính Thụy Điển.
Zhao đã có bài phát biểu quan trọng tại một sự kiện về tiền điện tử ở Paris vào tháng 4 để ra mắt một chương trình mang tên công ty khởi nghiệp “Web3”. Công ty cam kết đầu tư 100 triệu euro (105 triệu USD) vào quốc gia này.
Tỷ phú tiền điện tử của Binance đã mô tả Pháp rất tiến bộ trong việc áp dụng tiền điện tử.
“Trong hợp tác giữa hai bên, họ có phần tiến bộ hơn về mặt hiểu biết cũng như thái độ thái độ. Pháp là một quốc gia quản lý rất nghiêm ngặt, nhưng họ vẫn có những hiểu biết nâng cao để đi cùng với điều đó.", Zhao đề cao sự tiến bộ của Pháp.
Thái Hoàng (Theo CNBC)
Hơn 1,8 triệu đồng BNB, loại tiền số của sàn giao dịch Binance vừa bị tiêu hủy thông qua cơ chế đốt coin thường kỳ.
" alt=""/>Binance chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số tại PhápThứ trưởng Trần Văn Thuấn chủ trì cuộc họp Tổ công tác đặc biệt nghiên cứu vắc xin Covid-19
Ngoài ra, Việt Nam còn một số cơ sở đã ký kết việc chuyển giao công nghệ cũng như triển khai thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin được chuyển giao.
Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh, phát triển vắc xin ngừa Covid-19 là một trong những ưu tiên của Chính phủ. Vừa qua, Thủ tướng đã mời chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sang hỗ trợ để Việt Nam nhanh chóng sản xuất được vắc xin, tiến tới tự chủ vắc xin cho nhân dân và có thể xuất khẩu.
“Làm sao để tranh thủ tận dụng tối đa hỗ trợ của chuyên gia WHO trong công nhận phòng xét nghiệm, công nhận tiến trình thử nghiệm lâm sàng và quan trọng nhất là công nhận vắc xin Covid-19 của Việt Nam”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng yêu cầu các thành viên Tổ công tác đặc biệt lập nhóm chat trực tuyến, hỗ trợ tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, cần tới đâu, hỗ trợ tới đó.
Bộ Y tế sẽ sớm trình Chính phủ kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 để hỗ trợ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với các vắc xin nghiên cứu sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ.
Đồng thời sẽ chỉ đạo các địa phương, bộ ngành liên quan cùng phối hợp với Bộ Y tế triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm đảm bảo an toàn, đúng tiến độ và hiệu quả.
“Tinh thần phát triển vắc xin trong nước là khoa học nhưng cũng phải linh hoạt. Phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một công ty trong nước sản xuất thành công vắc xin Covid-19”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Thúy Hạnh
Tối 15/7, Sở Y tế An Giang phát đi thông cáo báo chí về việc Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc (ở phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên) đăng tải thông tin triển khai đặt trước vắc xin Covid-19.
" alt=""/>Cuối năm nay, Việt Nam sẽ có vắc xin Covid