Phát biểu kết luận hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017,ệtNamđặtmụctiêuđưatỉlệứngdụngIPvđạtvàocuốinăthứ hạng của man city định hướng công tác năm 2018 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được tổ chức ngày 16/1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, Trưởng Ban công tác một lần nữa khẳng định, kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 đã được làm rất tốt trong năm 2017 được thể hiện rõ qua các số liệu thống kê đã được VNNIC báo cáo, như tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam tăng trưởng 200%, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái; ứng dụng IPv6 bình quân đạt 10%, xếp thứ 3 khu vực ASEAN và thứ 5 khu vực châu Á với hơn 4 triệu người dùng IPv6…
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhận định, công tác triển khai IPv6 tại Việt Nam vẫn còn một số tồn tại đó là, mặc dù kết quả triển khai IPv6 của Việt Nam đứng thứ 5 khu vực châu Á song vẫn còn thấp hơn so với trung bình chung toàn cầu, hiện tại tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam khoảng 10% trong khi tỉ lệ trung bình chung của thế giới xấp xỉ 23%.
Mức độ ứng dụng triển khai IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ khối cơ quan Đảng, Nhà nước còn thấp. Hiện tại, mới có Bộ TT&TT đã kích hoạt hỗ trợ IPv6 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, còn các Bộ, ngành khác chưa triển khai.
Một hạn chế nữa, theo đánh giá của Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, là mức độ cung cấp dịch vụ IPv6 của doanh nghiệp còn chưa đồng đều, đặc biệt là chưa triển khai IPv6 trên dịch vụ 4G. Đây cũng là sự khác biệt với quốc tế, khi sử dụng IPv6 được coi là mặc định trong cung cấp dịch vụ 4G như các mạng lớn của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... “Trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 4G tại Việt Nam chưa triển khai, mới đang thử nghiệm cung cấp IPv6 cho thuê bao 4G một cách dè dặt", Thứ trưởng cho hay.
Đối với kế hoạch năm 2018, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải giao VNNIC - Thường trực Ban công tác phát triển IPv6 quốc gia tiếp tục đôn đốc thúc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 và Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2018. Trong đó, tập trung vào một số nội dung: Tăng cường triển khai IPv6 trong ứng dụng CNTT của khối cơ quan Đảng, Nhà nước bao gồm Chính phủ điện tử; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; hệ thống máy tính kết nối Internet và các ứng dụng CNTT thuê/mua ngoài của cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo hỗ trợ IPv6.