Ảnh minh họa (Nguồn: nbcnews.com)
Theo một nghiên cứu công bố ngày 7/12, tội phạm mạng là nguyên nhân khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD trong năm 2020, tăng hơn 50% kể từ năm 2018.
Nghiên cứu do công ty phần mềm an ninh McAfee phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện. Kết quả chỉ ra thiệt hại do các hoạt động trực tuyến phi pháp gây ra tương đương hơn 1% sản lượng kinh tế toàn cầu, cùng nhiều tác động nghiêm trọng khác không thể tính bằng tiền.
Nhóm nghiên cứu lưu ý các loại hình tấn công mạng gồm gửi mã độc tống tiền, tấn công mạo danh, chiếm đoạt email doanh nghiệp, cài phần mềm gián điệp và trộm tiền ảo đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân được cho là do điều kiện bảo mật giảm khi nhiều người phải làm việc từ xa, không phải tại công sở.
Giám đốc kỹ thuật của McAfee Steve Grobman cho rằng các vụ tấn công mạng nhằm vào doanh nghiệp xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn do kỹ thuật phát triển, công nghệ mới đồng nghĩa với việc nguy cơ cũng gia tăng, cùng với đó môi trường làm việc mở rộng sang các hộ gia đình và các địa điểm từ xa.
Theo ông Grobman, tác động của các vụ tấn công mạng tới hệ thống tài chính và an ninh quốc gia đã rõ nhưng còn có những tác động nghiêm trong khác như thời gian đình trệ công việc, chi phí điều tra khắc phục các lỗ hổng an ninh và sụt giảm năng suất.
Báo cáo dựa trên khảo sát đối với 1.500 chuyên gia công nghệ thuộc chính phủ và doanh nghiệp các nước Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Australia. Theo báo cáo, tác động của tội phạm mạng gồm làm thất thoát quyền sở hữu trí tuệ và của cải, gây đình trệ toàn bộ hệ thống và ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức.
Báo cáo cho rằng tội phạm mạng có thể đe dọa an toàn công cộng, làm suy yếu an ninh quốc gia và phá hoại nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những thiệt hại tiềm ẩn mà các tổ chức không nhận ra như các cơ hội bị bỏ lỡ, các nguồn tài nguyên bị hao phí và tinh thần làm việc của nhân viên bị ảnh hưởng. Điều đáng lo ngại là chỉ có 44% các công ty tham gia khảo sát có kế hoạch ngăn chặn và phản ứng trước các vụ tấn công mạng.
Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào các tổ chức y tế khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành. Nhiều nguồn tin cũng cho biết tin tặc đang có ý định tấn công chuỗi cung ứng vaccine phòng COVID-19.
(Theo Vietnam+)
Trong những năm gần đây, các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam đã ít nhiều để lại những hậu quả đáng kể và các chuyên gia bảo mật vẫn luôn phải tìm cách để hạn chế thiệt hại.
" alt=""/>Tội phạm mạng khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỷ USDĐộc giả Trần Phúc Thành, cũng là một giáo viên trung học phổ thông, đã có hơn 20 năm đứng lớp chia sẻ sau câu chuyện bản kiểm điểm khiến phụ huynh bàng hoàng". Câu chuyện đã chạm đúng bứcxúc của hầu hết phụ huynh có con đến tuổi đi học. Ở góc khác, số đông các ý kiếntham gia diễn đàn đều cho bức xúc đó không mới.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Đây là năm đầu tiên TP.HCM tổ chức triển khai đánh giá chỉ số chuyển đổi số với mục tiêu: Theo dõi, đánh giá thực chất, khách quan kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các đơn vị và thành phố trong quá trình triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số; Phục vụ hoạt động thông tin báo cáo về hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn thành phố; giúp UBND, Ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời nắm tình hình, chỉ đạo, đôn đốc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của TP.HCM gồm các thành phần chính sau: Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số sở, ban, ngành với 6 chỉ số chính; 32 chỉ số thành phần, thang điểm 330. Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức với 9 chỉ số chính; 51 chỉ số thành phần, thang điểm 660.
Các mức độ đánh giá chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước cấp sở, ban ngành thuộc TP.HCM sẽ được xác định căn cứ vào tổng điểm đạt được của 6 chỉ số chính và được xếp loại: Mức 1: dưới 198 điểm - ở mức Khởi động; Mức 2: từ 199 đến dưới 264 điểm - ở mức Hình thành; Mức 3: từ 264 điểm trở lên - ở mức Nâng cao. Các mức độ đánh giá chuyển đổi số của UBND thành phố Thủ Đức và UBND quận, huyện sẽ được xác định căn cứ vào tổng điểm đạt được của 9 chỉ số chính và được xếp loại: Mức 1: dưới 414 điểm - ở mức Khởi động; Mức 2: từ 414 đến dưới 552 điểm - ở mức Hình thành; Mức 3: từ 552 điểm trở lên - ở mức Nâng cao.
Kết quả chỉ số chuyển đổi số (DTI) của TP.HCM năm 2023 bước đầu cho thấy mức độ chuyển đổi số của các đơn vị, ở mức độ nâng cao có 11 đơn vị (chiếm 35%); ở mức độ hình thành có 18 đơn vị (chiếm 58%); ở mức độ khởi động có 2 đơn vị (chiếm 6%).
Đối với khối sở-ban ngành, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đứng vị trí thứ nhất với 311.82 điểm. Trong khi đó, đối với khối quận huyện, UBND quận Phú Nhuận là đơn vị dẫn đầu với 614.94 điểm.