Tập luyện có chủ đích
Sau khi đi bộ, ông tôi thực hiện bài tập luyện phù hợp. Ông bắt đầu bằng giãn cơ, sau đó là một loạt các bài tập rèn luyện sức mạnh và giữ thăng bằng.
Ông cẩn thận lựa chọn các bài tập khác nhau mỗi ngày dựa trên khả năng và nhu cầu của mình để đảm bảo duy trì hoạt động mà không khiến cơ thể quá tải.
Kết nối với người thân qua mạng xã hội
Sau khi kết thúc tập luyện, ông mở máy tính xách tay ra và đăng nhập vào Facebook và Instagram. Các nghiên cứu đã phát hiện sự cô lập về mặt xã hội của người lớn tuổi dẫn đến tỷ lệ cô đơn cao, đặc biệt ở đàn ông.
Ông tôi có bà tôi giúp nâng cao sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, ông cũng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với mọi người trong cộng đồng, bao gồm cả các cháu ở Mỹ qua mạng trực tuyến.
Viết blog
Kể từ năm 2014, hầu như mỗi ngày ông tôi đều dành vài phút để chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc trên blog. Bây giờ, ông đã có hơn 1.000 bài viết.
Chúng ta rất dễ mất đi động lực khi không nhìn thấy kết quả ngay lập tức, nhưng blog của ông tôi là lời nhắc nhở hữu ích về giá trị của những hành động nhỏ và nhất quán.
Sáng tạo nghệ thuật
Hằng ngày, ông đều ngồi vẽ chân dung của mình. Ông cẩn thận phác thảo từng đường nét, sắc thái và chi tiết, sử dụng thời gian để hiểu rõ hơn về bản thân. Trong một thế giới mà chúng ta thường xuyên vận động, việc nhìn thấy ông dành thời gian để sống chậm lại và hướng nội đã thúc đẩy tôi làm điều tương tự.
Dành thời gian cho sở thích mới
Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, ông tôi bắt đầu làm vườn sau khi ngắm những loài hoa và cây cối mà ông nhìn thấy khi đi dạo. Theo gợi ý của vợ, ông tôi bắt đầu chơi sáo vì ông nghĩ rằng sẽ giúp ích cho việc thở và nuốt của mình.
Không bao giờ là quá muộn để học các kỹ năng mới. Tôi thích cách ông tôi luôn cởi mở, đam mê phiêu lưu, tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ để khơi dậy trí tò mò và không bao giờ sợ thất bại.
Chợp mắt nhiều lần
Sau khi vận động, ông tôi đảm bảo nghỉ ngơi và nạp năng lượng nhiều lần mỗi ngày. Ông thường ngủ nửa tiếng vào khoảng 8-9h sáng và ngủ lần nữa vào buổi chiều khi đọc sách.
Sự tự nhận thức của ông về việc khi nào nên nghỉ ngơi là yếu tố chính góp phần kéo dài tuổi thọ của ông.
Ăn uống thoải mái
Ông tôi thực sự tận hưởng những thú vui trong cuộc sống, bao gồm thưởng thức thịt đỏ, phô mai và uống rượu vang hảo hạng. Ngoài ra, bà tôi cũng luôn chuẩn bị các bữa ăn kiểu Nhật với nhiều loại rau nấu tại nhà.
Trong khi các tiêu chuẩn phương Tây có thể coi một số lựa chọn ăn uống của ông không lành mạnh thì sức khỏe tốt của ông ở tuổi 95 là minh chứng cho thực tế rằng có nhiều yếu tố khác nhau góp phần kéo dài tuổi thọ và sự cân bằng có lẽ là quan trọng nhất.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết thông tin bệnh nhân phải kẹp vào cuốn sổ 200.000 đồngđể được xạ trị sớm đang gây bức xúc cho cộng đồng và quan điểm của bệnh viện là không bao che tiêu cực.
Tuy nhiên, người chia sẻ vụ việc là chị Đ.T.T không đưa rõ bằng chứng, chỉ nghe người bệnh kể lại.
“Chúng tôi rất đau đầu vì bệnh viện mang tiếng nên muốn giải quyết ngay. Hiện tại, không có bằng chứng nên không xử lý được. Nếu thông tin chính xác, cụ thể, bệnh viện sẽ làm nghiêm theo quy định”, vị lãnh đạo khẳng định.
Tiến sĩ Phùng Thị Huyền, Phụ trách phòng Quản lý Chất lượng của Bệnh viện K, cho biết hằng năm, bệnh viện đều có kế hoạch kiểm tra chất lượng để phục vụ người bệnh tốt hơn.
Từ tháng 4, bệnh viện có 2 đoàn kiểm tra cơ sở Tam Hiệp và Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) với các tiêu chí đánh giá như chỉ dẫn, tiếp đón, hướng dẫn, điều kiện cơ sở phục vụ người bệnh, an ninh, cháy nổ, hoạt động chăm sóc, dinh dưỡng cho bệnh nhân... Đoàn đã lấy ý kiến người bệnh về thái độ phục vụ của nhân viên y tế bao gồm cả vấn đề nhũng nhiễu, vòi vĩnh.
Theo bác sĩ Huyền, các phiếu đánh giá đều ẩn danh nhằm bảo vệ người bệnh. Phiếu thu thập trong nội khu lưu trú và khu vực nhà trọ xung quanh bệnh viện. Tổng kết sơ bộ, Phòng Quản lý chất lượng không ghi nhận phản ánh nào về việc phải kẹp tiền vào sổ y bạ hay phong bì "lót tay" bác sĩ.
“Tôi đã đọc hết các phiếu, đa số bệnh nhân mong muốn bệnh viện có thêm nhiều máy xạ trị để người bệnh không phải xạ đêm, chờ đợi. Nếu người bệnh phản ánh có tình trạng tiêu cực, tôi sẽ báo cáo ban lãnh đạo ngay lập tức”, bác sĩ Huyền cho biết.
Bệnh viện K có thời điểm bị hỏng máy xạ, cần sửa chữa lâu nên các bác sĩ, kỹ thuật viên làm việc xuyên đêm. Đơn vị đang xin ngân sách để mua thêm máy xạ, khắc phục tình trạng quá tải.
Lãnh đạo bệnh viện khẳng định đã nhiều lần "vi hành" khu lưu trú bệnh nhân để nắm bắt tình hình, cải tiến chất lượng phục vụ nhưng không nhận được phản ánh của người bệnh về tình trạng "đút lót" tiền.
Theo kết quả tự kiểm tra đánh giá chất lượng 6 tháng đầu năm 2024 của Bệnh viện K, tổng các tiêu chí được áp dụng là 79/83, điểm trung bình đạt được là 4,09 điểm trên thang điểm 5. Trong đó, mục quyền và lợi ích của bệnh nhân đều ở mức độ 4 và 5. Cụ thể:
Tiêu chí | Điểm đạt được |
Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời | 5 |
Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp | 4 |
Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân | 4 |
Bệnh nhân hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa | 4 |
Bệnh nhân được cung cấp thông tin tham gia quá trình điều trị | 4 |
Người bệnh được nộp tiền viện phí công khai, minh bạch, chính xác | 4 |
Người bệnh được hưởng tiện nghi, nâng cao thể trạng và tâm lý | 4 |
Năm 2023, Bệnh viện K có 446.830 lượt bệnh nhân khám và điều trị. Trong đó, số ca phẫu thuật là 30.657, số lượt hóa trị là 35.789, xạ trị là 15.837 lượt. Trong 6 tháng đầu năm 2024, bệnh viện đã tiếp nhận 205.480 lượt khám, tổng số lượt người bệnh điều trị ngoại trú và nội trú là 209.887 lượt.
Xyanua có trong nước và đất thải ra từ ngành khai thác mỏ; sử dụng trong sản xuất giấy, thuốc trừ sâu. Chất độc này cũng xuất hiện trong một số loại thực phẩm như sắn (nhất là sắn ở vùng đất mới khai hoang) măng tre (càng đắng càng nhiều xyanua), hạt đào, hạt mơ.
Ở những thực vật này này, xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen. Bản thân các glycoside cyanogen không độc nhưng sẽ chuyển hóa thành hydro xyanua gây hại trong đường ruột.
Nhiều nghiên cứu cho rằng chỉ một liều rất nhỏ từ 50 - 200mg xyanua cũng có nguy cơ gây tử vong cho nạn nhân. Xyanua có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa qua thức ăn chứa độc tố, vào hệ hô hấp vì hóa chất này hoặc qua da nếu tiếp xúc với hóa chất này.
Nhiễm độc xyanua thể nhẹ dẫn tới các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh giống ngộ độc thông thường khác. Tiếp xúc nhiều có thể dẫn tới mất ý thức, co giật, huyết áp thấp, suy hô hấp, tử vong.
Theo Phó giáo sư Thịnh, có khoảng 230mg xyanua trong 1kg măng củ tươi. Trong quá trình ngâm muối chua măng, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc các chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính.
Tương tự, sắn chứa nhiều xyanua trong cả vỏ và thịt. Vì vậy, ăn sắn gây ra tình trạng “say” là biểu hiện của ngộ độc.
Mặc dù xyanua có trong nhiều thực phẩm nhưng khử độc chất này lại dễ dàng. Phó giáo sư Thịnh cho biết tốt nhất nên ngâm măng tươi nhiều giờ trong nước trước khi chế biến tiếp. Chất xyanua sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nên luộc măng thật kỹ, thay nước nhiều lần để loại bỏ độc tố. Măng muối chua để chín, có mùi chua đặc trưng, ngả sang màu vàng mới sử dụng. Tuyệt đối không ăn măng sống.
Nhiều nơi quan niệm uống nước luộc măng thanh mát thải độc nhưng thực tế lại vô tình đưa xyanua vào cơ thể. Vì vậy, Phó giáo sư Thịnh khuyến cáo không dùng nước măng trong mọi trường hợp luộc hay ngâm chua.
Người dân không ăn sắn cao sản. Khi luộc sắn nên bỏ hết vỏ, ngâm nước tối thiểu 1 giờ và không đóng kín vung nồi khi luộc.