"Tôi thấy đèn lùi sáng. Có vẻ như người phụ nữ này đã cài số lùi rồi kéo phanh tay (chắc là định về mo nhưng nhầm). Nếu chiếc xe không bị trôi ngược về sau thì không biết bao giờ cô ấy mới định quay về xe. Hành động khó hiểu thực sự", nickname Anh Huy bình luận.
"Đây là ví dụ điển hình cho thói quen của người đi xe máy tùy tiện tạt ngang tạt dọc vào vỉa hè để mua đồ. Dù đi ô tô nhưng chắc cô ấy nghĩ đằng nào cũng đang dừng chờ hết đèn đỏ thì tranh thủ chạy sang đường xem đồ", tài khoản Minh Hiếu nhận xét.
Điều 18 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 có quy định về khái niệm dừng hoặc đỗ xe trên đường phố như sau: Dừng xe được hiểu là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Trong khi đó, đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện không giới hạn thời gian.
Nhiều lái xe cho rằng chỉ cần không có biển cấm là có thể thoải mái dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rằng dù không có biển cấm nhưng người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại 11 vị trí sau đây:
1. Bên trái đường một chiều;
2. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
3. Trên cầu, gầm cầu vượt;
4. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
5. Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
6. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau;
7. Nơi dừng của xe buýt;
8. Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
9. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
10. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
11. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Với tình huống như trong clip trên, khi đèn giao thông chuyển sang màu xanh, nếu nữ tài xế không quay lại và cho xe di chuyển thì sẽ phạm lỗi dừng xe ở nơi đường giao nhau.
Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định các mức phạt 800.000-1.000.000 đồng đối với lỗi dừng đỗ ô tô tại nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau.
Nếu việc dừng, đỗ xe trái quy định gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền 10.000.000-12.000.000 đồng.
Theo Dân trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo các chuyên gia ô tô giàu kinh nghiệm, thời tiết lạnh giá thường gây ra những tác động tồi tệ đối với phương tiện như ô tô, xe máy. Vì vậy, người dùng hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm sử dụng xe khi muốn vận hành trong điều kiện này.
Theo chị N.A, con chị bị tim bẩm sinh, nay lại phải điều trị cả viêm phổi. "Trẻ tim bẩm sinh dễ mắc thêm bệnh lắm, nên tôi không muốn con nằm ghép trong phòng". Đây cũng là tình trạng của bé gái 7 tháng tuổi, quê ở Kiên Giang, đang nằm ở chân cầu thang.
“Bé được điều trị kháng sinh hơn 1 tuần vì viêm phổi. Tôi đang chờ đến tuần sau bác sĩ hội chẩn và phẫu thuật tim cho con. Mấy tháng qua chỉ toàn đi viện, từ Nhi đồng 1 đến Nhi đồng 2. Bên đây nằm hành lang nhưng thoáng, không sao cả", người mẹ nói.
Chị cho biết, chiếc giường xếp được thuê với giá 20.000 đồng/ngày, chỉ cần gọi điện thoại sẽ có người mang vào. Võng cũng được cho thuê cùng giá. Tuy nhiên, ai có kinh nghiệm nhập viện nhiều lần sẽ tự mang theo võng để tiết kiệm chi phí.
Dù nằm hành lang, có người vài tuần, có người vài tháng, nhưng những người mẹ vẫn chấp nhận. Bởi họ đặt lòng tin vào bệnh viện nhi tuyến cuối của TP.HCM. Mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 phải khám cho khoảng 6.000-7.000 trẻ, bệnh nhi nội trú dao động từ 1.700 – 1.800 trẻ.
Trong bối cảnh bệnh hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh tiêu hóa tấn công trẻ nhỏ, áp lực lại càng đè nặng. Trẻ đến khám và nhập viện có xu hướng gia tăng. Mới đây, chị Trần Thị T. (TP Thủ Đức) đưa con đến cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Bác sĩ chỉ định bé nhập viện vì sốt co giật, phân có máu, nghi nhiễm trùng đường ruột. Thế nhưng khi lên đến Khoa Nhi, chị T. nhất quyết xin về.
“Bác sĩ bảo nằm hành lang hoặc nằm ghép vì bệnh đông, không sắp xếp được. Con tôi mới 1 tuổi, chật chội vậy bé lây bệnh khác thì sao? Tôi ký giấy cam kết rồi xin bác sĩ về”, chị T. giải thích.
Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, tình hình khám ngoại trú có dấu hiệu tăng đột biến. Ngay từ tháng 8, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản đã tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Bệnh viện này đang trong thời gian thi công nên việc khám chữa bệnh cho trẻ bị ảnh hưởng ít nhiều. Quy định chỉ có một người chăm bệnh (với trẻ nội trú) khiến phụ huynh khá vất vả. Việc này được triển khai từ khi có dịch Covid-19 và duy trì đến nay, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh khác cho trẻ nhỏ.
"Biết là mục đích phòng bệnh nhưng chỉ có một mình chăm con rất mệt. Ngủ không dám ngủ, mua đồ ăn cũng phải nhờ người", chị Giang, một phụ huynh nói.
Bên cạnh đó, hiện một số khoa thuộc khối ngoại vẫn phải hoạt động ở tòa nhà cũ, phụ huynh được bố trí ở khu hành lang, có giường tầng nhưng rất chật hẹp. “Chúng tôi hy vọng cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ được chuyển sang tòa nhà mới, như vậy trẻ và bố mẹ sẽ đỡ vất vả hơn”, một bác sĩ trưởng khoa bày tỏ.